Tổ chức thực hiện các chính sách giảmnghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 32)

1.2. Nội dung thực hiện các chính sách về giảmnghèo bền vững

1.2.3. Tổ chức thực hiện các chính sách giảmnghèo bền vững

Tổ chức thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững mang những đặc điểm chung của hoạt động quản lý nhà nước như: đối tượng quản lý, chủ thể quản lý, khách thể quản lý, cơ chế của nhà nước tác động và mục tiêu quản lý, đó là:

- Thực hiện một chuổi các hoạt động giúp cho bộ phận dân cư thoát nghèo bền vững mà thực chất là các chủ thể tham gia vào các hoạt động đó như đội ngũ cán bộ công chức làm hoạt động giảm nghèo ở các cấp, bao gồm việc ban hành các chính sách, chương trình dự án giảm nghèo và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình dự án đó, tổ chức thanh tra kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chương trình dự án giảm nghèo, các hoạt động xã hội hóa công cuộc giảm nghèo bền vững.

- Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Ở cấp huyện, cơ quan thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững chính là:

Hội đồng nhân dân: HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

UBND huyện: Chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

Về nguyên tắc, thực hiện các hoạt động giảm nghèo bền vững cần hướng đến tất cả các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người nghèo, góp phần nâng cao năng lực XĐGN để họ vươn lên thoát nghèo bền vững.

Về phương pháp, nhà nước điều chỉnh các hoạt động giúp bộ phận dân cư giảm nghèo bền vững dựa trên các nhóm phương pháp cơ bản như: phương pháp tổ chức - hành chính, phương pháp tâm lý - giáo dục, phương pháp kinh tế (với các đòn bẩy như lãi suất, thu nhập…)

Về công cụ, sử dụng công cụ chủ yếu là pháp luật hay chính là bằng cơ chế chính sách, bằng hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương.

- Mục tiêu chung của việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững là

giúp cho người nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát nghèo bền vững, từ đó thu hẹp khoảng cách về trình đội phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đất nước.

1.2.4. Các văn bản để thực hiện các chính sách giảm nghèo nghèo bền vững Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đặc biệt là những vùng có điều kiện kinh tế

xuất, y tế, giáo dục, nhà ở..., Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về giảm nghèo, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí ngân sách, các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, y tế, giáo dục, dạy nghề, nhà ở trong Luật Giáo dục, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Khám bệnh - Chữa bệnh, Luật Việc làm, Luật Đất đai, Luật Ngân sách, Luật Trợ giúp pháp lý nhằm tác động đa chiều mọi mặt đời sống của người nghèo.

Nhà nước đã bản hành các văn bản, như: Quyết định số 59/2015/QĐ-CP ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ LĐ,TB&XH về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 661/NQ-UBTVQH13 ngày 04/9/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012; Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg ngày 25/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các chương trình giảm nghèo; Nghị quyết 80/NQ- CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020…

1.2.5. Thanh tra, kiểm tra đối với công tác giảm nghèo

Một số nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo gồm:

+ Xây dựng khung và hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá chính sách giảm nghèo; tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp;

+ Tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm ở các cấp; đánh giá giữa kỳ Chương trình;

+ Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp trung ương, tỉnh và huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo.

Mục đích của hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chiến lược, dự án chính sách giảm nghèo bao gồm 4 nội dung chính, gồm: việc chấp hành chính sách, pháp luật về giảm nghèo; công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn; việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tác động của các chính sách giảm nghèo đối với đời sống của người nghèo và sự phát triển kinh tế - xã hội; nhìn nhận các hạn chế, bất cập trong các chính sách giảm nghèo để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời.

1.2.6. Bộ máy quản lý để thực hiện giảm nghèo bền vững

Trong định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020, Chính phủ đã quy định và hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp; phân công, phân cấp QLNN về giảm nghèo.

