Kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 90 - 98)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1.2. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới

Nhóm quy hoạch (tiêu chí số 1)

Đến nay, có 88/88 xã đã hoàn thành việc lập, phê duyệt, công bố công khai đồ án quy hoạch xã nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100% số xã đạt tiêu chí số 1 về Quy hoạch. Tuy nhiên, qua quá trình quản lý và thực hiện quy hoạch đã có phát sinh thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương, Sở Xây dựng đã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện tổ chức rà soát các đồ án quy hoạch xã nông thôn mới được duyệt trước đây, xem xét sự cần thiết để tiến hành điều chỉnh đồ án quy hoạch chung theo nội dung, trình tự quy định tại Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng, Thông tư số 02/2017/TT-BXD ngày 01/3/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quy hoạch xây dựng nông thôn. Triển khai thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2017- 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 676/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ theo Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 10/7/2017 của UBND tỉnh; sau đó được bổ sung một số nội dung tại văn bản số 6026/UBND-KT ngày 02/11/2017 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền lập và nội dung Đồ án quy hoạch huyện nông thôn mới.

Nhóm hạ tầng kinh tế (tiêu chí số 2,3,4,5,6,7,8,9)

- Tiêu chí giao thông (số 2): Giai đoạn 2010 - 2012 (khi chưa triển khai đề án bê tông hóa đường GTNT), khối lượng đường GTNT đã được xây dựng mới và nâng cấp chỉ được 180 km. Tuy nhiên, từ khi triển khai Đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn giai đoạn 2013 - 2015 và bê tông hóa giao thông nông thôn miền núi trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 đạt tăng thêm 1.912 km đường GTNT (giai đoạn 2013 - 2015 đạt tăng 1.513 km đường; giai đoạn 2016 - 2020 đạt thêm 399 km), nâng tổng khối lượng đường giao thông nông thôn được

cứng hóa lên 2.464,9 km/2.675 km đường (đạt 92,1%). Tổng nguồn lực thực hiện đề án bê tông hóa đường giao thông nông thôn và miền núi là 1.373,3 tỷ đồng, trong đó: Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 690,425 tỷ đồng; ngân sách huyện là 198,376 tỷ đồng; ngân sách xã là 29,5 tỷ đồng; nhân dân đóng góp là 454,8 tỷ đồng. Đến cuối năm 2015, tỷ lệ đường giao thông nông thôn đã bê tông hóa nhựa hóa đạt 77,2% (2.065,9 km/2.675km). Đến nay, đã có 74/88 xã đạt tiêu chí giao thông, chiếm 84%, tăng thêm 73 xã so với năm 2011 và tăng 16 xã so với giai đoạn 2015. Dự kiến đến năm 2020 có trên 90% số xã đạt tiêu chí giao thông.

- Tiêu chí thủy lợi (số 3): Hệ thống thủy lợi, đê kè được đầu tư, nâng cấp theo hướng đa mục tiêu, toàn tỉnh hiện có 304 công trình, trong đó 43 công trình hồ chứa thủy lợi, 115 công trình đập dâng, 146 trạm bơm tưới; kênh mương nội đồng được kiên cố từ 773km (năm 2015) lên 2.123,6km/2.167km đạt 98%, khối lượng kiên cố hóa kênh mương tăng thêm 1.350,6 km so với giai đoạn 2011 - 2015; diện tích cây trồng được tưới tăng từ 52,6% (2010) lên 57,4% (2015), tăng lên 98%, trong đó lúa được tưới ổn định tăng từ 94% (2010) lên 94,6% (2015) tăng lên 98% (2020). Đến nay, có 07/09 huyện, thị xã thành phố có 100% xã đạt tiêu chí Thủy lợi, có 86/88 xã đạt tiêu chí thủy lợi (chiếm 98% tổng số xã toàn tỉnh), tăng thêm 80 xã so với năm 2011, tăng 27 xã so với năm 2015.

- Tiêu chí điện (số 4): Trong 10 năm qua, ngành điện tiếp tục đầu tư, cải tạo nâng cấp mở rộng mạng lưới điện nông thôn với tổng vốn hơn 700 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thường xuyên an toàn tại các xã đạt 100%, tăng 2% so với giai đoạn 2011-2015. Đến nay 88/88 xã đã đạt tiêu chí điện, đạt tỷ lệ 100%, tăng thêm 48 xã so với năm 2011.

