Kinh nghiệm trong chỉ đạo XDNT Mở tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 45 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1.3. Kinh nghiệm trong chỉ đạo XDNT Mở tỉnh Gia Lai

Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 1.553.098,53 ha. Toàn tỉnh có 17 đơn vị hành chính (14 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố); 222 xã, phường, thị trấn, trong đó có 184 xã xây dựng nông thôn mới. Tổng dân số toàn tỉnh trên 1,5 triệu người, có 34 dân tộc anh em cùng sinh sống, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 46,23%. Tỉnh có tiềm năng lớn trong phát triển thủy điện và nguồn đất đai thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc. Đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hồ tiêu, cà phê, cao su, dược liệu, cây ăn quả, rau, hoa. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh và sự quản lý điều hành quyết liệt của UBND tỉnh trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình. Nhiều cơ chế, chính sách đã được cụ thể hóa và triển khai sâu rộng như chính sách phát triển hợp tác xã, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, phát

triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chương trình Mỗi xã một sản phẩm, phát triển du lịch cộng đồng… đã tạo đà thúc đẩy Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. [40]

Thực hiện Quyết định số 1865/QĐ-TTg ngày 23/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về giao kế hoạch thực hiện các Chương trình MTQG, theo đó tỉnh Gia Lai đã được Thủ tướng Chính phủ giao đến năm 2020 đạt 03 chỉ tiêu cơ bản sau: có 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; có 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 38%; bình quân tiêu chí đạt được trên 01 xã là 15,14 tiêu chí.

Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới:

Giai đoạn 2011-2015, toàn tỉnh đã huy động được 32.699.043 triệu đồng để

triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, trong đó:

- Ngân sách Trung ương là 1.289.284 triệu đồng (gồm 351.000 triệu đồng vốn TPCP, 619.649 triệu đồng vốn ĐTPT và 318.635 vốn sự nghiệp).

- Ngân sách địa phương là 1.785.981 triệu đồng (gồm 1.124.353 triệu đồng ngân sách tỉnh, 597.092 triệu đồng ngân sách huyện và 64.536 triệu đồng ngân sách xã).

- Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác là 7.388.885 triệu đồng. - Vốn tín dụng là 18.915.745 triệu đồng.

- Vốn Doanh nghiệp là 1.029.411 triệu đồng.

- Vốn cộng đồng dân cư đóng góp là 2.093.412 triệu đồng. - Vốn khác là 196.325 triệu đồng.

Giai đoạn 2016-2019: toàn tỉnh huy động được 14.493.977 triệu đồng,

trong đó:

- Ngân sách Trung ương là 916.910 triệu đồng, đạt 246,2% so với giai đoạn 2011-2015.

- Ngân sách địa phương là 1.477.515 triệu đồng, đạt 479% so với giai đoạn 2011-2015.

- Vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác là 4.115.013 triệu đồng, đạt 125,7% so với giai đoạn 2011-2015.

- Vốn Doanh nghiệp là 701.529 triệu đồng, đạt 214% so với giai đoạn 2011-2015. - Vốn cộng đồng dân cư đóng góp là 613.770 triệu đồng, đạt 41,5% so với giai đoạn 2011-2015.

- Vốn khác là 1.252 triệu đồng, đạt 0,64% so với giai đoạn 2011-2015.

Qua 10 năm thực hiện Chương trình, đến nay bình quân 01 xã đạt được 12,8 tiêu chí, tăng 9,8 tiêu chí/01 xã. Số xã đạt 19 tiêu chí là 58 xã; số xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí là 9 xã; số xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí là 60 xã; số xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí là 57 xã; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.

Từ những kết quả nêu trên ta có thể rút ra kinh nghiệm trong quá trình thực hiện sử dụng nguồn vốn quỹ ngân sách phát triển thực hiện xây dựng NTM như sau:

Một là: Ở địa phương nào cấp ủy, chính quyền, đoàn thể quan tâm, lãnh đạo,

chỉ đạo quyết liệt Chương trình xây dựng nông thôn mới thì kết quả địa phương đó đạt cao hơn.

Hai là: Xây dựng nông thôn mới phải đi vào thực chất, không chạy theo

thành tích; cũng không dậm chân tại chố; biết khơi dậy, động viên phong trào, đưa chỉ tiêu “xây dựng nông thôn mới” thành chỉ tiêu thi đua quan trọng để đánh giá, xếp loại tổ chức, cá nhân ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Ba là: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chức, cá nhân đảm trách từng nội

dung tiêu chí, địa bàn xây dựng nông thôn mới và thường xuyên đôn đốc, kiểm đếm các công việc đã thực hiện về số lượng và chất lượng.

Bốn là: Phát huy vai trò của người dân và cộng đồng làm chủ thể trong xây

dựng nông thôn mới và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo khí thế háo hức ở người dân, từng hộ gia đình, thôn, làng; ở địa phương nào thực hiện tốt phương châm này, vừa tạo được kết quả thuyết phục, vừa tạo được sự đồng thuận của người dân, bảo vệ thành quả chính họ xây dựng nên, đây chính là cơ sở, nền tảng để xây dựng nông thôn mới bền vững.

Năm là: Từng địa phương phải có cánh làm phù hợp với điều kiện thực tế,

của địa phương; thường xuyên tổ chức tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương; xây dựng mô hình mẫu theo từng tiêu chí, nội dung, sát thực, hiệu quả, tạo động lực thi đua lẫn nhau ngay từ các hộ gia đình, đến thôn, làng, các xã, các huyện; quan tâm công tác sơ tổng kết, khen thưởng, vinh danh các tập thể, cá nhân điển hình có đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.

Sáu là: Cán bộ có vai trò hết sức quan trọng, quyết định phong trào

XDNTM, kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, địa phương nào cán bộ tâm huyết, trách nhiệm, chủ động và thạo việc thì kết quả thực hiện đạt cao hơn.

Bảy là: Cán bộ ở tỉnh, ở huyện, xã phải thường xuyên đi cơ sở, nắm bắt tâm

tư, nguyện vọng của người dân, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp tháo gỡ và định hướng cho cơ sở triển khai thực hiện. Kiên quyết đưa ra khỏi danh sách các xã đã đạt chuẩn nhưng không phấn đấu vươn lên để hoàn thiện 19 tiêu chí nông thôn mới.

Tám là: Vai trò của dòng họ, già làng, trưởng bản, chức sắc tôn giáo, người

có uy tín trong thôn, làng là rất lớn, cần phát huy gắn chặt với Chương trình XDNTM tại địa phương để nhanh chóng hoàn thành Chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 45 - 48)