Bộ máy riêng chuyên trách làm công tác giảm nghèo không có bộ phận chuyên trách mà là của cả hệ thống chính trị cùng phối hợp thực hiện, trong đó ngành Lao động - Thương binh và Xã hộiđược giao là cơ quan thường trực về giảm nghèo làm nhiệm vụ điều phối, tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp, tổ chức hoạt động về truyền thông, nâng cao năng lực, đặc biệt là rà soát đánh giá hiệu quả của chương trình.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được quản lý và vận hành theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của TTCP về quản lý và điều hành các chương trình MTQG; Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của TTgCP về quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình MTQG; Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2001 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đếm năm 2020, cụ thể:

Ban chỉ đạo Trung ương về Chương trình giảm nghèo do một Phó thủ tướng làm Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực là Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH, thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành trung ương có liên quan.Bộ LĐ,TB&XH vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo, giúp Thủ tướng chính phủ thống nhất chỉ đạo công tác giảm nghèo; vừa phải thực hiện một số chính sách

đối với người nghèo theo lĩnh vực Bộ đảm nhiệm (dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động).

Thành lập Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo để giúp việc cho Ban chỉ đạo, đặt tại Bộ LĐ,TB&XH. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông - Vận tải, Y tế, Nội vụ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan khác có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành các cơ chế, chính sách theo chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình để hỗ trợ giảm nghèo.

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có vai trò tổ chức, động viên các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện và giám sát các nội dung của chương trình giảm nghèo.

UBND cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo tại địa phương; thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh, cấp huyện tham mưu cho UBND cùng cấp thực thi nhiệm vụ QLNN về giảm nghèo tại địa phương. Các ngành có liên quan:Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… có trách nhiệm phối hợp thực hiện QLNN về giảm nghèo tại địa phương.

Tương tự ở trung ương, MTTQ cấp tỉnh/huyện/xã và các tổ chức thành viên có vai trò vận động làm chuyển biến nhận thức, hành động đến từng hội viên và nhân dân; huy động nguồn lực, chuyển giao khoa học công nghệ; hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, bảo lãnh vay vốn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, giám sát các nội dung của chương trình giảm nghèo trên địa bàn.

1.3. Kinh nghiệm thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững một số địa phương

1.3.1. Kinh nghiệm của Hà Tĩnh về xây dựng mô hình xóa đói giảmnghèo nghèo

Hà Tĩnh - nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ - là một tỉnh nghèo. Để thực hiện công tác XĐGN, tỉnh cho xây dựng các mô hình, chỉ đạo điểm ở cấp xã để rút kinh

nghiệ triển khai cho các huyện và toàn tỉnh. Trước hết, Hà Tĩnh đã phân chia và đi sâu nghiên cứu đặc điểm của từng vùng sinh thái khác nhau, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp XĐGN phù hợp. Ví dụ, huyện Thạch Hà với 44 ngàn ha đất tự nhiên nhưng được chia làm 5 vùng kinh tế, sinh thái.

Các xã vùng 1 (vùng biển bãi ngang): Cứ 10 xã thì 5 xã nghèo, đông dân nhưng ít đất, hầu như không có công trình thủy lợi,

Các xã vùng Bắc Hà: Thủy lợi khó khăn, đất đai khô cằn, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển. Đây là vùng rất khó khăn cho hộ nghèo vươn lên.

Các xã vùng cửa biển: Tuy không có công thủy lợi, dân dông, đất cát, đất bạc màu nhưng làm nghề biển và phát triển được các ngành nghề dịch vụ nên kinh tế và mức sống khá hơn hai vùng đã nêu trên.

Các xã vùng núi phía Tây huyện: Đất nông nghiệp nhiều nhưng là những xã mới hình thành nên thiếu thốn về kết cấu KT-XH. Tỷ lệ nghèo cao, cứ 2 xã tỷ lệ nghèo đói chiếm trên 40% số hộ.

Các xã vùng trung tâm huyện: Có truyền thống thâm canh lúa nước, thuận tiện về giao thông, thủy lợi nhưng bình quân đất nông nghiệp cho một nhân khẩu thấp lại độc canh nên cũng gặp không ít khó khăn trong XĐGN.

Như vậy, với mỗi một vùng sinh thái khác nhau thì nghèo đói vừa có điểm chung, vừa có tính đặc thù riêng của từng địa bàn cụ thể. Do đó, các giải pháp XĐGN áp dụng cho từng vùng vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác biệt. Một mô hình XĐGN có hiệu quả ở xã Kỳ Thọlà một ví dụ minh chứng. Xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh là xã nghèo của tỉnh Hà Tĩnh. Đây là xã thuần nông nhưng đất đai bị nhiễm mặn nên đời sống nhân dân rất khó khăn. Để XĐGN, xã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như: Xây dựng đê ngăn mặn, xây dựng trạm biến thế điện 200 KVA, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi, làm đường trục chính…Đồng thời các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư cùng nhau chung sức giúp các hộ nghèo vươn lên. Nhờ đó, chỉ trong 2 năm (1997-1999) lương thực bình quân đầu người từ 408 kg đên 477 kg, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43% xuống còn 22,2%, số

hộ khá, hộ giàu từ 129 hộ tăng lên 242 hộ…Mô hình XĐGN ở xã Kỳ Thọ thành công là bài học quý báu cho các xã, huyện và tỉnh, thành khác.