- Tiêu chí trường học (số 5): Trong 10 năm triển khai thực hiện Chương trình, các cấp, ngành đã quan tâm chỉ đạo, đầu tư có tập trung, trọng điểm trong nội dung về giáo dục và trường học. Trường lớp tại các xã ngày càng khang trang, xanh – sạch – đẹp. Tổng kinh phí đầu tư cho các huyện thực hiện cho tiêu chí trường học là hơn 320 tỷ đồng. Kết quả: Số lượng trường chuẩn quốc gia được nâng cao. Trước khi sáp nhập trường lớp, toàn tỉnh có 197/403 trường được công nhận đạt chuẩn

quốc gia (đạt tỷ lệ 48,88%), trong đó trường mầm non đạt chuẩn 35,04% (48/137 trường); cấp tiểu học đạt 70,08% (89/127 trường); Cấp THCS đạt 50,94% (54/106 trường); cấp THPT đạt 18,18% (06/33 trường). Các trường cấp huyện quản lý tiếp tục huy động nhiều nguồn lực 428,455 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, được củng cố, mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong vùng. Đến nay, có 54/88 xã đạt tiêu chí Trường học, tỷ lệ 61%, tăng 49 xã so với năm 2011, tăng 27 xã so với năm 2015.

- Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (số 6): Giai đoạn 2011-2015, với cơ chế ban hành thiết kế mẫu Nhà văn hóa và khu thể thao xã, thôn và cơ chế sử dụng các cơ sở vật chất hiện đã có ở các xã, như: Trụ sở thôn, nhà văn hoá, đình làng, hội trường…ở địa phương để tái tạo, sửa chữa bổ sung, nâng cấp thêm để đảm bảo đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, phát huy được truyền thống bản sắc văn hoá của mỗi địa phương trong vấn đề sinh hoạt văn hoá ở buôn, làng, xã. Đã tiết kiệm được chi phí đầu tư, tránh lãng phí vốn trong điều kiện ngân sách hỗ trợ và huy động dân còn rất khó khăn. Kết quả đạt tiêu chí số 6 tăng mạnh, từ 0% (2011) lên 45% số xã năm 2015. Đến giai đoạn 2016 – 2020, địa phương tiếp tục huy động nguồn lực trên 221,25 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất văn hóa ở các xã, cơ bản đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho người dân.

Hiện nay đã có 427/478 thôn, buôn có nhà văn hóa, tăng thêm 298 nhà văn hóa thôn, buôn so với năm 2010 (có 129 nhà văn hóa thôn, buôn); có 72/88 xã có nhà văn hóa, tăng 54 nhà văn hóa xã so với năm 2010 (có 18 nhà văn hóa xã). Đến nay, có 70/88 xã đạt tiêu chí số 6, tỷ lệ 80% số xã toàn tỉnh, tăng 69 xã so với năm 2011, tăng 30 xã so với năm 2015.

- Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (số 7): Trong 10 năm qua, thông qua các nguồn vốn lồng ghép từ Trung ương, địa phương, doanh nghiệp và nhân dân, các địa phương đã tiến hành cải tạo, nâng cấp 83 chợ nông thôn với số vốn 96 tỷ đồng.

Đến nay, có 81/88 xã đạt tiêu chí số 7 (chiếm tỷ lệ 92% tổng số xã toàn tỉnh), tăng 68 xã so với năm 2011, tăng 32 xã so với năm 2015 (số liệu tổng hợp từ báo cáo của các địa phương).

- Tiêu chí thông tin và truyền thông (số 8): Hiện nay có 83/88 xã có điểm phục vụ bưu chính. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng viễn thông đã phát triển, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, internet phục vụ đời sống của người dân vùng nông thôn. Đến nay, có 87/88 xã trên địa bàn tỉnh có điểm phục vụ viễn thông và có đường truyền internet đến thôn (01 xã chưa có internet là xã Phú Mỡ - huyện Đồng Xuân) và có 1.043 vị trí trạm BTS phủ sóng toàn bộ khu dân cư, thôn trong xã; hệ thống đài truyền thanh các xã cơ bản đáp ứng có 87/88 xã có hệ thống đài truyền thanh có hệ thống loa hoạt động đến các thôn; Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện nay có 83/88 xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành. Kết quả theo đánh giá của ngành Thông tin và truyền thông có 79/88 xã đạt tiêu chí số 8, đạt tỷ lệ 89,7% tổng số xã, tăng 55 xã so với năm 2011. Theo báo cáo thống kê của các địa phương đã có 84/88 xã đạt tiêu chí bưu điện, tỷ lệ đạt 95%, tăng thêm 60 xã so với năm 2011.

