Chƣơng 3 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.1. Phƣơng hƣớng xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-
2021 - 2025
3.1.1. Quan điểm
Phát huy những kết quả đã đạt được trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, tiếp tục hướng tới phát triển nông thôn toàn diện và bền vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, thịnh vượng. Tập trung nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất, gắn phát triển nông nghiệp bền vững với phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn phù hợp với quá trình đô thị hóa nhưng vẫn đảm bảo gìn giữ, bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng – xanh – sạch – đẹp, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống vùng nông thôn.
Nghị quyết số: 26-NQ/TW, ngày 5/8/2008 đã nêu một cách toàn diện quan niệm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chính vì vậy các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Ở nước ta, nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Hiện nay, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quan trọng đối việc ổn định tình hình xã hội đất nước.
Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước về XDNTM tại tỉnh Phú Yên trong thời gian qua, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng và Nhà nước, tỉnh Phú Yên cần phải xác định: XDNTM là chương trình tổng hợp phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và bảo đảm an ninh trật tự ở khu vực nông thôn,
địa bàn triển khai rộng, việc tổ chức thực hiện liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành. Do đó, ngoài việc phân công rõ nhiệm vụ cho từng cơ quan, địa phương thì phải có tổ chức bộ máy chuyên trách đủ mạnh để điều hành, quản lý chương trình trên địa bàn của tỉnh, nhân tố con người là yếu tố then chốt, quyết định hiệu quả của công việc.
- Thứ nhất, xây dựng nông thôn mới phải gắn với tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, huy động cả hệ thống chính trị cùng thực hiện.
- Trước hết, tỉnh Phú Yên cần xác định rõ công tác XDNTM là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó vai trò chủ thể là cộng đồng dân cư thôn, buôn. Vì vậy cần phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn và đặt ra các cơ chế chính sách, hỗ trợ và hướng dẫn nhằm khai thác tối đa nguồn lực tại chỗ ở nông thôn và sự đóng góp của các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức triển khai thực hiện.
- Thực hiện tốt các chương trình, đề án phát triển nông thôn mà Tỉnh ủy đã đề ra đó là: Chương trình đào tạo nghề, việc làm và giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020; Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả cao của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; Ngoài ra, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần làm tốt công tác tuyên truyền vận động, hướng dẫn, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia XDNTM. Gắn thực hiện nông thôn mới với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
- Xây dựng nông thôn mới kế thừa và lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia và các đự án đang triển khai trên địa bàn nông thôn. Khuyến khích đầu tư và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nghiên cứu, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân xác định được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới.
- Thứ hai, xây dựng nông thôn mới phải gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nhiệp, nông thôn là quá trình xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo định hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại, gắn nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế của nền nông nghiệp, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng suất lao động xã hội trong nông nghiệp và nông thôn. Điều này được thể hiện rất rõ trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng “Phải luôn coi trọng đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều kiện để từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch”[4; tr. 5].
- Thứ ba, xây dựng nông thôn mới phải lấy phát huy nội lực làm trọng tâm.
Nội lực là sức mạnh, ý chí, sự cương quyết, tính tự chủ, sức chịu đựng và lòng kiên trì mà mỗi con người, mỗi cộng đồng có được để xây dựng cuộc sống của mình và cống hiến cho xã hội thành công.
Nội lực XDNTM nằm trong sức dân, trong sự đoàn kết, nhất trí, trong sự đồng lòng, chung sức phát huy tiềm lực, thế mạnh của mỗi địa phương. Vì vậy, nội lực cộng đồng thể hiện ở trí tuệ, tâm huyết cũng như công sức, tiền của do mỗi người dân và cả cộng đồng tự bỏ ra để góp sức cùng Nhà nước xây dựng các công trình phát triển nông thôn mới. Trong XDNTM, nội lực được thể hiện cụ thể ở sự đóng góp, xây dựng các công trình công cộng của làng, xã như đường giao thông, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, trạm y tế, chợ, kiên cố hóa kênh mương,... và việc mỗi gia đình, cộng đồng chung sức xóa nhà tạm, xây dựng nhà đạt chuẩn; chỉnh trang nơi ở của chính gia đình mình (xây dựng, nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng công trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại các công trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh). Nội lực còn thể hiện bằng hoạt động tích cực sản xuất, đầu tư cho sản xuất
ngoài đồng ruộng, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, cải tạo lại vườn, ao.., để tạo ra thu nhập cao, phát triển kinh tế gia đình; tự giác góp công, đóng góp kinh phí, hiến đất để làm đường giao thông, kênh mương nội đồng, vệ sinh công cộng.
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Đảm bảo nông dân có đủ năng lực, cơ hội tham gia và hưởng thụ những thành quả phát triển đất nước. Phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là thành tố cơ bản của quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của cả hệ thống chính trị và trách nhiệm của toàn xã hội để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Nông thôn phát triển gắn bó hài hòa với đô thị, giữ bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống tốt đẹp trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Xây dựng nông thôn là vùng quê đáng sống, có phát triển kinh tế, văn minh, cảnh quan sáng – xanh – sạch – đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc, quan hệ cộng đồng gắn bó.
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021-2025:
- Phấn đấu có 75% số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 15% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 5% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; không còn xã nào dưới 10 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới.
- Phấn đấu 85% số thôn, buôn khó khăn của từng vùng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (theo bộ tiêu chí cấp thôn do tỉnh quy định).
- Phấn đấu có ít nhất 30% cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có ít nhất 01 huyện nông thôn mới kiểu mẫu.
- Các công trình hạ tầng thiết yếu (giao thông, điện, nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ…) đảm bảo đồng bộ, hiện đại, liên thông.
- Chất lượng cuộc sống cư dân nông thôn được nâng cao, thu nhập bình quân của người dân nông thôn trong tỉnh đến năm 2025 tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%.
- Phấn đấu 100% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%, trong đó có trên 65% số hộ được sử dụng nước sạch.
- Phấn đấu tỷ lệ hộ dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 90% trở lên.