Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 29 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Nội dung quản lý nhà nước về XDNTM là biểu hiện những công việc mà Nhà nước làm để thực hiện vai trò, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội.

Nội dung quản lý nhà nước về XDNTM bao gồm:

Một là, hoạch định chiến lược, quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Hoạch định là quá trình xác định và lựa chọn mục tiêu của tổ chức và vạch ra các hành động cần thiết để đạt được mục tiêu đó. Hoạch định thiết lập ra những cơ sở và định hướng cho việc thực thi các chức năng của tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.

Định hướng cho các tổ chức, nhân dân thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới. Trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng đất… gắn chặt với quy hoạch phát triển KT-XH đảm bảo tính khoa học, xuất phát từ thực tiễn nông nghiệp, nông thôn và yêu cầu bức bách cải thiện cuộc sống của người nông dân. Sự chính xác trong quy hoạch sẽ đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Để thực hiện hoạch định chiến lược quy hoạch XDNTM cần tiến hành: - Dự báo tiềm năng và định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã.

- Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất, quy hoạch xây dựng.

- Hoạch định đường lối phát triển, hoạch định chính sách phát triển, chương trình mục tiêu và dự án để phát triển nông thôn.

Hai là, ban hành, tổ chức thực hiện thể chế và các văn bản pháp luật quản lý nhà nước và chính sách xây dựng nông thôn mới

Thể chế bao hàm tổ chức với hệ thống các quy tắc, quy chế được sử dụng để điều chỉnh sự vận hành của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.

Thể chế hành chính Nhà nước là một hệ thống gồm Luật, các văn bản pháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhà nước, một mặt là thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo pháp luật; mặt khác là các

quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế cũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong các cơ quan hành chính nhà nước.

Xây dựng hệ thống văn bản quản lý nhà nước về XDNTM là rất cần thiết, giúp thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các chủ trương, chính sách về nông thôn mới. Trên cơ sở Nghị quyết số: 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiêp, nông dân, nông thôn; Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số: 491-QĐ/TTg, ngày 16/4/2009 và Quyết định số: 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010 “Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”, các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư và Quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chính quyền địa phương ra các quyết định nhằm điều chỉnh các hoạt động XDNTM tại địa phương, xác định và nghĩa vụ của các tổ chức xây dựng nông thôn mới.

Thông qua hệ thống văn bản này nhà nước có thể điều tiết những vấn đề thực tiễn trong công tác xây dựng nông thôn mới, kịp thời cập nhật, điều chỉnh phù hợp với tình hình yêu cầu mới, giúp quá trình quản lý, điều hành đạt hiệu lực, hiệu quả cao.

Ba là, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Trong hoạt động quản lý nhà nước về XDNTM, nhân tố quan trọng có tính chất quyết định là vấn đề tổ chức bộ máy quản lý XDNTM. Chính phủ quy định rất rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan chuyên môn theo cấp hành chính để phối hợp thực hiện XDNTM. Hệ thống các cơ quan, tổ chức được xây dựng và kiện toàn từ Trung ương đến địa phương sẽ vận hành theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước được xây dựng hoàn chỉnh thì các công tác định hướng, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát mới được thực hiện tốt. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước nước về XDNTM gồm:

- Cấp Trung ương: Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, theo Quyết định

số: 1013/QĐ-TTg, ngày 01/7/2010 của Thủ tướng Chính Phủ. Trong đó, Trưởng Ban Chỉ đạo là đồng chí Phó Thủ tướng Chính Phủ.

Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, theo Quyết định số: 1584/QĐ-TTg, ngày 10/8/2016 của Thủ tướng Chính Phủ. Trong đó, Trưởng Ban chỉ đạo là đồng chí Phó Thủ tướng Chính Phủ.

- Cấp tỉnh, thành phố: Thành lập Ban Chỉ đạo đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới của tỉnh, thành phố (gọi chung là ban chỉ đạo tỉnh). Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình trên phạm vi địa bàn.

- Cấp huyện, thị xã: Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện, thị xã (gọi chung là Ban chỉ đạo huyện). Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng ban. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là Phó Trưởng ban. Thành viên gồm lãnh đạo các phòng, ban có liên quan của huyện; Ban Chỉ đạo huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của Chương trình trên phạm vi địa bàn. Phòng Nông nghiệp là cơ quan thường trực điều phối, giúp ban chỉ đạo huyện thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Đối với Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới cấp: Trung ương, tỉnh và huyện thành lập Văn phòng Điều phối để thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện nhiệm vụ XDNTM theo Quyết định số: 1996/QĐ-TTg, ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối giúp Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM các cấp.

- Cấp xã: Căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và hướng dẫn cụ thể việc thành lập Ban Chỉ đạo XDNTM ở xã để lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị ở cở sở và toàn dân triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM trên địa bàn xã.

Thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã (gọi tắt là Ban quản lý xã) do Ủy ban nhân dân xã quyết định thành lập. Chủ tịch Ủy ban nhân xã làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Phó Trưởng ban. Thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị xã và Trưởng thôn.

Ban quản lý xã có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu được quy định tại thông tư liên tịch số 01/VBHN – BNNPTNT, ngày 14/01/2014, của Bộ NN & PTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

- Cấp thôn, bản, ấp (gọi chung là thôn): Thành lập Ban phát triển nông thôn, thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã có Quyết định công nhận (gồm người đại diện lãnh đạo thôn, đại diện các chi hội đoàn thể ở thôn và một số người có năng lực chuyên môn khác liên quan đến xây dựng nông thôn mới).

Ban phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn cũng được quy định tại Thông tư liên tịch số 01/VBHN-BNNPTNT, ngày 14 tháng 01 năm 2014, của Bộ NN& PTNT.

Bốn là, tổ chức chỉ đạo thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM là chương trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị và an ninh quốc phòng. Do đó, quản lý nhà nước về XDNTM chính là việc tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện 11 nội dung XDNTM, trong đó trọng tâm là các nội dung sau:

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở thành một quốc gia phát triển. Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta theo hướng CNH, HĐH là tăng tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành công

nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp.

Để chuyển dịch cơ cấu cần tập trung thực hiện một số vấn đề như; Phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp; chuyển sang sản xuất các loại sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao, phát triển mạnh chăn nuôi chất lượng cao hơn, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đồng thời với việc phát triển công nghệ sản xuất, bảo quản và chế biến. Tiếp tục điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng: phát huy lợi thế tự nhiên của từng vùng, lợi thế kinh tế của từng loại cây trồng, con gia súc, tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp và xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao.

- Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn:

Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH. Đó cũng là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh kinh tế, mạnh và bền vững. Xuất phát từ thực tiễn tiến hành CNH trước đây và căn cứ vào thực trạng kinh tế của đất nước cũng như yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ mới, đòi hỏi phải không ngừng phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng nông thôn làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

- Quản lý các vấn đề xã hội, an ninh và trật tự khu vực nông thôn:

Đó là việc quản lý, chỉ đạo thực hiện trên các lĩnh vực: phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng toàn diện; chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện các tiêu chí về văn hóa xã hội; đảm bảo vệ sinh môi trường; xây dựng môi trường nông thôn ổn định về chính trị, an toàn về trật tự xã hội; tạo thuận lợi cho KT-XH địa phương phát triển ổn định.

- Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới:

Việc xác định các nguồn lực và cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho XDNTM đòi hỏi phải bao quát tương đối đầy đủ các nguồn lực trong xã hội. Các hình thức và chính sách huy động phải đa dạng, linh hoạt góp phần nâng cao hiệu

quả huy động. Đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực có hạn, nhu cầu vốn để thực hiện rất lớn. Do vậy, nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư thông qua các chính sách huy động nguồn vốn và lồng ghép các nguồn vốn là yêu cầu cấp thiết.

Theo Quyết định số: 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM giai đoạn 2010 -2020, nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, tiếp đến là vốn tín dụng (khoảng 30%), vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 20%), và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%) [17].

Năm là, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm

Công tác kiểm tra, giám sát có vai trò rất quan trọng đối với sự lãnh đạo, tổ chức thực hiện chương trình XDNTM và hơn hết là thông qua công tác kiểm tra, giám sát đã củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng, chính quyền địa phương.

Kiểm tra, giám sát các hoạt động XDNTM là việc Nhà nước xem xét, đánh giá tình trạng đạt hay không đạt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới và theo dõi, xem xét việc thực thi các hoạt động có đạt 19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về XDNTM, nhằm đảm bảo việc tuân thủ những quy định, tiêu chí của chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM. Đây là một trong những chức năng, nhiệm vụ cần thiết để thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chính sách, các thể chế quản lý nhà nước. Qua đó kịp thời phát hiện những sai sót và ngăn chặn, chấn chỉnh các hành vi sai phạm, kiểm soát các sai lầm, lệch lạc; đồng thời xử lý các vi phạm, điều chỉnh các tiêu chí cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

- Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động thực hiện quá trình xây dựng nông thôn mới cần tiến hành:

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách kế hoạch và pháp luật của nhà nước về nông thôn mới;

+ Kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn lực của nhà nước và các nguồn lực khác;

+ Kiểm tra, giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật công tác quy hoạch và giám sát về kinh tế, tổ cức sản xuất;

+ Kiểm tra giám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý nhà nước về XDNTM.

Đi đôi với kiểm tra, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, nhân rộng những kinh nghiệm, cách làm hay và những điển hình trong XDNTM; biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình, tạo động lực cho phong trào thi đua chung sức XDNTM.

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)