7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước
Chính sách vĩ mô, chiến lược, mục tiêu phát triển KT-XH của quốc gia và chiến lược phát triển KT-XH của địa phương. Xây dựng nông thôn mới là một vấn đề liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân. Các chính sách đối với nông dân phải đảm bảo lợi ích, phát huy dân chủ và mọi tiềm năng của nông
dân trong XDNTM. Thực hiện có hiệu quả giữa chính sách kinh tế, chính sách xã hội, an sinh xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế bền vững. Các địa phương cần lựa chọn các tiêu chí để ưu tiên thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về phát triển KT-XH của địa phương, hình thành các tiêu chí có điều kiện thuận lợi để thực hiện.
- Có thể phân chia thành 02 nhóm chính sách chủ yếu đang được thực hiện để hỗ trợ XDNTM là:
+ Nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp gồm: các chính sách hướng trực tiếp vào việc hỗ trợ các xã thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới. Các Bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực nào được giao chủ trì lĩnh vực đó và đề xuất với Chính phủ ban hành quy định cụ thể về chính sách đầu tư, hỗ trợ.
+ Nhóm chính sách hỗ trợ gián tiếp gồm: các chính sách hỗ trợ hoạt động XDNTM, gián tiếp tác động với việc đạt được các tiêu chí nông thôn mới.
Ví dụ: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chính sách đưa trí thức trẻ về nông thôn, chính sách khuyến nông, chính sách tín dụng, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Để triển khai thực hiện chương trình XDNTM ngoài các chính sách thì yếu tố về vốn là điều kiện quan trọng. Trong quá trình thực hiện sẽ còn rất nhiều thứ phát sinh cần đến vốn. Nếu nguồn vốn hỗ trợ chậm sẽ ảnh hưởng đến tiến độ mà Chương trình đề ra.