Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên

Từ những kết quả nêu trên ta có thể rút ra kinh nghiệm thực tế trong quá trình XDNTM và quản lý nhà nước về XDNTM của một số địa phương trong trong nước, tỉnh Phú Yên rút ra kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, sự quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, có kế

hoạch chỉ đạo cụ thể, chủ động, sáng tạo, sâu sát của cấp ủy, chính quyền, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ chủ chốt hết sức quan trọng.

Thứ hai, phải có hệ thống chỉ đạo đồng bộ ở các cấp, các ngành hiệu quả; có bộ máy

giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế là yếu tố quan trọng để đảm bảo cho công tác chỉ đạo được kịp thời, sâu sát trong chỉ đạo thực hiện Chương trình.

Thứ ba, luôn chú trọng đẩy mạnh, duy trì liên tục, bền bỉ trong công tác thông tin,

ràng cho từng đối tượng, nội dung gắn với xét thi đua, khen thưởng hàng năm của từng đơn vị, cá nhân lãnh đạo, người đứng các cấp, các ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị.

Thứ tư, phải có cách làm phù hợp với điều kiện của từng địa phương thông qua lựa

chọn nội dung, nhiệm vụ ưu tiên, vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách. Với phương thức huy động các nguồn lực phù hợp. Cân đối các nguồn lực, lựa chọn nội dung thực hiện phù hợp với khả năng, điều kiện nguồn lực thực tế của địa phương, hoàn thành từng bước, từng nội dung các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới theo lộ trình cụ thể từng năm và giai đoạn, đó là cách để không phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đề ra theo kế hoạch.

Thứ năm, Cơ chế chính sách đặc thù trong xây dựng nông thôn mới là yếu tố tạo sự

chủ động cho địa phương và người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới, tiết kiệm được chi phí đầu tư, phát huy hiệu quả sử dụng vốn ngân sách và huy động tối đa nhiều nguồn lực trong xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới trong hoàn cảnh ngân sách khó khăn.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chương I của Đề tài đã đề cập đến những nội sau:

Một là, tổng quan các vấn đề cơ sở khoa học quản lý nhà nước về xây dựng

nông thôn mới luận văn đã tập trung làm rõ các khái niệm:

Khái niệm nông thôn, nông thôn mới, về xây dựng nông thôn mới

Khái niệm quản lý, quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Vai trò của nông thôn, xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời phân tích làm rõ những nội dung về xây dựng nông thôn mới, trong đó tập trung các vấn đề như: Việc hoạch định chiến lược và quy hoạch xây dựng nông thôn mới; việc ban hành các văn bản quản lý và chính sách hỗ trợ; việc thành lập tổ chức bộ máy quản lý, việc tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới và công tác kiểm tra giám sát.

Hai là, kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới của một số địa phương trong nước có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng với tỉnh Phú Yên, từ đó rút ra những kinh nghiệm để tỉnh Phú Yên có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình quản lý.

Với những nội dung khái quát chung về xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở Chương 1, là cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên trong Chương 2.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2010 - 2019 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Phú Yên

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ, có tọa độ địa lý: Điểm cực Bắc: 13041'28"; Điểm cực Nam: 12042'36"; Điểm cực Tây: 1080

40'40" và điểm cực Đông: 109027'47". Trung tâm hành chính của tỉnh Phú Yên là thành phố Tuy Hòa, cách thủ đô Hà Nội 1.160km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 561km về phía Nam theo tuyến quốc lộ 1A. Vị trí hành chính cụ thể.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định. - Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa.

- Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk. - Phía Đông giáp biển Đông

- Diện tích tự nhiên là 5.045 km2, chiều dài bờ biển 189km; dân số: 961.125 người; Mật độ dân số: 180 người/km2

. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: huyện Đồng Xuân, Đông Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Tuy An, thị xã Sông Cầu, thành phố Tuy Hòa (là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh); có 112 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 88 xã, 16 phường, 8 thị trấn…

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu.

- Vùng núi và bán sơn địa (phía Tây là sườn đông của dãy Trường Sơn Nam): gồm các vùng huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân và phần phía Tây các huyện Sông Cầu, Tuy An, Tây Hòa, Đông Hòa. Đây là vùng núi non trùng điệp, song không cao lắm, có đỉnh Vọng Phu cao nhất (2.064m).

- Vùng đồng bằng: gồm các vùng thành phố Tuy Hòa, các huyện Tuy An, Sông Cầu, Tây Hòa, Đông Hòa với những cánh đồng lúa lớn của tỉnh.

2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn:

- Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của tỉnh là loại nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.600 - 1.700mm, độ ẩm trung bình là 79%.