- Tiêu chí nhà ở dân cư (số 9): Nguồn lực chính để thực hiện tiêu chí này chủ yếu từ nguồn huy động dân, từ 2016 đến nay huy động 326,716 tỷ đồng, kết hợp các Quỹ vì người nghèo với các Chương trình, dự án như Chương 167, giảm nghèo, vốn vay từ kênh ngân hàng để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh cải tạo nhà ở, xóa nhà ở tạm, nhà dột nát. Năm 2016 thực hiện xóa 751 nhà; năm 2017 thực hiện xóa 251; năm 2018 hỗ trợ xóa 176 nhà. Các địa phương đang tiếp tục vận động nhân dân đồng thời huy động các nguồn vốn để xóa nhà tạm, dột nát. Có 59/88 xã đạt tiêu chí số 9, tỷ lệ đạt 67%, tăng thêm 55 xã so với năm 2011, tăng 18 xã so với năm 2015.

Nhóm kinh tế và tổ chức sản xuất (tiêu chí số 10,11,12,13)

- Tiêu chí thu nhập (số 10): Theo kết quả điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình trên phạm vi toàn tỉnh khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 là: 36 triệu đồng/người, tăng 3,2 lần so với năm 2011 và tăng 1,5 lần so với

năm 2015. Dự ước đến cuối năm 2019, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn là 39 triệu đồng/người/năm. Chính vì giá cả thị trường bình ổn, đời sống chi tiêu, giá cả trên địa bàn tỉnh còn thấp, do đó với mức thu nhập này cơ bản đảm bảo đời sống của người dân trên địa bàn tương đối ổn định. Có 62/88 xã đã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập, tỷ lệ đạt 70%, tăng 59 xã so với năm 2016, tăng 07 xã so với năm 2015.

- Tiêu chí hộ nghèo (số 11): Triển khai tốt đề án Chương trình mục tiêu giảm nghèo, Chương trình 135, chính sách hỗ trợ cho người dân sinh sống vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn...Năm 2011, toàn tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn là 19,46%, đến 2016 giảm xuống còn 14,69%, đến đầu năm 2019 giảm xuống còn 7,1%. Đến nay, có 59/88 xã đạt tiêu chí số 11, tỷ lệ đạt 67% số xã trên địa bàn. Tăng thêm 57 xã so với năm 2011, tăng 23 xã so với năm 2015.

- Tiêu chí lao động có việc làm (số 12): Triển khai chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh, chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách hỗ trợ tư vấn giới thiệu việc làm và bồi dưỡng kiến thức khởi nghiệp, chính sách phát triển thị trường lao động, tổ chức kết nối cung – cầu lao động... Đến nay, có 86/88 xã đạt tiêu chí số 12, tỷ lệ đạt 98%, tăng 01 xã so với năm 2016, bình quân tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 91%

- Tiêu chí tổ chức sản xuất (số 13): Hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 130 HTX, trong đó 93 HTX nông nghiệp, 01 Liên hiệp HTX nông nghiệp đang hoạt động, trong đó số HTX hoạt động hiệu quả tỷ lệ đạt gần 54%. Tổng số thành viên 105.998 thành viên, nguồn vốn hoạt động 342,316 tỷ đồng, bình quân 3,651 tỷ đồng/HTX, doanh thu bình quân HTXNN đạt 3,4 tỷ đồng/HTX/năm,lãi bình quân của HTX đạt 145 triệu đồng/HTX/năm.

