Chƣơng 3 : PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
3.2. Giải pháp chủ yếu quản lý nhà nƣớc về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh
3.2.9. Tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn
và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong những năm tới, cần phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững chủ quyền biên giới, vùng trời, vùng biển, đảo của đất nước. Bảo vệ vững chắc Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch; trong bất kỳ tình huống nào cũng không để xảy ra bị động, bất ngờ, sẵn sàng ứng phó có hiệu quả trước các mối đe dọa.
- Cần tập trung chỉ đạo nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đảng viên, phát huy có hiệu quả vai trò hạt nhân lãnh đạo của chi bộ khu dân cư trong việc chỉ đạo XDNTM trên địa bàn; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia XDNTM, các phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, gắn với tuyên truyền giáo dục yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người công dân trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; đồng thời phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong việc giám sát, phản biện quá trình XDNTM…
Đẩy mạnh nâng cao chất lượng thực hiện phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị thực hiện tốt các nhiệm vụ quốc phòng- an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng - an ninh.
Chủ động nắm tình hình, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Thực hiện có hiệu quả các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy. Tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các lực lượng Công an, Quân sự, biên phòng với các ban ngành đoàn thể… nhằm huy động
sức mạnh tổng hợp trong công tác phòng ngừa đấu tranh các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và chấp hành tốt trong cán bộ, nhân dân. Tăng cường công tác tiếp và giải quyết các kiến nghị của công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở tất cả các ngành, các cấp vận động thuyết phục, hòa giải các vụ việc ngay từ khi mới phát sinh.
3.3. Kiến nghị
Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, ván đề cơ bản là nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân nông thôn, do đó cần ưu tiên đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành nghề nông thôn, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
3.3.1. Đối với Chính Phủ
- Phân bổ vốn theo đặc thù từng vùng, từng địa phương; quy định tỷ lệ ngân sách các cấp hàng năm để thực hiện Chương trình nông thôn mới.
- Đối với những tiêu chí mềm mang tính đặc trưng của vùng miền, phát triển theo từng giai đoạn cần có sự rà soát, đánh giá lại để điều chỉnh một cách phù hợp với thực tế, giai đoạn triển khai.
- Đề nghị Trung ương quan tâm, có cơ chế hỗ trợ thêm đối với các địa phương triển khai huyện kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, khu dân cư và vườn mẫu, trong giai đoạn tới.
- Đề nghị Trung ương sớm triển khai chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp trên diễn rộng, tạo điều kiện người dân, các thành phần kinh tế sản xuất nông nghiệp tham gia để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
- Có văn bản hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Nhà nước tập trung và ưu tiên vốn nhằm hỗ trợ cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
3.3.2. Đối với các Bộ, ngành ở Trung ương
- Rà soát, sửa đổi bổ sung để ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, trong đó ưu tiên
cho các vùng còn nhiều khó khăn; tăng cường phân cấp cho cấp xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân và cộng đồng thực hiện.
- Có chính sách hỗ trợ các địa phương trong việc tích tụ ruộng đất và xây dựng vùng nguyên liệu; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nông dân và các tổ chức kinh tế ở nông thôn vay vốn tín dụng ưu đãi, nhất là các hộ phát triển kinh tế quy mô trang trại ở địa phương.
3.3.3. Đối với tỉnh
UBND tỉnh bố trí nguồn vốn kịp thời cho địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM theo Đề án đã được phê duyệt, đặc biệt là các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu theo Nghị quyết số: 76/2013 của HĐND tỉnh, tăng cường vốn để hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất.
Các Sở, ngành có liên quan tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các đơn vị nghiên cứu, các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ tiếp cận với các vùng sản xuất của địa phương. Hình thành các mối liên kết với nông dân, hợp tác xã trong việc đầu tư cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
3.3.4. Đối với cấp huyện
Các thành viên Ban chỉ đạo được phân công phụ trách địa bàn tăng cường bám sát cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch với các giải pháp cụ thể, thiết thực, có tính khả thi cao để triển khai thực hiện; đồng thời kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả đạt được, chỉ ra những vướng mắt để giải quyết kịp thời.
3.3.5. Đối với cấp xã
Tiếp tục cụ thể hóa kế hoạch XDNTM của huyện giai đoạn 2016-2020 vào thực tế của địa phương. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ XDNTM tại địa bàn.
Chủ động tham mưu, triển khai các biện pháp nhằm huy động nguồn lực cho XDNTM. Làm chủ đầu tư đối với một số hạng mục công trình XDNTM trên địa bàn xã theo quy định hiện hành của Trung ương, của tỉnh và huyện được giao theo quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực XDNTM theo quy định.
Tiểu kết chƣơng 3
Chương 3 của đề tài đã đề cập đến những nội dung sau:
Một là, nêu phương hướng, quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nước trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Phú Yên.
Hai là, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên ở chương I và chương II, luận văn đã đưa ra 10 nhóm giải pháp chủ yếu tăng cường quản lý nhà nước trong quá trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Yên gồm:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về nông thôn mới, triển khai sâu rộng và thiết thực Phong trào thi đua “Phú Yên chung sức xây dựng nông thôn mới” - Quản lý việc thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt. - Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội
- Giải pháp đào tạo, giáo dục, bồi dưỡng cán bộ phụ trách xây dựng nông thôn mới
- Giải pháp thúc đẩy dân chủ ở cơ sở trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác thực hiện các đề án, dự án thực hiện xây dựng nông thôn mới
- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn
- Tập trung nâng cao chất lượng toàn diện các hoạt động văn hóa xã hội, y tế và bảo vệ môi trường
- Tăng cường xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.