- Đặc điểm thủy văn:

- Lượng mưa (trung bình) trong 4 tháng mùa mưa vào khoảng 900 -1.600 mm, chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Chế độ nhiệt: liên quan đến vĩ độ thấp của vùng nhiệt độ cao đều và hầu như không chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm là khoảng 26,30C, trung bình tháng lạnh nhất không dưới 210C. Tuy nhiên do biến đổi khí hậu nên trong năm có những ngày nắng nóng kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng về các loại cây trồng, gia súc, gia cầm.

Tỉnh Phú Yên chịu ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới:Là khu vực ven biển nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới. Tần suất áp thấp trung bình 5-6 cơn/năm.

Sông suối: Phú Yên có hệ thống sông ngòi phân bổ tương đối đều trên toàn tỉnh, các sông đều bắt nguồn từ phía Đông của dãy Trường Sơn, chảy trên địa hình đồi, núi ở trung và thượng lưu, đồng bằng nhỏ hẹp ở hạ lưu rồi đổ ra biển. Phú Yên có trên 50 con sông lớn nhỏ, đáng chú ý là 3 con sông chính: sông Kỳ Lộ, Sông Ba, Sông Bàn Thạch với với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy

11.8 tỷ m3, phục vụ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt của người dân Phú Yên.

Tài nguyên đất, thổ nhưỡng: Tài nguyên đất Phú Yên khá đa dạng về nhóm, các loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ra những tiểu vùng sinh thái nông – lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Có 8 nhóm đất chính: Nhóm đất đỏ vàng: Là nhóm đất có diện tích lớn nhất. 336.579 ha, chiếm tỷ lệ 66,71%; Nhóm đất cát biển: 15.009 ha chiếm 2,97%. Nhóm đất mặn, phèn: 7.899 ha, chiếm 1,57%. Nhóm đất Phù sa: 55.752 ha, chiếm 11.05%. Nhóm đất xám: 39.552 ha, chiếm 7,84%, Nhóm đất đen: 18.831 ha, chiếm 3,73%. Nhóm đất vàng đỏ trên núi: 11.300 ha, chiếm 2,5%. Nhóm đất thung lũng dốc tụ: 1.246 ha; Các loại đất khác: 21.192 ha, chiếm tỷ lệ 4,21%.

Địa chất thủy văn và tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Mạng lưới sông suối ở Phú Yên phần lớn bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây, dãy Cù Mông ở phía Bắc và dãy đèo Cả ở phía Nam. Sông suối của tỉnh thường ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn. Nguồn nước sông Ba có trữ lượng lớn nhất tỉnh, lượng nước đổ ra biển hàng năm là 9,7 tỷ m3. Nguồn nước sông Bàn Thạch với tổng lượng dòng chảy của sông 0,8 tỷ m3/năm. Sông Kỳ Lộ là con sông lớn thứ 2 trong tỉnh, diện tích lưu vực sông Kỳ Lộ là 1.950km2, trong đó phần trong tỉnh là 1.560km2

.

- Nguồn nước ngầm: Trữ lượng động tự nhiên khai thác tiềm năng nguồn nước ngầm của tỉnh khoảng 1,2027 x 106m3/ngày.

- Nước khoáng: Nguồn tài nguyên nước khoáng ở Phú Yên khá phong phú, trên địa bàn tỉnh có 4 điểm nước khoáng nóng ở Sơn Thành (huyện Tây Hòa), Phước Long ở xã Xuân Long, Triêm Đức (huyện Đồng Xuân) và Phú Sen (huyện Phú Hòa).

Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có 3 kiểu rừng chính là rừng kín lá rộng thường xanh, đây là kiểu rừng phổ biến ở Phú Yên chiếm 96,5% diện tích rừng tự nhiên; rừng rụng lá (khộp), kiểu rừng này chiếm tỷ lệ 3,5% diện tích rừng tự nhiên toàn tỉnh; rừng trồng, hiện có 20.963,0 ha rừng trồng và khoảng 8,4 triệu cây phân tán

(tương đương 4.200 ha), gồm các loại cây chủ yếu như keo tai tượng, xà cừ, phi lao, điều, dầu rái, sao đen, gõ đỏ, muồng đen, giáng hương và một số loại khác. Hệ động thực vật rừng Phú Yên khá phong phú có 43 họ chim với 114 loài (trong đó có 7 loài quý hiếm). Thú có 20 họ với 51 loài (trong đó có 21 loài quý hiếm), Bò sát có 3 họ với 22 loài (trong đó có 2 loài quý hiếm).

Phú Yên có sinh thái rừng đặc sắc, như Khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng Krông Trai. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển đa dạng dịch vụ du lịch sinh thái rừng. Đồng thời, có lợi thế cạnh tranh trong sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng.

