Tính rõ ràng minh bạch, công bằng trong cách thức chi trả

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 68 - 88)

Các nhận định Quan điểm của hộ (%)

Không đồng ý

Phân vân

Đồng ý

Các hộ có diện tích rừng như nhau nên được chi trả bằng nhau chứ không nên phân biệt theo vị trí của khu rừng

8,6 5,2 86,2

Chi trả dịch vụ môi trường rừng nên trả cho các hộ dựa trên số ngày công mà hộ tham gia vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng

46,5 7,0 46,5

Địa phương cần giám sát, chấm công các hộ tham gia vào hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng để làm căn cứ chi trả

29,3 10,4 60,3

Chi trả dịch vụ môi trương rừng cần trả theo kết quả rừng được bảo vệ, phát triển

5,2 5,2 89,6 Kết quả kiểm tra, nghiệm thu kết quả

chăm sóc, bảo vệ rừng cần được công khai cho dân biết

0,0 3,5 96,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)

Những số liệu ở bảng trên cho thấy, các hộ đa số bày tỏ quan điểm rằng: Việc chi trả DVMTR nên căn cứ vào diện tích rừng chứ không nên căn cứ vào vị trí khu rừng; Chi trả dịch vụ môi trường rừng nên trả cho các hộ dựa trên số ngày công mà hộ tham gia vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng; Địa

57

phương cần giám sát, chấm công các hộ tham gia; Chi trả dịch vụ môi trương rừng cần trả theo kết quả rừng được bảo vệ; Kết quả kiểm tra, nghiệm thu kết quả chăm sóc, bảo vệ rừng cần được công khai cho dân biết. Những quan điểm này cũng cho thấy, nếu việc chi trả đảm bảo tính minh bạch thì người dân sẽ đồng lòng và an tâm tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng.

4.2.5 Mức chi trả

Xã Hiền Lương là xã có diện tích rừng được chi trả DVMTR lớn. Tuy nhiên, gần 50% số hộ phỏng vấn cho rằng mức tiền mà họ nhận được còn thấp hơn so với công sức họ bỏ ra để chăm sóc, bảo vệ rừng.

Biểu đồ 4.2. Nhận định của hộ về mức độ tương xứng của tiền DVMTR so với công sức bỏ ra để chăm sóc, bảo vệ rừng

Quá trình điều tra phỏng vấn khi được hỏi về mức chi trả có nhiều ý kiến cho rằng khi chưa điều tiết nâng mức chi trả người dân không mặn mà nhận nguồn tiền này, bởi nguồn chi quả quá thấp có những chủ rừng diện tích được chi trả dưới 1ha nên cả năm họ chỉ được nhận vài nghìn đồng, do đó nhiều hộ đã không lĩnh tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, gây nhiều khó khăn trong việc chi trả, cũng vì vậy mà việc bảo vệ và phát triển rừng có phần hạn chế, tình trạng phá rừng , chuyển đổi đất rừng làm nương còn xảy ra thường xuyên. Nhưng từ khi mức chi trả DVMTR được điều tiết nâng lên gần

0 5 10 15 20 25 30

58

400 nghìn đồng/ ha/ năm tinh thần trách nhiệm bảo vệ rừng của người dân có chuyển biến rõ rệt, người dân đã chủ động hơn trong việc trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng.

4.3 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR DVMTR

4.3.1. Giải pháp hoàn thiện môi trường luật pháp và cơ chế chính sách , các quy định về chi trả DVMTR các quy định về chi trả DVMTR

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành thêm điều khoản quy định về xử lý vi phạm hành chính trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR, trong đó sẽ nêu trách nhiệm của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc giám sát, xử lý vi phạm. Một trong những thuận lợi của giải pháp này là sự ra đời và thời điểm có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 của Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về thi hành Luật Lâm nghiệp.

Các Bộ liên quan sớm ban hành thông tư hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để rà soát rừng và chủ rừng phù hợp với các điều kiện về thực trạng tài liệu, hiện trạng rừng hiện có, thời gian, kinh phí và yêu cầu của công việc chi trå DVMTR.

Trên cơ sở Luật lâm nghiệp và các văn bản dưới luật được ban hành các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân, tổ chức được rõ để triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR có hiệu quả.

Về việc sử dụng quỹ dự phòng, cần hướng dẫn việc trích lập quỹ dự phòng (5%). các tiêu chí xác định tình trạng thiên tai, khô hạn để làm căn cứ lập phương án sử dụng quỹ dự phòng, việc sử dụng quỹ dự phòng để chi trả cho các hộ dân tiếp tục bảo vệ rừng.

Ban hành các văn bản hướng dẫn, định mức thu cụ thể đối với các loại dịch vụ như: Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon của hệ sinh thái rừng Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ

59

rừng cho nuôi trồng thuỷ sản; Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất...

