Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, tỉnh Phú Yên có những bước phát triển đáng kể về kinh tế, kinh tế cả các ngành trên địa bàn tỉnh đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. [42]
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,32%, trong đó tốc độ tăng trưởng của 03 khu vực kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,33%; Công nghiệp và xây dựng tăng 16,3%; Dịch vụ tăng 6,53%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 23,68% (giảm 0,82%); khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 29,35% (tăng 1,61%); khu vực dịch vụ chiếm 42,51% (giảm 0,72 % so với cùng kỳ). Hoạt động xây dựng có nhiều khởi sắc, giá trị sản xuất xây dựng tăng 28,7% so với năm 2018 (cao nhất trong những năm gần đây); tổng vốn đầu tư phát triển tăng 21,1%. Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục phục hồi; thu ngân sách trên địa bàn vượt 18,2% dự toán tỉnh giao; các lĩnh vực văn hóa -xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được giữ vững. [42].
Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 398 ngàn tấn, giảm 19.800 tấn so với năm 2018, trong đó sản lượng lúa đạt 375 ngàn tấn, giảm 17.000 tấn, nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng thời tiết nắng hạn làm giảm diện tích, năng suất và sản lượng; trong đó có hơn 231ha đất trồng lúa kém hiệu quả, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm khác
(ngô, rau đậu các loại, cây dược liệu...), bước đầu mang lại thu nhập cao hơn 2 lần so với trồng lúa. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 125.200ha, giảm 1,4% so với cùng kỳ, trong đó diện tích cây lúa giảm 1,7%, cây ngô giảm 12,7%; riêng cây sắn niên vụ 2019-2020 trồng 27.879ha (vượt hơn 2,5 lần so với quy hoạch, tăng 13% so năm 2018),năng suất bình quân đạt khoảng 213,1 tạ/ha (giảm 0,2tạ/ha so với niên vụ trước); cây mía trong những năm qua giá cả không ổn định và có chiều hướng giảm, nên người dân đã chuyển nhiều diện tích đất trồng mía sang các cây trồng khác hiệu quả hơn, diện tích mía niên vụ 2019-2020 trồng 26.560 ha, giảm trên 1.000ha so với niên vụ trước… đáp ứng đủ lương thực tại chỗ [42].
Diện tích gieo trồng cây lâu năm ước đạt hơn 13.500ha, tăng 0,7% so với năm trước. Đã hình thành một số vùng trồng cây ăn trái tập trung trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh như: cam, quýt, ổi, bưởi, bơ, sầu riêng... cho sản phẩm thu hoạch có chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về chăn nuôi:Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục duy trì và phát triển, số lượng đàn trâu toàn tỉnh 5.985 con, tăng 1,7%, đàn bò 197.250 con, tăng 0,4%, đàn lợn 140.797 con, tăng 24,6%, đàn gia cầm 4.241 ngàn con, tăng 9%, trong đó đàn gà 2.803 ngàn con, tăng 38,4% so cùng kỳ năm trước, ngoài ra còn một số vật nuôi như nhím, heo rừng, dê mang lại hiệu quả kinh tế cao [42].
Về lâm nghiệp:Diện tích trồng mới rừng tập trung năm 2019 ước đạt 6.200ha, tăng 9,6% so với năm trước; chăm sóc rừng trồng 17.000ha; gieo ươm 65,2 triệu cây giống lâm nghiệp; khai thác gỗ rừng trồng đạt hơn 250 nghìn m3, giảm 8,5%; tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 44,0% (tăng 0,57 điểm % so năm 2018). Thực hiện nghiêm việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, trồng rừng thay thế theo đúng quy định; trong năm 2019, diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng đã thực hiện 130,21 ha rừng trồng
Về thủy sản:Giá trị ngành thủy sản đạt 107,5 %. Trong đó sản lượng thủy sản ước đạt 75 ngàn tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ, trong đó: sản lượng khai thác đạt 62,4 ngàn tấn, tăng 3,0% so với cùng kỳ, trong đó khai thác cá ngừ đại dương ước đạt 3,6 ngàn tấn, giảm 5,4% so với năm 2018. Sản lượng thu hoạch: sản lượng nuôi trồng ước đạt 12.594 tấn, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Số lượng nuôi lồng bè: 105.325 lồng tăng 8.653 lồng so với cuối năm 2018 và cao hơn 2 lần so với quy hoạch. [42]
- Kinh tế tập thể
Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 3.159 doanh nghiệp đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký 62.751,3 tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có 130 hợp tác xã và 01 liên hiệp HTX và khoảng 13.000 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động. [42].