Tài nguyên biển, hồ, đầm: Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành còn mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Ngoài ra, Phú Yên có nhiều vùng bãi triều nước lợ, cửa sông, đầm phá, vịnh rất thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Đây là tiềm năng, lợi thế để Phú Yên phát triển kinh tế biển.

Tài nguyên khoáng sản: Phú Yên với nguồn khoáng sản phong phú với nhiều loại khác nhau như: Diatomit, đá Granit, Vàng sa khoáng, Nhôm (Bôxít), Sắt, Fluorit, Titan, đá hoa cương… được phân bố rải rác ở nhiều vùng của địa phương.

Tài nguyên du lịch và nhân văn

Là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có gần 600 di tích gồm nhiều loại hình như: Di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, đình, chùa, nhà thờ, lăng, miếu, dinh, lẫm. Các di tích nằm rải rác khắp địa bàn của tỉnh chính là điểm nổi bật của Phú Yên.

Cùng với hệ thống di sản văn hóa vật thể, Phú Yên còn bảo tồn và phát huy được nhiều di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình đa dạng, phong phú như: Lễ hội truyền thống, trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca dân vũ; đặc biệt lễ hội Cầu ngư của ngư dân miền biển và nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chinh

năm của đồng bào dân tộc Chăm, Bana ở miền núi Phú Yên, được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Phú Yên còn có các lễ hội liên quan đến danh nhân lịch sử (Lương Văn Chánh, Lê Thành Phương, Trần Phú), các lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng…

Về cảnh quan thiên nhiên, Phú Yên còn sở hữu nhiều bãi biển rộng lớn, nước trong xanh, bờ cát mịn trải dài gần 200km bờ biển, gắn với nhiều đầm, vịnh cảnh quan thiên nhiên đẹp, nổi bật nét kiến tạo địa chất độc đáo như gành Đá Đĩa, Hòn Yến, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Bãi Xép, Bãi Môn –Mũi Điện, Vũng Rô, núi Đá Bia, Hòn Nưa. Ngoài ra, nhờ thiên nhiên ưu đãi, Phú Yên có nhiều đặc sản văn hóa ẩm thực như sò huyết Ô Loan, ốc nhảy, ghẹ đầm Cù Mông, cá ngừ, bánh tráng lòng heo Hòa Đa, bò một nắng, các sản vật tôm, mực, cá miền biển và nước ngọt có vai trò quan trọng trong việc tạo dấu ấn đối với khách du lịch...

2.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

2.1.2.1.Điều kiện kinh tế

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, tỉnh Phú Yên có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, kinh tế cả các ngành trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. [42]

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,32%, trong đó tốc độ tăng trưởng của 03 khu vực kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,33%; Công nghiệp và xây dựng tăng 16,3%; Dịch vụ tăng 6,53%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 23,68% (giảm 0,82%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 29,35% (tăng 1,61%); khu vực dịch vụ chiếm 42,51% (giảm 0,72 % so với cùng kỳ). Hoạt động xây dựng có nhiều khởi sắc, giá trị sản xuất xây dựng tăng 28,7% so với năm 2018 (cao nhất trong những năm gần đây); tổng vốn đầu tư phát triển tăng 21,1%. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi; thu ngân sách trên địa bàn vượt 18,2% dự toán tỉnh giao; các lĩnh vực văn hóa -xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được giữ vững. [42].

Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 398 ngàn tấn, giảm 19.800 tấn so với năm 2018, trong đó sản lượng lúa đạt 375 ngàn tấn, giảm 17.000 tấn, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng thời tiết nắng hạn làm giảm diện tích, năng suất và sản lượng; trong đó có hơn 231ha đất trồng lúa kém hiệu quả, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác

(ngô, rau đậu các loại, cây dược liệu...), bước đầu mang lại thu nhập cao hơn 2 lần so với trồng lúa. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 125.200ha, giảm 1,4% so với cùng kỳ, trong đó diện tích cây lúa giảm 1,7%, cây ngô giảm 12,7%; riêng cây sắn niên vụ 2019-2020 trồng 27.879ha (vượt hơn 2,5 lần so với quy hoạch, tăng 13% so năm 2018),năng suất bình quân đạt khoảng 213,1 tạ/ha (giảm 0,2tạ/ha so với niên vụ trước); cây mía trong những năm qua giá cả không ổn định và có chiều hướng giảm, nên người dân đã chuyển nhiều diện tích đất trồng mía sang các cây trồng khác hiệu quả hơn, diện tích mía niên vụ 2019-2020 trồng 26.560 ha, giảm trên 1.000ha so với niên vụ trước… đáp ứng đủ lương thực tại chỗ [42].

Diện tích gieo trồng cây lâu năm ước đạt hơn 13.500ha, tăng 0,7% so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 48)