huyện Quảng Ninh trong thời gian qua
Thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, huyện Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ 13 dự án, chính sách lớn về giảm nghèo, trong đó có 06 chính sách giảm nghèo chung; 07 dự án, chính sách giảm nghèo đặc thù (thực hiện tại xã ĐBKK) nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất cho hộ nghèo; tạo điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và nâng cao nhận thức, năng lực giảm nghèo. Trong 05 năm
thực hiện hiệu quả đã có tác động tích cực, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, miền núi; việc làm cho người lao động cơ bản được ổn định; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
2.3.1. Ưu điểm
Chương trình giảm nghèo của huyện giai đoạn 2011-2016 được triển khai trong điều kiện tỉnh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là vấn đề thiên tai, hạn hán, lũ lụt, đặc biệt là sự cố môi trường biển gây ra... nhưng đã đạt được một số kết quả quan trọng, các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và Nghị quyết HĐND huyện đề ra. Kết quả nêu trên đã góp phần vào chất lượng tăng trưởng kinh tế, đảm bảo ASXH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Huyện ủy, HĐND và UBND huyện; sự phối hợp, vận động, tuyên truyền và giám sát của UBMTTQ Việt Nam và các tổ chức đoàn thể,... đã tập trung, ưu tiên phân bổ nguồn vốn thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo; nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, người cận nghèo theo hướng mở rộng đối tượng, địa bàn thụ hưởng và nâng mức hỗ trợ đầu tư. Bên cạnh đó, các ngành, xã, thị trấn đã chủ động, tích cực phối hợp tham mưu và hướng dẫn triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ, đã xây dựng Chương trình Giảm nghèo và Giải quyết việc làm của địa phương và chỉ đạo, triển khai kịp thời. Nhận thức, năng lực, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về giảm nghèo đã được nâng lên. Các cấp, các ngành luôn xác định giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
UBND huyện đã chủ động ban hành và chỉ đạo xây dựng các văn bản liên quan để triển khai Kế hoạch. Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm và giải quyết việc làm cơ bản đạt được mục tiêu kế hoạch, cụ thể: Giải quyết việc làm cho 3.426 lao động (xuất khẩu lao động: 271 người), tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đến cuối năm 2016 đạt 39,6%.
Có nhiều mô hình giảm nghèo, giải quyết việc làm hiệu quả đã được các xã, thị trấn khuyến khích phát triển nhân rộng, đặc biệt các mô hình kinh tế trang trại, chăn nuôi,... ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển.
Chương trình Giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thu hút sự hưởng ứng, chia sẽ, ủng hộ tích cực của các tổ chức trong và ngoài tỉnh. Người nghèo đã được cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng để phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập. Một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập…). Đối với vùng miền núi, DTTS: kết cấu hạ tầng vùng ĐBDT, miền núi được đầu tư tương đối đồng bộ từ điện lưới, đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế và nhiều công trình phúc lợi xã hội khác; bước đầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi theo hướng đa canh, đa con; nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, các giống cây bản địa khác được đưa vào sản xuất tạo ra thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình.
Quá trình thực hiện chương trình giảm nghèo đã làm thay đổi diện mạo của các xã, đặc biệt là 2 xã nghèo ĐBKK, hạ tầng cơ sở, nhà ở và các cơ sở dịch vụ sản xuất, đời sống người dân được nâng cao, đời sống các hộ nghèo được cải thiện rõ rệt, tạo tiền để để thoát nghèo bền vững. Các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo cũng được quan tâm triển khai thực hiện, từng bước xoá đói, giảm nghèo bền vững.
Các hộ nghèo, thôn bản nghèo cũng đã tự mình vươn lên tranh thủ sự hỗ trợ của cộng đồng để ổn định nâng cao đời sống và dần dần vươn tới khá giả. Mức sống của dân cư của hộ gia đình đã được cải thiện, các chỉ tiêu về xã hội cho thấy sự cải thiện trong việc tiếp cận đến các dịch vụ y tế và giáo dục... của người dân. Những thành tích đó đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và củng cố thêm khối đại đoàn kết dân tộc.
