Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 87 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đóng vai trò quan trọng đối với sự lãnh đạo, tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và mang lại lợi ích to lớn là củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền địa phương.

Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, BCĐ Chương trình XDNTM tỉnh đã xây dựng các Chương trình, Kế hoạch kiểm tra, giám sát gắn với công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chương trình XDNTM. Do đó, Đảng bộ, chính quyền địa phương các cấp, các ngành luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Hàng năm, Ban chỉ đạo tỉnh, cơ quan giúp việc cho Ban Chỉ đạo, các sở ngành liên quan đều xây dựng Kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát thực hiện tiêu chí nông thôn mới và các nội dung thực hiện Chương trình.

Các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức giám sát kết quả thực hiện Chương trình từng năm tại các địa phương cấp huyện, xã và các sở ngành có liên quan. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc sử dụng nguồn hỗ trợ của Nhà nước; việc huy động các nguồn đóng góp của nhân dân trong XDNTM, giám sát việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, đặc biệt đã bám sát vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị để tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, đề án, chính sách hỗ trợ về XDNTM.

Đảng ủy thường xuyên quan tâm giám sát việc lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ đối với các hội đoàn thể chính trị xã hội trong việc tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, hỗ trợ nhân dân chuyển dịch tường rào, mở rộng đường làng, ngõ xóm... Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên các cấp cũng vào cuộc trong công tác giám sát, lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đối với Chương trình nông thôn mới và việc thực hiện quy chế dân chủ ở

cơ sở trong việc bàn, quyết định những công việc, trong việc huy động và sử dụng nguồn lực của nhân dân. Qua kiểm tra, giám sát đã phát hiện những mặt tồn tại, hạn chế, từ đó kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo để khắc phục, giải quyết khó khăn, thúc đẩy tiến độ, nhằm mục đích đạt kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)