Kinh nghiệm trong chỉ đạo XDNT Mở tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 39 - 42)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.1.1. Kinh nghiệm trong chỉ đạo XDNT Mở tỉnh Đắk Lắk

Tỉnh Đắk Lắk là tỉnh miền núi có vị trí địa lý ở trung tâm của vùng Tây Nguyên. Diện tích tự nhiên hơn 13 ngàn km². Dân số khoảng 1,9 triệu người, gồm 47 dân tộc anh em sinh sống, các dân tộc thiểu số chiếm hơn 30% dân số toàn tỉnh; tỉnh có 13 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố; có 184 xã, phường, thị trấn. Vùng nông thôn có 152 xã với diện tích chiếm hơn 97% diện tích toàn tỉnh; với trên 344 ngàn hộ, trên 1,45 triệu khẩu, chiếm hơn 79% tổng số hộ, hơn 75% số khẩu toàn tỉnh. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò, vị trí rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế, xã hội tỉnh Đắk Lắk. [39]

Đắk Lắk có thế mạnh về phát triển nông nghiệp như: đất đai rộng lớn, màu mỡ và khí hậu thuận lợi, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là trên 620 ngàn ha, trong đó có hơn 40% là đất đỏ bazan (cà phê: 203 ngàn ha, cao su: 37 ngàn ha, điều: 23 ngàn ha, cây ăn quả: 20 ngàn ha…); rừng và đất lâm nghiệp trên 700 ngàn ha, ngoài ra còn gần 40 ngàn ha mặt nước nuôi trổng thủy sản có tiềm năng lớn để phát triển nông lâm nghiệp có giá trị gia tăng cao.

Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, chiếm khoảng 40% GDP. Giá trị sản xuất nông nghiệp luôn tăng trưởng bình quân từ 4-5%/năm, đặc biệt là nhóm cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều,… chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, sản xuất nông nghiệp giải quyết việc làm và thu nhập cho gần 70% lao động của tỉnh.

Sau khi chương trình XDNTM được triển khai, nhiều phong trào mới như việc phấn đấu nâng cao mức sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo; chỉnh trang nhà ở; làm đường giao thông nông thôn; vệ sinh đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; thu gom, xử lý rác thải... bắt đầu được tổ chức thực hiện và dần đi vào nề nếp, vừa tạo khí thế phấn khởi cho nhân dân, vừa nuôi dưỡng sức dân và được lòng dân. Từ đó đã khơi dậy và phát huy tốt vai trò chủ thể của nhân dân là nhân tố quyết định thành công của chương trình.

Qua hơn 10 năm thực hiện chương trình, với sự lãnh đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành Trung ương cùng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và sự đồng thuận cao của nhân dân trong tỉnh, chương trình XDNTM của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng.

Kết quả huy động nguồn lực XDNTM trên địa bàn tỉnh: qua 05 năm thực hiện Chương trình, toàn tỉnh đã huy động hơn 140.655 tỷ đồng cho xây dựng nông thôn mới, bao gồm:

Giai đoạn 2011 - 2015

Tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình trong 5 năm là 37.455.532 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước bố trí trực tiếp cho Chương trình: 500.436 triệu đồng (tỷ lệ 1,3%), bao gồm:

+ Ngân sách trung ương: 250.955 triệu đồng (vốn đầu tư: 32.899 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 58.056 triệu đồng; vốn trái phiếu chính phủ: 160.000 triệu đồng).

+ Ngân sách địa phương: 249.481 triệu đồng (NS tỉnh: 64.033 triệu đồng, NS huyện: 95.720 triệu đồng, NS xã: 89.728 triệu đồng).

- Vốn lồng ghép từ chương trình, dự án khác: 7.855.272 triệu đồng (tỷ lệ 21%). - Vốn tín dụng: 17.718.000 triệu đồng (tỷ lệ 47,3%).

- Vốn huy động từ doanh nghiệp: 1.321.938 triệu đồng (tỷ lệ 3,5%). - Vốn đóng góp của cộng đồng dân cư: 1.490.000 triệu đồng (tỷ lệ 4%). - Vốn huy động từ nguồn vốn khác: 8.569.886 triệu đồng (tỷ lệ 22,9%).

Giai đoạn 2016 - 2019

Dự kiến tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình trong 5 năm là 103.278.685 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước bố trí trực tiếp cho Chương trình: 3.122.594 triệu đồng (tỷ lệ 3%), bao gồm:

+ Ngân sách trung ương: 1.148.400 triệu đồng (vốn đầu tư: 800.200 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 260.200 triệu đồng; vốn trái phiếu chính phủ: 88.000 triệu đồng).

+ Ngân sách địa phương: 1.974.194 triệu đồng (NS tỉnh: 1.093.245 triệu đồng, NS huyện: 465.615 triệu đồng, NS xã: 415.334 triệu đồng).

- Vốn lồng ghép từ chương trình, dự án khác: 5.930.838 triệu đồng (tỷ lệ 5,7%). - Vốn tín dụng: 90.427.573 triệu đồng (tỷ lệ 87,6%).

- Vốn huy động từ doanh nghiệp: 1.790.000 triệu đồng (tỷ lệ 1,7%). - Vốn đóng góp của cộng đồng dân cư: 2.007.680 triệu đồng (tỷ lệ 1,9%). Những kết quả đạt được trong XDNTM trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là do nhiều yếu tố, trong đó việc thực hiện tốt cơ chế phân bổ và giám sát thực hiện nguồn lực XDNTM đã góp phần quan trọng trong toàn bộ quá trình XDNTM của tỉnh, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Một là, Xây dựng nông thôn mới thực chất là thực hiện các nội dung cụ thể để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Do đó, phải gắn XDNTM với tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hai là, Phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng phải là giải pháp quan trọng hàng đầu. Làm cho dân hiểu, dân tin, dân hưởng ứng bằng sự tham gia bàn bạc, hiến kế, đóng góp công, của và chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình là yếu tố quyết định sự thành công trong xây dựng nông thôn mới.

Ba là, Vai trò của cán bộ chủ chốt là hết sức quan trọng, nhất là trong công tác luân chuyển và bố trí cán bộ chủ chốt ở cơ sở. Thực tiễn triển khai Chương trình thời gian qua cho thấy, ở nơi nào người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự quan tâm vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì kết quả XDNTM sẽ có chuyển biến rõ nét cả về số lượng và chất lượng đạt chuẩn.

Bốn là, Để đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, từng địa phương phải có cách làm phù hợp với điều kiện thực tế, lựa chọn các nội dung, nhiệm vụ ưu tiên để thực hiện; vận dụng sáng tạo cơ chế chính sách của Trung ương, có phương thức huy động các nguồn lực phù hợp; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế sẵn có gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, thu hút doanh nghiệp về đầu

tư phát triển sản xuất, kinh doanh; kịp thời phát hiện các mô hình hay, cách làm sáng tạo, các phong trào thi đua hiệu quả để triển khai nhân rộng, tạo sự lan tỏa trên địa bàn.

Năm là, Phải có hệ thống chỉ đạo, đồng bộ, hiệu quả; có bộ máy giúp việc đủ năng lực, chuyên nghiệp, sát thực tế sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho công tác chỉ đạo có hiệu quả; đồng thời, phải thực sự phát huy vai trò chủ thể của người dân để người dân tích cực hưởng ứng, chủ động thực hiện các nhiệm vụ của mình... đây là các yếu tố quan trọng, có vai trò quyết định sự thành công trong chỉ đạo, thực hiện Chương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở tỉnh phú yên hiện nay (Trang 39 - 42)