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 18.656 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm trước, trong đó: giá trị công nghiệp khai khoáng đạt khoảng 257,5 tỷ đồng (tăng 1,6%); công nghiệp chế biến, chế tạo khoảng 16.226 tỷ đồng (tăng 11,8%); sản xuất và phân phối điện, hơi nước đạt 2.011,7 tỷ đồng (tăng 14%); cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải đạt gần 161 tỷ đồng (tăng 3,1%). Đáng chú ý năm 2019, có 05 nhà máy điện mặt trờiđi vào hoạt động với tổng công suất thiết kế hơn 413,3 MWh, góp phần tăng sản lượng điện sản xuất thêm 13,3%, cùng với một số sản phẩm tăng trưởng mạnh góp phần nâng cao giá trị toàn ngành công nghiệp.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong Khu kinh tế (KKT) và các khu công nghiệp (KCN) tiếp tục phát triển. Doanh thu của các doanh nghiệp đang hoạt động tại KKT, các KCN năm 2019 ước đạt 6.000 đồng (tăng 14,8% so với năm 2018); giải quyết việc làm khoảng 7.700 lao động (tăng 13,2%). Công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư tại KKT, các KCN tiếp tục được chú trọng.
- Hiện nay, công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được tập trung chỉ đạo, nhất là khai thác cát; đóng cửa mỏ khoáng sản, tạm dừng hoạt động khai thác 02 đơn vị (khai thác đá chẻ) do chưa lập thủ tục thuê đất. Đã cấp 04 giấy phép thăm dò khoáng sản và 03 quyết định phê
duyệt trữ lượng khoáng sản và 02 quyết định gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục để triển khai tổ chức đấu giá 04 điểm mỏ cát vật liệu xây dựng thông thường theo kế hoạch đề ra. Qua kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015-2018, Đoàn công tác của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kết luận, chỉ ra một số khuyết điểm, thiếu sót; UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương có liên quan triển khai, khắc phục.[42].
- Thương mại - du lịch - dịch vụ
+ Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2019 ước đạt gần 32.555 tỷ đồng, tăng 12,3% so với năm trước. Hàng hóa đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, nhất là trong các dịp lễ, tết. Công tác kiểm tra, kiểm soát giá cả thị trường được tăng cường, đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 10 tháng tăng 3,54% so cùng kỳ.
+ Đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động, giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên địa bàn. Kim ngạch xuất khẩu năm 2019 ước đạt 168,5 triệu USD, tăng 15% so với năm 2018; trong đó một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu tăng cao như: Hải sản tăng 14%, quần áo may sẵn tăng 30%, dăm gỗ tăng 56%, kính tăng 25%, linh kiện điện tử tăng gấp 2,3 lần; riêng mặt hàng nhân hạt điều giảm gần 17% do giá xuất khẩu giảm. Kim ngạch nhập khẩu đạt 200 triệu USD, tăng gấp 2,4 lần so với năm trước, do nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ thi công các nhà máy điện mặt trời.
+ Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tiếp tục được đẩy mạnh. Tổ chức nhiều hoạt động quảng bá du lịch thu hút đông đảo doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước tham dự. Tổng số lượt khách du lịch đến Phú Yên ước đạt khoảng 1,83 triệu lượt, đạt 110,9% kế hoạch, tăng 13,7% so với năm 2018, trong đó khách nước ngoài khoảng 45 nghìn lượt, tăng 9,8%. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.940 tỷ đồng, tăng 24,6% so với năm trước. Riêng tại 02 điểm du lịch (Gành Đá Đĩa, Bãi Môn - Mũi Điện) đã thu hút được 624 nghìn lượt khách tham quan, với doanh thu bán vé gần 9,5 tỷ đồng (tăng 11%). Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 200 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, tăng 50 cơ sở so với năm 2018,
với tổng số khoảng 4.130 buồng lưu trú du lịch, trong đó có trên 900 buồng đạt tiêu chuẩn 3 - 5 sao; tổng số lao động trong lĩnh vực du lịch là 5.525 người.
+ Dịch vụ vận tải có nhiều điểm khởi sắc. Tổng doanh thu vận tải hơn 3.713 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2018. Các hãng hàng không VietJet Air, Jetstar Pacific Airlines, Vietnam irline đã duy trì các chuyến bay tại hai đường bay hiện có, với tần suất bay tuyến TP. Hồ Chí Minh - Tuy Hòa và ngược lại 28 chuyến/tuần (cả đến và đi), tuyến Hà Nội - Tuy Hòa và ngược lại 16 - 28 chuyến/tuần (cả đến và đi), lượng khách qua Cảng hàng không Tuy Hòa ước hơn 420 nghìn lượt (tăng 4,3%). Thực hiện nhiều biện pháp để tăng sản lượng vận tải đường sắt, lượng hành khách lên tàu tại các Ga trên địa bàn tỉnh ước đạt 200 lượt khách, tăng 12% so với năm 2018. Sản lượng hàng hóa qua cảng Vũng Rô ước đạt 280 nghìn tấn, tăng 15,3%.[42].
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Tính đến năm 2019, dân số trên địa bàn tỉnh Phú Yên là 872.964 người, mật độ 172 người/km2, trong đó thành thị 28,7%, nông thôn 71,3%. Số người trong độ tuổi lao động 531.000 người, chiếm 59,47% dân số. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt hơn 39,97 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 5,85%. Công tác xóa nhà ở tạm cho các hộ nghèo chính sách, hộ nghèo đặc biệt khó khăn được quan tâm 2,2%, góp phần ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế. Giải quyết việc làm mới cho 12.750 lao động, đạt 52,04% kế hoạch, trong đó: Lao động làm việc trong tỉnh 7.720 người, lao động làm việc ngoài tỉnh 4.760 người, xuất khẩu lao động 270 người (đạt 54% kế hoạch).[42]
2.1.2.2. Điều kiện văn hóa xã hội:
Phú Yên là mảnh đất có bề dày lịch sử - văn hoá khá lâu đời gắn liền với nhiều dân tộc cùng chung sống từ bao đời nay (có gần 30 dân tộc thiểu số, chủ yếu sinh sống tại các huyện miền núi phía tây, với các dân tộc thiểu số lâu đời như Chăm, Ê Đê, Ba-na, Hre, Hoa, Mnong, Raglai,…). Họ sống hòa thuận từ nhiều thế kỉ trước và đóng góp vào sự hình thành và phát triển của nhiều ngành nghề tại Phú Yên như nghề trồng lúa, làm nương rẫy, hay nghề đánh bắt cá… Với việc tìm ra đàn
đá, kèn đá có niên đại hơn 2.500 năm trước đây ở huyện Tuy An và nhiều di sản văn hóa Sa Huỳnh đã chứng minh rằng ở đây có cư dân cổ sinh sống và có nền văn hóa độc đáo. Bề dày lịch sử và tinh thần đoàn kết ấy đã tạo nên những đặc trưng văn hóa dân gian vô cùng đặc sắc và phong phú, từ nghệ thuật hát tượng, bài chòi, hát bả trạo, những điệu hò của ngư dân cho đến các nghi lễ, tập tục và nhiều nhạc cụ độc đáo như trống đôi – ba lớn, cồng – chiêng vạch năm nhỏ của người dân tộc miền núi. Đặc biệt là Phú Yên đón Bằng UNESCO công nhận bài chòi là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.