- Xây dựng cơ chế chính sách huy động nguồn lực
Ba là, trong mỗi giải pháp đều đưa ra các giải pháp cụ thể và phân tích kỹ có
tính khả thi. Để có được thành công cần có sự tập trung chỉ đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, công chức; phát huy được vai trò chủ thể của người dân và rất cần sự giúp đỡ của Trung ương với những cơ chế chính sách hợp lý.
KẾT LUẬN
Từ quá trình phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn kết quả XDNTM ở tỉnh Phú Yên qua các chương đã nêu trong đề tài. Chúng ta thấy, để xây dựng được nông thôn mới thành công thì vai trò của quản lý nhà nước về XDNTM là đặc biệt quan trọng. Chúng ta thực hiện Chương trình XDNTM hiện nay trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, tình hình suy thoái kinh tế trên diện rộng, nợ công cao, quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, nguồn lực ngày càng khan hiếm, biến đổi khí hậu ngày càng sâu sắc. Một số bộ phận không nhỏ cán bộ thực thi nhiệm vụ tại các cơ quan, chính quyền các cấp có biểu hiện quan liêu, suy thoái đạo đức…Chính những yếu tố, những khó khăn trên đòi hỏi chúng ta phải tăng cường vai trò của quản lý nhà nước về XDNTM để điều hành, điều chỉnh, lựa chọn các giải pháp tốt, mang tính khả thi nhằm XDNTM thành công, bền vững. Xác định được vai trò quan trọng của quản lý nhà nước về XDNTM nên trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách đúng đắn, được cụ thể hoá bằng các Nghị quyết, Quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện XDNTM. Sau 10 năm thực hiện XDNTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đời sống kinh tế xã hội khu vực nông thôn dần được nâng lên, nhân dân có cuộc sống ấm no, tươi đẹp. Có được những kết quả trên chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy, Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh, luôn chú trọng công tác quản lý nhà nước về XDNTM. Điều đó được thể hiện qua các cách làm như: Đẩy mạnh công tác truyên truyền; kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy kịp thời với sự thay đổi; Chỉ đạo quyết liệt công tác quy hoạch; đổi mới huy động nguồn lực; Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các tiêu chí và các hoạt động đối với XDNTM.
Tuy vậy, công tác quản lý nhà nước về XDNTM trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế: Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo một số xã chưa quyết liệt, chưa sâu sát, chưa thực sự tâm huyết; Một số địa phương cán bộ cấp xã chưa nắm hết chủ trương, chính sách trong tuyên truyền XDNTM; Quy hoạch còn nặng về hạ tầng, chưa chú ý tới các tiêu chí mềm; Nhân rộng các mô hình sản xuất tiêu biểu còn
chậm; Công tác duy tu, bảo trì công trình hạ tầng còn chưa chú trọng, nhanh chóng xuống cấp; Còn lúng túng trong vận dụng cơ chế chính sách huy động vốn; Chất lượng kiểm tra giám sát còn hạn chế, vẫn còn nhiều sai sót yếu kém trong triển khai thực hiện.
Từ những tồn tại hạn chế được rút ra trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước về XDNTM trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Có thể rút ra một số các giải pháp cần tập trung thực hiện để hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước về XDNTM trong những giai đoạn tiếp theo như sau: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về XDNTM; Củng cố tổ chức bộ máy, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và thực hiện điều hành, quản lý nhà nước về XDNTM; Rà soát, bổ sung và quản lý quy hoạch; Đổi mới phương thức huy động các nguồn lực XDNTM; Đầu tư, xây dựng đạt chuẩn các tiêu chí XDNTM; Chú trọng kiểm tra, giám sát, tổng kết đánh giá việc thực hiện XDNTM.
Tỉnh Phú Yên tuy còn gặp nhiều khó khăn khi mới bắt đầu triển khai Chương trình. Nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của các cấp uỷ, Đảng, Chính quyền, nắm bắt đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. Chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Yên sẽ tận dụng mọi cơ hội, phát huy nội lực trong Nhân dân để thực hiện thắng lợi Chương trình MTQG về XDNTM.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Yên (2011), về đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững gắn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số: 08 -NQ/TU, Phú Yên.
2. Ban Chấp hành Trung ương (2008), về nông nghiệp, nông dân, nông thôn xác định nhiệm vụ xây dựng chương trình xây dựng nông thôn mới, Nghị quyết số: 26-NQ/TW, Hà Nội.
3. Ban Chỉ đạo CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM Tỉnh Phú Yên.
4. Ban chỉ đạo CTMTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Phú Yên (2015), Báo cáo tổng kết thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 và phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.
5. BCH Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết 26-NQ/TW, Hội nghị BCHTW lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
6. Bộ nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2015). Một số văn bản phát luật hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn. NXB lao động - xã hội.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Kế hoạch 5 năm 2011-2015 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 41/2013/TT- BNNPTNT ngày 04/10/2013 về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.
9. C.Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Trần nh Chương (2015), Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bình Dương, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia.
11. Cục Thống kê tỉnh Phú Yên (2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018), Niên giám thống kê năm (2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, 2019)
Phú Yên.
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Hành chính công, Nxb Thống kê, Hà Nội.
18. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2013) Nghị quyết số 75/2013/NQ-HĐND của HDND tỉnh ngày 29/3/2013, Triển khai Chương trình bê tông hóa đường GTNT giai đoạn 2013-2015
19. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2013) Nghị quyết số 76/2013/NQ- HĐND, ngày 29/3/2013 về thực hiện cơ chế hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện các nội dung trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013 – 2020
20. Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Yên (2016) Nghị quyết số 60/NQ-HĐND, ngày