2.3.2. Hạn chế
Những năm qua, các chính sách, dự án hoạt động thực hiện các chính sách giảm nghèo đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, từ các chương trình dự án được xây dựng và thực thi cũng như việc chỉ đạo điều hành thời gian qua cho thấy quá trình thực hiện các chính sách về giảm nghèo còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể:
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo đôi lúc
chưa kịp thời, thiếu đồng bộ, chưa có kế hoạch, giải pháp giảm nghèo cụ thể cho từng nhóm hộ nghèo. Công tác điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm chưa thực sự chính xác, có địa phương muốn nâng tỷ lệ hộ nghèo cao hơn thực tế để được vào danh sách xã nghèo nhằm hưởng lợi các chính sách, dự án của Chương trình. Ngược lại, một số địa phương đã khống chế tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với thực tế dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được với chính sách, dự án của chương trình, từ đó nhận thức sai lệch về chính sách của Nhà nước và mất đoàn kết trong nội bộ dân cư. Sự phối hợp thực hiện Chương trình giảm nghèo giữa các phòng, ban và các địa phương có lúc thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Một số xã chưa nắm bắt đầy đủ thông tin về nội dung, mục tiêu, hiệu quả của các dự án, chương trình được triển khai trên địa bàn, do đó chưa có sự chỉ đạo, phối hợp tích cực.
- Những văn bản, chính sách về giảm nghèo của địa phương còn thiếu thống
nhất và đồng bộ. Do chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các cơ quan, đơn vị trong hoạt động giảm nghèo và thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn dẫn đến phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, ban hành và thực thi các chương trình dự án. Như đề án XĐGN - GQVL và đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015, chưa thực sự căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như yêu cầu đào tạo nghề của các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện để định hướng, mà còn theo phong trào, chạy theo số lượng dẫn đến hiệu quả GQVL chưa cao. Trong hoạt động tổ chức thực hiện đề án thì chưa theo sát liên tục trong việc đôn đốc và hướng dẫn thực hiện, dẫn đến một số xã thực hiện không quyết liệt.
- Trong việc thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, ngành. Từ đó dẫn đến hạn chế, lúng túng, thiếu linh hoạt trong việc thực hiện đề án, hiệu quả thực tế của việc thực hiện chưa cao. Một số xã, TT chưa thực sự coi trọng đào tạo nhân lực trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chưa thực sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt cho công tác dạy nghề, học nghề trên địa bàn, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn. Dự báo nhu cầu học nghề còn chưa tốt. Các xã còn thiếu các giải pháp cụ thể để định hướng ngành nghề mũi nhọn của địa phương nên kết quả thực hiện còn hạn chế. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề đạt chưa cao.
- Hệ thống bộ máy làm hoạt độngLĐTB&XH cấp huyện và xã, thị trấn còn thiếu về lực lượng, hạn chế về trình độ chuyên môn; cán bộ LĐTB&XH cấp xã không được hưởng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nên tinh thần trách nhiệm đối với hoạt độngLĐTB&XH nói chung,hoạt động tác triển khai thực hiện các hoạt động XĐGN, chương trình mục tiêu giải quyết việc làm và dạy nghề nói riêng còn rất hạn chế. Ngoài ra, chế độ thông tin, báo cáo giữa 2 cấp (xã, huyện) chưa thường xuyên, thiếu kịp thời gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành chung. Đây là khó khăn cản trở lớn nhất trong quá trình thực hiện.
- Hoạt động quy hoạch, lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thời gian qua chưa chú trọng tham khảo ý kiến người dân, đặc biệt là người nghèo nên chưa sát thực tế, chưa dành đủ nguồn lực cho hoạt động giảm nghèo bền vững. Việc lồng ghép các chương trình, dự án với Chương trình Giảm nghèo – Giải quyết việc làm của các ngành, các cấp còn lúng túng, thiếu đồng bộ.
- Việc làm của một bộ phận người lao động chưa ổn định, thiếu bền vững, thu
nhập còn thấp, chỉ cần một biến cố có thể làm người lao động dễ mất việc làm, nguy cơ thất nghiệp cao. Đời sống của nhân dân nhìn chung vẫn còn khó khăn, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển. Chất lượng nguồn lao động của huyện vẫn còn thấp, chỉ tiêu xuất khẩu lao động chưa đạt kế hoạch đề ra.
- Sự nỗ lực của bản thân hộ nghèo còn thấp. Điều này thề hiện rất rõ, mỗi khi xã, huyện phát động phong trào giảm nghèo thì trong đó có rất nhiều người nghèo thiếu tích cực hưởng ứng. Bởi cho rằng, đây là việc làm khó khăn, nên sinh ra tư tưởng ngại khó, không kiên quyết vượt qua, dẫn đến việc giảm nghèo không đạt được kết quả cũng như mục tiêu đề ra. Mặt khác, bản thân người nghèo chưa có biện pháp, kế hoạch để tự mình vươn lên giảm nghèo. Trái lại có tư tưởng đến đâu hay đến đó, thiếu bản lĩnh và sự quyết tâm để giảm nghèo. Một bộ phận không nhỏ người nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa chủ động vươn lên thoát nghèo, thậm chí có người vẫn còn tư tưởng muốn mình thuộc đối tượng nghèo để được hưởng chính sách của Nhà nước. Một số địa phương đã khống chế tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn so với thực tế dẫn đến một bộ phận người nghèo chưa tiếp cận được với chính sách, dự án của chương trình. Ngược lại, có địa phương muốn nâng tỷ lệ hộ nghèo cao hơn thực tế để được vào danh sách xã nghèo nhằm hưởng lợi các chính sách, dự án của Chương trình.
