PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên thế giới
a. Hoa Kỳ
Quốc gia áp dụng chi trả DVMTR sớm nhất và gặt hái được nhiều thành công. Điển hình là: Hawai, áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn nhằm bảo vệ rừng đầu nguồn để duy trì nguồn nước mặt và nước ngầm phục vụ đời sống sinh hoạt và tạo điều kiện phát triển nông nghiệp, du lịch…
Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua đất để quy hoạch và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ các chủ đất áp dụng phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước thành phố. Các hoạt động hỗ
15
trợ sản xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước thành phố, kể cả du khách. Chính quyền thành phố cũng đã lập ra công ty phi lợi nhuận đẻ tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ các hộ nông dân là chủ rừng đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố.
b. Ecuador
Các chính sách đa dạng sinh học quốc gia giúp tạo các thị trường dịch vụ hệ sinh thái. Năm 1999, những cải cách quy chế cho phép khu vực công cộng phân bổ nguồn lựccho cơ chế tài chính khu vực tư nhân. Cũng năm đó, Quỹ bảo tồn nước quốc gia (FONAG) được thành lập để quản lý PES tại lưu vực Quito. Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG. Việc đóng góp này được thực hiện dưới hình thức áp phí sử dụng dịch vụ hệ sinh thái vào phí sử dụng nước. Mỗi đơn vị đóng góp cho FONAG đều là một thành viên của Ban giám đốc và có quyền biểu quyết theo tỷ lệ mà họ đóng góp. Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho những người sở hữu rừng.
c. Costa Rica
Chi trả dịch vụ môi trường Năm 1996, Luật Lâm nghiệp số 7575, xác định các dịch vụ môi trường của hệ sinh thái rừng gồm: giảm phát thải khí nhà kính; dịch vụ thủy văn bao gồm việc cung cấp nước cho người tiêu thụ; bảo tồn đa dạng sinh học, và cung cấp vẻ đẹp cảnh quan về giải trí và du lịch sinh thái. Bắt đầu từ năm 1997, nước này đã tiến hành xây dựng cơ chế chi trả DVMT trên các văn bản luật. Theo Luật Lâm nghiệp năm 1997, người chủ sử dụng đất có thể nhận được sự chi trả cho một số hình thức sử dụng đất bao gồm trồng rừng, khai thác gỗ bền vững, và bảo tồn rừng nguyên sinh. Ngoài ra, Costa Rica còn tiến hành xây dựng chương trình chi trả dịch vụ môi trường (PSA). Chương trình này sau khi thực hiện, nó đã thu được rất nhiều thành công, như tỷ lệ phá rừng đã giảm nhanh chóng. Theo tính toán, từ năm 1997, tỷ lệ phá rừng hàng năm đã giảm mạnh từ 50000 ha xuống dưới 20000
16
ha, và việc trồng rừng tại những nơi đã bị chặt phá đã làm giảm xuống mức tối thiểu suy giảm của rừng. (Ngân hàng Thế giới năm, 2000).
2.2.1.2 Các hoạt động của chi trả DVMTR ở châu Âu
Ở Pháp, Công ty đóng chai Perrier Vittel đã cung cấp tài chính cho nông dân vừng đầu nguồn và vùng lọc nước để xây dựng cơ sở vật chất cho nông nghiệp và chuyển sang hoạt động nông nghiệp hữu cơ.
Ở Đức, Chính phủ đã đầu tư các chương trình để chi trả cho các chủ đất tư nhân nhằm duy trì hệ sinh thái, ví dụ như, trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bong râm, quản lý rừng bền vững…
2.2.2.3. Các hoạt động của chi trả DVMTR ở châu Á
Từ năm 2002, trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Trung tâm Nông – Lâm Thế giới (ICRAF) đã hỗ trợ dự án đền đáp cho người nghèo vùng cao cho dịch vụ môi trường mà họ cung cấp (RUPES) tại 6 điểm nghiên cứu hành động gồm: Sumberjaya, Bungo, Singkarak ở Indonesia; Bakun và Kalahan thuộc Philippin; Kulekhani ở Nepal và 12 điểm học tập tại khu vực châu Á. Mục đích của RUPES là “xây dựng cơ chế mới để cải thiện sinh kế và an ninh tài nguyên cho cộng đồng nghèo vùng cao châu Á” thông qua xây dựng các cơ sở về các cơ chế nhằm đền đáp Chi trả dịch vụ môi trường người nghèo vùng cao về các dịch vụ môi trường họ cung cấp cho các cộng đồng trong nước và trên phạm vi toàn cầu.