Về mức chi trả tiền DVMTR: Cần điều chỉnh mức chi trả DVMTR theo hướng tăng lên nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng và phù hợp với tình hình biến động giá hiện nay nhằm động viên khuyến khích chủ rừng và người dân tham gia bảo vệ rừng tốt hơn thông qua việc tăng cường thu tiền DVMTR đối với các cơ sở sản xuất nước sạch, các cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái theo đúng quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều về thi hành Luật Lâm nghiệp.

Về việc sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng: Cần sửa đổi và làm rõ hơn việc sử dụng tiền DVMTR cho từng đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn; Chủ rừng là tổ chức không thuộc nhà nước (công ty, DN , tư nhân); Chủ rừng là tổ chức Nhà nước (các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng... ). Đảm bảo nguyên tắc, đây là nguồn tiền dịch vụ, chính vì vậy, các chủ rừng khi tham gia cung ứng sẽ được hoàn toàn tự chủ sử dụng nguồn tiền này cho mục đích BV & PTR trong phạm vi quản lý của hộ.

4.3.2. Giải pháp tăng cường phối hợp giữa các cơ quan đơn vị có liên quan trong chi trả DVMTR trong chi trả DVMTR

Cần có sự phối hợp đồng bộ, quyết liệt giữa các cấp, các ngành trong việc phân công nhiệm vụ và tổ chức triển khai. Cụ thể là:

Tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện, huy động hệ thống chính trị, các cấp chính quyền tại các địa bàn huyện, xã để triển khai chính sách trên cơ sở gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các khối đoàn thể trên địa bàn;

Tăng cường phối hợp để thực hiện chính sách chi trả DVMTR giữa chủ rừng là tổ chức với các hộ nhận khoán và chính quyền địa phương, Ban lâm nghiệp xã, lực lượng Kiểm lâm địa bàn;

60

công tác lưu trữ hồ sơ liên quan cho cấp thôn ban cấp xã và các chủ rừng . Thực hiện chi trả DVMTR kết hợp với các chương trình, dự án nhằm nâng cao thu nhập cho chủ rừng là HGĐ trên diện tích rừng mà hộ được giao bằng cách: hỗ trợ gióng, kỹ thuật để tròng rừng, trồng cây lâm sản ngoài gỗ hoặc cây dược liệu dưới tán rừng.

4.3.3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức chấp hành của đối tượng nhận tri trả DVMTR tượng nhận tri trả DVMTR

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa của chính sách chi trả DVMTR là rất cần thiết, có vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền DVMTR. Nên phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ nội dung chính sách đến các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các đối tượng có quyền và nghĩa vụ thực hiện chính sách chi trả DVMTR. Các biện pháp cụ thể là:

Biên tập các bài viết để đăng tải trên báo Hòa Bình, phổ biến trên Đài phát thanh, truyền hình tinh, huyện, xã, Đăng tải tin, bài, ảnh về hoạt động của Quỹ BV & PTR lên Website Quỹ: quybaovevaphattrienrungth.org:

Soạn thảo, in ấn và phát hành tờ rơi, tài liệu phổ biến về Quỹ BV & PTR : Chính sách chi trả DVMTR đến người dân và các đối tượng liên quan;

Tổ chức các cuộc Hội nghị tuyên truyền phổ biến về Quỹ BV & PTR, Chính sách chi trả DVMTR tại các địa phương có liên quan,

Xây dựng biên tưởng, pano ap phích ...

Tổ chức học tập và trao đổi kinh nghiệm hoạt động quản lý, điều hành về quỹ BV&PTR tại các tỉnh đã thực hiện chính sách chi trả DVMTR bằng Các hình thức

61

4.3.4. Các giải pháp tăng tính công bằng, minh bạch trong chi trả DVMTR * Đối với các cơ quan quản lý * Đối với các cơ quan quản lý

Để bảo đảm thực hiện chính sách bảo đảm công khai, minh bạch, đúng đối tượng trong chi trả DVMTR, các gải pháp cụ thể là;

Hạt Kiểm lâm và các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp với Quỹ BV&PTR Hòa Bình thành lập các tổ rà soát, xác định diện tích rừng, xây dựng bản đồ chi trả DVMTR trên địa bàn giúp tăng cường hiệu quả hoạt động của quỹ, đảm bảo việc chi trả đúng đối tượng, đúng diện tích, công khai, minh bạch.

Địa phương nên tổ chức các cuộc họp công bố kết quả rà soát diện tích đủ điều kiện chi trả dịch vụ môi trường rừng sau kiểm kê đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và các tổ chức chính trị xã hội.