- Năng lực sản xuất và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục... cũng như cơ hội phát triển của một nhóm khá đông dân cư ở một số vùng đặc thù (vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các xã bãi ngang ven biển...) rất thấp, chưa có điều kiện hoà nhập với xu hướng phát triển chung của huyện. Bộ máy quản lý Nhà nước về công tác dân tộc thiếu đồng bộ, không ổn định, thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS
- Trên địa bàn huyệnchưa có nhiều các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, do đó
người lao động sau khi được đào tạo nghề ít có cơ hội tìm kiếm được việc làm. Vì vậy, những nghề tổ chức đào tạo chủ yếu đào tạo phục vụ lao động tại chỗ trong lĩnh vực nông.Chất lượng lao động của huyện còn hạn chế, trình độ ngoại ngữ, tay nghề của người lao động còn thấp, một số chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động ngoài nước (đi xuất khẩu lao động).
- Trong cơ chế thực hiện chương trình hoạt động XĐGN mặc dù nêu chủ trương
là hỗ trợ, nhưng thực tế còn nhiều vấn đề gần như thể hiện cho nhiều hơn,
đồng thời chưa có chính sách hỗ trợ giúp người thoát nghèo đảm bảo sự bền vững, người thoát nghèo gần như mất hết sự hỗ trợ, từ đó chưa kích thích, động viên người hưởng lợi tích cực đối ứng, gắng sức vượt qua khó khăn, chí thú làm ăn để thoát nghèo bền vững. Mặt khác, do trình độ dân trí thấp, vẫn còn một phận người nghèo trông chờ ỷ lại, an bài với số phận, tiêu dùng không có kế hoạch, không tiết kiệm tích luỹ, không phấn đấu tự lực vươn lên thoát nghèo.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chưa đáp ứng theo yêu cầu,mới quan tâm
đến các chỉ tiêu định lượng, chưa quan tâm đến kết quả hoặc tác động của các chính sách đối với chất lượng đời sống và công tác giảm nghèo. Chế độ thông tin, báo cáo các cấp chưa thường xuyên, thiếu kịp thời gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành. Có những công trình xây dựng không đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân, như xây dựng trường học lại quá xa nơi con em học sinh đi lại, các công trình cầu cống thuỷ lợi do thiết kế không chuẩn nên chỉ một mùa mưa lũ là bị nước cuốn trôi, đập thuỷ lợi không tích nước, kênh mương không tưới tiêu được,... Các cấp chính quyền có lúc có nơi còn buông lỏng vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của mình dẫn đến tình trạng công trình kém chất lượng, công trình bị hư hại do không được quản lý, bảo vệ, nhiều tiêu cực phát sinh trong quá trình xây dựng.
2.3.3. Nguyên nhân chủquan
- Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, ngân sách hạn hẹp, nguồn lực hạn chế, nên khó bố trí để lồng ghép cùng với Chính phủ, các Bộ, ngành thực hiện các Chương trình giảm nghèo có hiệu quả (mỗi năm thu ngân sách toàn huyện khoảng 70 tỷ đồng).
- Một số cơ sở chưa thực sự quan tâm, đầu tư nguồn lực cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm nên một bộ phận khá lớn người dân vẫn còn tư tưởng ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Quyết tâm giảm nghèo của một số xã chưa quyết liệt, sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chưa tích cực.
- Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số cấp uỷ đảng,
phương hoạt động còn kém hiệu quả, có nơi xây dựng Chương trình chưa cụ thể với tình hình địa phương, cán bộ chủ chốt ở một số địa phương, cơ sở chưa nhận thức đầy đủ, chỉ đạo chưa kiên quyết, tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu chủ động phối hợp. Đội ngũ cán bộ chuyên trách XĐGN ở cơ sở thường bị thay đổi, bố trí không phù hợp, còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực, trình độ,... đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của Chương trình.
2.3.4. Nguyên nhân khách quan
- Nhiều chính sách giảm nghèo chưa nhằm vào nâng cao năng lực tự thoát nghèo
của người nghèo, thiếu các chính sách hỗ trợ sinh kế. Một số chính sách giảm nghèo mang tính bao cấp, hỗ trợ trực tiếp (như chính sách về y tế, giáo dục, tiền điện..) nên tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ vào hỗ trợ của Nhà nước của một bộ phận người nghèo. Việc này tạo ra hệ lụy không mong muốn của chính sách, đó là người dân không muốn thoát nghèo để được hưởng lợi từ chính