1.3.2. Kinh nghiệm của Nghệ An trong thực hiện xóa đói giảm nghèo

Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước, dân số hơn 3,1 triệu người,

tỉnh Nghệ An có 89 xã thuộc diện ĐBKK ở 10 huyện miền núi. Thành tựu của Nghệ An là đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 37,35% năm 2006 còn 26,78% năm 2012; sau đó bình quân giảm hàng năm (2012-2015) từ 2,5 - 3%; các huyện, các xã nghèo giảm bình quân từ 4 - 5%/năm. Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thực hiện một số mô hình giảm nghèo như: Năm 2009, thực hiện mô hình chăn nuôi bò cái lai Sind cho 135 hộ ở 6 huyện với mức đầu tư của nhà nước là 860 triệu đồng. Dự án nhân rộng mô hình trồng chè Tuyết Shan tại huyện Kỳ Sơn với diện tích 10 ha/24 hộ, với tổng mức hỗ trợ của nhà nước là 90 triệu đồng. Năm 2010, tiếp tục thực hiện nhân rộng mô hình chăn nuôi bò cái laisind với tổng mức đầu tư hỗ trợ của nhà nước là 600 triệu đồng, năm 2012: 1,3 tỷ đồng. Năm 2014, dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi gà ác được triển khai mức đầu tư của nhà nước là 400 triệu đồng. Năm 2015, tiếp tục dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi bò laisind sinh sản với mức đầu tư gần 500 triệu đồng.

Về cách tổ chức thực hiện: Nghệ An đã lồng ghép các chương trình, dự án của trung ương với địa phương một cách linh hoạt. Đó là việc triển khai các Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng; Chương trình 135 giai đoạn

II về các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án xóa đói giảm nghèo trên các địa

bàn… Sở LĐ,TB&XH tỉnh Nghệ An phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và các ngành chức năng của tỉnh thành lập đoàn kiểm tra khảo sát địa điểm đầu tư xây dựng mô hình, phân bổ kinh phí, lập dự toán trình Sở LĐ,TB&XH thẩm định. Xác định số lượng các hộ tham gia dự án, địa phương tham gia dự án; tiến hành bình xét công khai. Thôn, bản lập danh sách hộ nghèo, có xác nhận của UBND xã và xác nhận hộ nghèo của các cấp có thẩm quyền. Triển khai tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh. Hướng dẫn các hộ từng bước thực hiện dự

án, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, tổng kết đánh giá kết quả xây dựng mô hình. Hiệu quả thành công mô hình chăn nuôi bò laisind và bò địa phương sinh sản ở Nghệ An đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo tăng thu nhập, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật làm thay đổi dần từ tập quán chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi tập trung, sản xuất có tính chất hàng hóa rõ rệt. Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ở miền Tây Nghệ An đã giảm đi đáng kể. Năm 2006, toàn miền có 84.705 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 37,35%, đến cuối năm 2012 còn 73.068 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 26,78% [2]. Tuy nhiên, số hộ nghèo, tỷ lệ đói nghèo và tái nghèo ở miền Tây Nghệ An còn cao so với các huyện khác trong tỉnh. Mỗi năm, miền Tây Nghệ An có trên 20.000 hộ tái nghèo. Điển hình các huyện có số hộ nghèo và tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn… Các hộ nghèo đa số ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số nên trình độ thấp, tập quán sản xuất, chăn nuôi tự do từ lâu đời… nên rất hạn chế trong sản xuất, chăn nuôi đúng kỹ thuật. Ngoài ra, do thị trường trượt giá nên khi lập kế hoạch, dự toán và thực hiện thường có việc tăng giá phátsinh.

Từ thực tiễn trên, mộtsố kinh nghiệm rút ra trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Nghệ An là:

- Một là, việc xóa đói, giảm nghèo cần được sự quan tâm, chỉ đạo sátsao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị như Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)