PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cúu
Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn xã Hiền Lương của Huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình vì đây là một xã có diện tích rừng lớn và số hộ được chi trả DVMTR nhiều.
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu như kết quả nghiên cứu, các báo cáo, thống kê, các kết quả điều tra có sẵn, số liệu về đặc điểm kinh tế, môi trường và xã hội...
Các số liệu này được khai thác từ những nguồn đáng tin cậy như: Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quỹ BV&PTR Việt Nam; UBND Tỉnh Hòa Bình; Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Hòa Bình; Quỹ BV&PTR Tỉnh Hòa Bình; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Đà Bắc, Hạt Kiểm huyện Đà Bắc, UBND xã Hiền Lương và kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác...
Bảng 3.4. Nguồn thông tin thứ cấp
Loại thông tin thứ cấp Nguồn thông tin
Đăc điểm địa hình điều kiện tự nhiên Phòng Địa chính xã; Mạng internet Tình hình phát triển kinh tế Văn phòng UBND xã Hiền Lương Tình hình dân số Phòng dân số UBND xã Hiền Lương Tình hình sử dụng đất đai Phòng Tài nguyên môi trường xã
Hiền Lương Tình hình rừng, sản xuất lâm
nghiệp…
Quỹ BV&PTR Tỉnh Hòa Bình; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Đà Bắc, Hạt Kiểm huyện Đà Bắc
31
3.2.2.2. Thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn (mẫu phiếu ở phần Phụ lục).
Tiến hành điều tra, phỏng vấn 58 hộ có đất lâm nghiệp thuộc địa bàn 3 thôn. Trong đó, thôn Ké: 17 hộ, thôn Doi: 20 hộ và thôn Dưng: 21 hộ thông qua bộ phiếu điều tra đã chuẩn bị trước.
Thôn Doi, Thôn Ké và thôn Dưng là 3 trong 6 thôn của xã Hiền Lương. Thôn Doi là thôn trung tâm xã, dân cư chủ yếu là người Mường và người Kinh. Trong khi đó hai thôn Dưng và thôn Ké cách xa trung tâm xã từ 3km đến 5km, gồm có có 4 dân tộc Mường, Kinh, Dao, Tày cùng sinh sống. Các hộ gia đình của 3 thôn đền có rừng, và tham gia vào sản xuất nông nghiệp, khai thác sản phẩm từ rừng là chủ yếu.
Bảng 3.5. Thống kê số lượng mẫu điều tra
STT Đối tượng điều tra Số lượng phiếu
1 Hộ dân - Thôn Ké - Thôn Dưng - Thôn Doi 58 17 21 20 2 Cán bộ thôn 3 Tổng 61 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu sau khi thu thập sẽ được nhập vào máy tính và xử lý qua phần mềm Excel để tổng hợp và sử lý số liệu.
32
3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: giúp mô tả về đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra, và thực trạng thực hiện chi sách chi trả DVMTR của các hộ từ đó làm cơ sở để phân tích sự thực hiện chính sách chi trả DVMTR của hộ dân.
Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định sự khác nhau về tính chất đặc điểm của nhóm hộ điều tra.
Phương pháp sử dụng thang đo Likert: Sử dụng thang đo các mức độ ( Từ rất thấp đến Cao) để đánh giá nhận định của hộ về mức độ tương xứng của tiền DVMTR so với công sức bỏ ra để chăm sóc, bảo vệ rừng.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Chỉ tiêu phản ánh thông tin chung của các hộ điểu tra Chỉ tiêu phản ánh diện tích đất rừng được chi trả DVMTR
Chỉ tiêu phản ánh các hoạt động gắn với đất rừng được giao khoán, bảo vệ của hộ
Chỉ tiêu phản ánh tình hình tham gia vào các tổ nhóm, đội tuần tra bảo vệ rừng
Chỉ tiêu phản ánh tình hình chi trả tiền DVMTR
Chỉ tiêu phản ánh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức chính sách chi trả DVMTR của hộ
Chỉ tiêu phản ánh lợi ích các hộ nhận được từ chính sách chi trả DVMTR
Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách trên địa bàn xã Hiền Lương.
33