Ngoài ra, Phú Yên cũng là một trong những nơi có nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội Đầm Ô Loan, xã n Cư, huyện Tuy An; Lễ hội Đập Đồng Cam, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa; Lễ hội cầu ngư của ngư dân – xã n Phú, xã n Ninh Đông, huyện Tuy An và xã An Hải, Xuân Hoà, Xuân Cảnh, Xuân Thịnh của thị xã Sông Cầu; Lễ hội dâng hương tại đền Lê Thành Phương – ấp Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An; Lễ hội chọi trâu: diễn ra tại vùng núi Phú Yên như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh; Lễ bỏ mã: tại các vùng núi như huyện Sơn Hoà, Đồng Xuân, Sông Hinh và có nhiều danh lam thắng cảnh như: vịnh Vũng Rô, vịnh Xuân Đài, ghềnh Đá Đĩa, nhà thời Mằng Lăng, đảo Hòn Nưa, Hòn Chùa, ngọn Hải Đăng, bãi Môn, cao nguyên Vân Hòa, đầm Ô Loan…
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến quá trình thực hiện xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010-2019 hiện xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2010-2019
- Những ảnh hưởng tích cực trong việc thực hiện XDNTM:
+ Với vị trí địa lý thuận lợi nhất là mạng lưới giao thông nằm trên trục quốc lộ 1, đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 25 nối với tỉnh Gia Lai, quốc lộ 29 nối với tỉnh Đắk Lắk; phía Nam có cảng biển Vũng Rô và sân bay Tuy Hòa. Các tuyến giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây, cảng biển, sân bay tạo nên hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ, là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giao lưu, trao đổi hợp tác, phát triển kinh tế, văn hóa giữa Phú Yên với các tỉnh, thành trong vùng, cả nước và quốc tế.
Với bờ biển dài 189 km, có nhiều vịnh, bãi, vũng, đầm phá, gành mang vẻ đẹp hoang sơ tạo nên những cảnh quan sinh thái phong phú, đa dạng là tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch.
Qua gần 30 năm xây dựng và phát triển kể từ khi được tái lập, tách ra từ tỉnh Phú Khánh vào năm 1989, đến nay tỉnh Phú Yên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đã thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, kết cấu hạ tầng ngày càng khang trang hơn. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng hướng. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư phát triển đáng kể; một số dự án có quy mô lớn đã và đang được triển khai, sẽ tạo động lực cho tỉnh phát triển thời gian tới; bộ mặt nông thôn, miền núi, các đô thị có nhiều đổi mới, khởi sắc. Văn hóa, giáo dục, y tế, an sinh xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Với các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế và xã hội như trên, tỉnh Phú Yên sẽ phát triển nhanh và bền vững trong tương lai. Để thực hiện được mục tiêu này, tỉnh cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (NNLCLC) tại chỗ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút NNLCLC đến sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh. Đây chính là những điều kiện ban đầu đảm bảo cho việc xây dựng và thực hiện thành công chính sách thu hút NNLCLC cho các CQCM thuộc UBND tỉnh.
Tỉnh đã ban hành các loại hình văn bản để thực hiện thu hút NNLCLC, bao gồm: Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh ủy; Nghị quyết của HĐND tỉnh; Quyết định của UBND tỉnh,… Các quy định này cũng liên tục được chỉnh sửa, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương nhằm thực hiện tốt thu hút NNLCLC về công tác tại tỉnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Phú Yên là tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, một vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa, có vị trí rất quan trọng trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Hiện tại trên địa bàn tỉnh có gần 600 di tích gồm nhiều loại hình như: Di tích lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, danh lam thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, đình,
chùa, nhà thờ, lăng, miếu, dinh, lẫm. Các di tích nằm rải rác khắp địa bàn tỉnh chính là điểm nổi bật của Phú Yên.