Kiểm lâm địa bàn phối hợp với ban quản lý rừng UBND giám sát công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng, quản lý sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng; kiểm tra hồ sơ chi trả và giải đáp những thắc mắc liên quan đến diện tích rừng được chi trả;

Cơ quan và đơn vị liên quan cần phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh tăng cường đôn đốc các đơn vị sử dụng dịch vụ trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

* Đối với cộng đồng

Sự tham gia của người dân trong quá trình xây dựng các quy định của địa phương là thực sự cần thiết, quá trình này phải được thực hiện ngay từ ban đầu, bởi vì một quy ước bảo vệ rừng cộng đồng và một quy chế sử dụng tiền DVMTR luôn phải gắn chặt với lợi ích của mỗi thành viên trong cộng đồng, chúng ta có thể cải thiện sự công bằng, minh bạch và gia tăng quyền hưởng lợi của người dân trong cộng đồng bằng việc thiết lập lại các quy định bằng các giải pháp sau đây:

62

i) Luân phiên chuyển đổi hàng năm đối với các thành viên của Tổ bảo vệ rừng, đảm bảo các hộ gia đình trong thôn đều có cơ hội tham gia nếu họ mong muốn. Việc này phải thực hiện thông qua việc bình bầu, thay đổi hàng năm.

ii) Cơ cấu, phân chia lại tỷ lệ các nội dung chi hợp lý, đối với số tiền dùng chung trong cộng đồng nên chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 50-60%), còn lại mới chi cho các nội dung khác.

iii) Xây dựng quy chế giám sát việc chi tiêu, đảm bảo minh bạch hóa các khoản chi, việc này có thể thực hiện trong các cuộc họp thôn vào cuối năm. BQL thôn phải giải trình các chất vấn của người dân trong thôn về các khoản chi của mình.

iv) Gia tăng các lợi ích của người dân khi thực hiện quy ước Bảo vệ rừng cộng đồng, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích khai thác hữu hạn tài nguyên rừng với tăng trưởng của rừng. Cụ thể hóa về quyền và trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng đối với diện tích rừng được giao quản lý, bảo vệ.

4.3.5. Các giải pháp khác

Thứ nhất , giải pháp về nguồn lực :

Huy động nguồn lực về tài chính, khoa học kỹ thuật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan gắn với việc triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR:

Bổ Sung đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách thực hiện công tác quản lý thực hiện chi trả DVMTR trên địa bàn:

Đào tạo, tập huấn, huấn luyện kỹ thuật, nghiệp vụ, tham quan học tập cho cán bộ của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là cán bộ cấp huyện, xã trực tiếp thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Thứ hai, giải pháp về kỹ thuật:

Đẩy nhanh công tác lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật bảo vệ rừng, thống kê danh sách các chủ rừng trên cơ sở Phương án lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật bảo

63

vệ rừng: giao khoán bảo vệ rừng phục vụ chi trà BV & PTR đã được phê duyệt;

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm tiện tiên phù hợp để quản lý, theo dõi, giám sát thực hiện việc chi trả DVMTR: phần mền xây dựng bản đồ vùng chi trả DVMTR;

Trang bị trang phục đồng bộ cho các hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng theo chính sách chi trả DVMTR thăm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhóm hộ thực hiện quá trình tuần tra. Kiểm tra rừng, nâng cao hiệu quả quả vệ rừng trên diện tích được giao khoán.

64

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Chương trình chi trả DVMTR tại xã Hiền Lương đã được triển khai từ năm 2011, bắt dầu chi trả từ năm 2013. hoạt động chi trả đã đi vào ổn định 1 năm/lần. Hoạt động chi trả DVMTR của xã Hiền Lương nhìn chung được thực hiện đúng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách “Chi trả dịch vụ môi trường rừng”. Chương trình đã cơ bản hoàn thiện; xác định được chính xác các chủ rừng (bên hưởng lợi); các hoạt động cơ bản đã đi vào ổn định. Sau 8 năm triển khai thực hiện Chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra nguồn tài chính khá bền vững cho BV & PTR, gia tăng đóng góp của ngành Lâm nghiệp trong nền kinh tế, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền núi. Kết quả từ việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR không những từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoản bảo vệ rừng mà còn huy động được một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng một cách thường xuyên. Từ đó đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần tích cực giảm tỷ lệ hộ nghèo, an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của xã.

Khóa luận đánh giá thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR của các hộ dân trên địa bàn xã Hiền Lương và các yếu tố ảnh hưởng đến đến việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn xã Hiền Lương trong những năm tới.

Kết quả nghiên cứu của khóa luận cho thấy diện tích rừng trung bình mỗi hộ được trả tiền DVMTR là 2,7 ha, chính sách đã tạo thêm việc làm và thu nhập cho các chủ rừng. Qua đó ý thức BVR của người dân và cộng đồng được nâng lên và có sự thây đổi tích cực trong hoạt động lâm nghiệp của hộ.

65

Cộng đồng địa phương và các cộng đồng thôn, bản đã thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng, phân công nhau để tuần tra canh gác bảo vệ rừng. Hằng năm hình thức hộ được thanh toán tiền DVMTR chủ yếu là thanh toán tiền mặt trực tiếp cho hộ và thanh toán thông qua cộng đồng thôn bản. Số tiền nhận được từ chi trả DVMTR có giá trị nhỏ nên hầu hết các hộ dùng cho chi tiêu

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 68 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)