a. Indonesia
Thành phố Mataram và huyện Tây Lombok thiết lập cơ chế chuyển giao dịch từ các chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn. Các khách hàng của công ty PDAM (40000 hộ gia đình) ở Mataram đồng ý trả 0.15 – 0.20 USD hàng tháng cho công tác bảo tồn chức năng rừng phong hộ đầu nguồn tại huyện Tây Lombok.
b. Trung Quốc
17
Quốc. Khi đó, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được sửa đổi nhằm thể chế hóa và cho phép hệ thống đền bù hệ sinh thái (HST) rừng. Giai đoạn 2001 - 2004, hệ thống đền bù HST rừng lần đầu tiên được tiến hành thí điểm làm cơ sở cho Quỹ đền bù HST rừng được thành lập vào năm 2004. Tháng 6/2007, Quỹ Cacbon Quốc gia cũng đã được thành lập với sự hỗ trợ của Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (CI), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (TNC) và Chính phủ Trung Quốc (Cục Lâm nghiệp) nhằm thúc đẩy trồng rừng, quản lý rừng bền vững và bảo vệ rừng của các cộng đồng địa phương cho mục đích hấp thụ cacbon.
c. Ấn Độ
Cơ chế khuyến khích được thực hiện bằng cách tạo nguồn chi trả từ người nhận đến người cung cấp dịch vụ hệ sinh thái thông qua các đóng góp đầu vào, đầu ra hoặc các đền bù cơ hội tại 3 lưu vực sông. Quỹ Bảo vệ đập đã được thành lập và hoạt động từ nguồn phí phụ trội thêm vào phí bơm nước theo giờ. Các khuyến khích khác bao gồm bảo vệ bãi chăn thả, trồng cây tại bãi chăn thả, chia sẻ nhân công và vật liệu trong việc xây dựng 9 đập nhỏ.
2.2.1.3. Hoạt động của chi trả DVMTR tại châu Úc.
Tại Ôtxtrâylia, loại thỏa thuận thị trường được áp dụng tại bang New South Wales. Năm 1998, Pháp chế về quyền cacbon ra đời cho phép các nhà đầu tư đăng ký làm chủ sở hữu hấp thụ cacbon của rừng.
Từ các mô hình áp dụng chi trả DVMTR ở các nước có thể rút ra một vài kết luận:
Chi trả DVMTR được áp dụng khá thành công trong việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Chi trả dịch vụ môi trường Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các mô hình chi trả DVMTR, thể hiện ở các vấn đề như: xây dựng khung pháp luật và chính sách, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính thông qua các chương trình tổng hợp, giám sát quá trình giao dịch. Nhận thức của cộng đồng về vai trò và lợi ích của chi trả DVMTR góp phần rất lớn vào thành công của chi trả DVMTR. Trong quá
18
trình thực hiện chi trả DVMTR, phải thành lập các quỹ, xây dựng các chính sách hỗ trợ chi trả DVMTR, đồng thời đầu tư cho các chương trình điều tra, nghiên cứu về sinh thái, lượng giá kinh tế và môi trường. Có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ nghành liên quan.
Với các kết quả trên, những bài học kinh nghiệm này bổ ích cho Việt Nam: các mô hình chi trả DVMTR được thực hiện ở các nước không hoàn toàn giống nhau; không có một cơ chế nào chung cho tất cả các loại dịch vụ môi trường (DVMT); Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế và điều tiết các mô hình chi trả DVMTR, đặc biệt là mô hình công, ... Như vậy, để xây dựng thành công chi trả dịch vụ hệ sinh thái cần thực hiện tốt: xây dựng khung thể chế; xây dựng khung pháp lý; xây dựng khung tài chính; xây dựng cơ chế giám sát tốt. Những yếu tố trên giúp cho bảo đảm thành công chi trả DVMTR ở Việt Nam.