Vai trò của nông thôn, xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Vai trò của nông thôn, xây dựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây

Sự tác động của Nhà nước ta đối với nông nghiệp, nông thôn từ khi tiến hành đổi mới đến nay ngày càng có hiệu quả rõ rệt. Thông qua nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nhà nước ta đã thể hiện được vai trò quản lý nông nghiệp của mình trên các phương diện như sau:

- Vai trò của nông thôn đối với phát triển kinh tế- xã hội:

+ Nông nghiệp và nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng luôn cung cấp lương thực, thực phẩm, và các nguyên liệu đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở cho toàn xã hội, là cơ sở phát triển các mặt khác của đời sống kinh tế - xã hội. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ như: chế biến lương thực thực phẩm, chế biến hoa quả, công nghiệp dệt, giấy, đường… phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp. Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá, công nghiệp hoá đất nước là nhiệm vụ trung tâm trong suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

+ Nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của đất nước. Phát triển kinh tế nông thôn, một mặt bảo đảm nhu cầu lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ; là thị trường của công nghiệp và dịch vụ. Cung cấp nguồn nhân lực lao động dồi dào cho các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Giữ gìn, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự xã hội.

- Vai trò của xây dựng nông thôn mới:

Xây dựng nông thôn mới nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương đất nước trong giai đoạn mới. Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình mình khang trang sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ), có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao được thể hiện trên các mặt như sau:

+ Về kinh tế: Nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, hướng đến thị trường và giao lưu, hội nhập. Để đạt được điều đó, kết cấu hạ tầng của nông thôn phải hiện đại, tạo điều kiện cho mở rộng sản xuất giao lưu buôn bán. Thúc đẩy nông nghiệp,

nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, điều chỉnh giảm bớt sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Hình thức sở hữu đa dạng, trong đó chú ý xây dựng mới các HTX theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ các HTX ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với phương án sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.

+ Về chính trị: Phát huy dân chủ với tinh thần thượng tôn pháp luật, gắn lệ làng, hương ước với pháp luật để điều chỉnh hành vi con người, đảm bảo tính pháp lý, tôn trọng kỷ cương phép nước, phát huy tính tự chủ của làng xã. Phát huy tối đa quy chế dân chủ ở cơ sở, tôn trọng hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức hiệp hội vì lợi ích cộng đồng, nhằm huy động tổng lực vào XDNTM.

+ Về văn hóa xã hội: Xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

+ Về con người: Xây dựng hình mẫu người nông dân sản xuất hàng hóa khá giả, giàu có, kết tinh các tư cách: Công dân, thể nhân, dân của làng, người con của các dòng họ, gia đình.

+ Về môi trường: Xây dựng củng cố bảo vệ môi trường, sinh thái. Bảo vệ rừng đầu nguồn, chống ô nhiễm nguồn nước, môi trường không khí và chất thải từ các khu công nghiệp để nông thôn phát triển bền vững.

- Vai trò quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới:

Nghị quyết số: 26 - NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008, nêu quan điểm về “giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trước hết phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường vươn lên của nông dân”. Trong quan điểm này chúng ta thấy Đảng ta nhấn mạnh vai trò của nông dân, tuy nhiên cũng rất coi trọng vai trò của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của quản lý nhà nước. [5]

Xuất phát từ khái niệm quản lý nhà nước về XDNTM chính là việc các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương thực hiện vai trò của mình thông qua việc: hoạch định chiến lược, xây dựng các chính sách và triển khai các chương trình

hỗ trợ nhằm tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn. Chúng ta có thể thấy vai trò quản lý nhà nước đối với Chương trình XDNTM có ý nghĩa quyết định sự thành công của Chương trình. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, nhà nước tác động vào tất cả các quá trình, các khâu trong Chương trình XDNTM. Từ việc hoạch định chiến lược, ban hành các văn bản luật, các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, lập quy hoạch, kế hoạch, đến việc tổ chức thực hiện.

Để thúc đẩy nông nghiệp phát triển, nhà nước ta dựa trên cơ sở pháp luật chung đã đưa ra các Quyết định, Nghị định, Chỉ thị nhằm quy hoạch, đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước luôn có những chính sách nhằm đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, hệ thống giáo dục, duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống gắn liền với đời sống của người nông dân; Thông qua các chính sách, nhà nước đưa ra những điều kiện nhằm tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là cầu nối giữa doanh nghiệp và người nông dân.

Như vậy, vai trò quản lý nhà nước về XDNTM được thể hiện trên các nội dung sau:

+ Nhằm hoạch định chính sách xây dựng và phát triển nông thôn mới. + Xây dựng đồng bộ và ban hành hệ thống thể chế tạo môi trường pháp lý cho xây dựng nông thôn mới.

+ Đảm bảo thực hiện đúng quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

+ Đảm bảo cho tổ chức bộ máy và đội ngũ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.

+ Huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới.

+ Quản lý các hoạt động phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới. + Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong xây dựng nông thôn mới.

+ Đảm bảo cho việc thực hiện xây dựng nông thôn mới đúng định hướng, đạt được mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 26 - 29)