Một số mô hình HTX điển hình, như: Mô hình HTX nông nghiệp gắn với phát triển làng nghề trồng dâu nuôi tằm sản xuất rượu tằm; mô hình sản xuất muối trải bạc; mô hình khai thác và quản lý chợ hiệu quả; mô hình liên kết cánh đồng lớn sản phẩm lúa chất lượng cao;… Về các lĩnh vực kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình ở nông thôn ngày càng phát triển: Toàn tỉnh có 184 trang trại nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản với tổng số 5.355 lao động; tổng diện tích đất sử dụng 2.987ha, bình quân 16,22ha/1 trang trại. Tổng giá trị sản phẩm thu của các trang trại đạt 410 tỷ đồng, bình quân hơn 2,23 tỷ đồng/trang trại.

So với giai đoạn 2011 – 2015, các địa phương đã quan tâm chỉ đạo, đầu tư nhiều đến phát triển sản xuất theo hướng chuỗi giá trị, thực hiện củng cố và phát triển các hợp tác xã kiểu mới theo mô hình “HTX phát triển sản xuất gắn với chuỗi giá trị”, giữ vững và phát triển làng nghề truyền thống như: trồng dâu nuôi tằm lấy tơ, chế biến rượu tằm, làng nghề bó chổi đót, bánh tráng Hòa Đa, muối Tuyết Diêm,... Đến nay, đã có 71/88 xã đạt tiêu chí số 13, tỷ lệ đạt 81%, tăng 29 xã so với năm 2011, tăng 3 xã so với năm 2015.

Nhóm văn hóa – xã hội – môi trường (tiêu chí số 14,15,16,17)

- Tiêu chí giáo dục (số 14): Cơ sở vật chất giáo dục tiếp tục được quan tâm đầu tư nâng cấp, xây mới góp phần giữ vững, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn, mức độ phổ cập giáo dục các cấp từ mầm non đến trung học cơ sở và xóa mù chữ ngày càng nâng cao, cụ thể: Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100% số xã trên địa bàn tỉnh; phổ cập giáo dục tiểu học có 09/09 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 đạt tỷ lệ 100%; phổ cập giáo dục trung học cơ sở có 100% xã, huyện, thị, thành phố đạt chuẩn; xóa mù chữ có 07 đơn vị cấp huyện đạt mức độ 2 và 02 đơn vị đạt mức độ 1; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc, học nghề đạt 92,89% (năm 2019) tăng thêm 5,21% so với năm 2010 (87,68%); tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt 56,25% tăng 13,86% so với năm 2010 (42,39%). Đến nay, có 79/88 xã đạt tiêu chí số 14 (tỷ lệ đạt 90% tổng số xã toàn tỉnh), tăng 35 xã so với năm 2011, tăng 15 xã so với năm 2015.

- Tiêu chí Y tế (số 15): Cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực của hệ thống y tế cơ sở được tăng cường, tập trung đầu tư, ưu tiên cho các xã khó khăn, các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới hàng năm và giai đoạn. Các hoạt động thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia, về sức khỏe môi trường, y tế học đường, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em… được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đến nay

có 52/112 trạm y tế xã đã được đầu tư xây mới, nâng cấp, sữa chữa, đảm bảo duy trì hoạt động. Năm 2013 toàn tỉnh có 25 xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, đến năm 2018 đạt tỷ lệ 91,96%. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 30% năm 2011 lên 78,2% năm 2015, tăng lên 83,6% năm 2018, năm 2019 tăng lên 85%. Bình quân tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) toàn tỉnh là 27,5% (năm 2018). Đến nay, có 70/88 xã đạt tiêu chí số 15 tỷ lệ đạt 80% tổng số xã toàn tỉnh), tăng 52 xã so với năm 2011, tăng 15 xã so với năm 2015.

- Tiêu chí văn hóa (số 16): Công trình nhà văn hóa, sân vận động, trung tâm thể thao từ cấp thôn đến xã ở nhiều nơi được đầu tư xây dựng khang trang, các thiết chế văn hóa được xây dựng, hoạt động thể dục thể thao, văn hóa, hội họp của người dân ngày càng phát triển. Các địa phương đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng nếp sống văn hóa trong gia đình, phát huy và gìn giữ các lễ hội văn hóa vùng nông thôn giàu bản sắc dân tộc. Tỷ lệ gia đình văn hóa tăng từ 84,41% (năm 2011) lên 92,89% (năm 2018); tỷ lệ thôn, buôn, khu phố đạt văn hóa tăng từ 69,5% lên 90,72%. Có 533/625 thôn, buôn được công nhận danh hiệu văn hóa, đạt tỷ lệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)