Thực trạng về cơ chế chi trả DVMTR của tỉnh Hòa Bình

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45 - 48)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR của các hộ dân trên

4.1.1. Thực trạng về cơ chế chi trả DVMTR của tỉnh Hòa Bình

Cơ chế chi trả

Căn cứ vào sản lượng điện, nước sản xuất, Nhà máy nước sạch Sông đà và Nhà máy Thủy điện Hòa Bình sẽ đóng góp tiền cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam với đơn giá là 36 đồng/KWh điện và 52 đồng/m3 nước. Tổng số tiền đóng góp sẽ được quỹ BV&PTR Việt Nam giữ lại 0,5% làm kinh phí quản lý, từ các đối tượng phải chi trả DVMTR (nhà máy thủy điện liên tỉnh, công ty nước sạch liên tỉnh, công ty du lịch liên tỉnh,…) còn lại 99,5% số tiền sẽ được chuyển xuống cho Quỹ BV&PTR Hòa Bình.

Quỹ BV&PTR Hòa Bình được trích lại 5% kinh phí quản lý và 10% kinh phí dự phòng (Tổng cộng 15%), từ các đơn vị phải chi trả DVMTR: nhà máy thủy điện thuộc khu vực nội tỉnh, và liên tỉnh của tỉnh Hòa Binh, các công ty cấp nước khu vực nội tỉnh và liên tỉnh của tỉnh Hòa Bình, và các công ty du lịch sử dụng cảnh quan của tỉnh. còn lại 85% số tiền sẽ được chuyển trực tiếp cho các chủ rừng (Hình 4.1).

34

Hình 4.1. Dòng lưu chuyển chi trả DVMTR

Mức chi trả

Theo quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP các nhà máy thủy điện sẽ trích 36 VNĐ/kWh điện để chi trả DVMT rừng. Theo đó số tiền nhận được sẽ được tính như sau:

Tiền chi trả= S* Đơn giá *K

Trong đó: S: diện tích rừng nhận chi trả

Đơn giá:

- 36 VNĐ/kWh đối với nhà máy thủy điện;

- 52 VNĐ/m3 đối với cơ sở sản xuấtvà cung ứng nước sạch Công ty nước

sạch Sông đà và nhà máy thủy điện

Hòa Bình

100%

Quỹ BV&PTR Việt Nam (trích 0.5% quản lý)

99,5%

85%

Quỹ BV&PTR Hòa Bình (5% quản lý, 10% dự phòng)

Cơ quan nhà nước (UBND xã)

Cộng đồng thôn/

bản Hộ gia đình/ cá

nhân BQL rừng phòng hộ sông Đà

35

- 50 VNĐ/m3 đối với cơ sở sản xuất nông nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước

- Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí: mức tri tối thiểu bằng 1% trên tổng doan thu trong kỳ;

- Đối với doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản: mức tri bằng 1% tổng doanh thu trong kỳ.

K: Hệ số được xác định theo các tiêu chí chất lượng rừng, loại rừng (rừng trồng/rừng tự nhiên), nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn trong công tác bảo vệ rừng (nhị định số 99/2010/NĐ-CP)

Hiện nay, Quỹ BV&PTR tỉnh Hòa Bình quyết định áp dụng hệ số K = 1 đối với rừng tự nhiên và K = 0,9 đối với rừng trồng, bởi thực tế giá trị hệ sinh thái rừng tự nhiên hiên nay không còn như trướng đây do bị con người tàn phá.

Quy trình thẩm định và tri chả DVMTR

Để nhận được tiền chi trả DVMT các chủ rừng (hộ gia đình/cá nhân, cộng đồng thôn/bản, cơ quan/doanh nghiệp nhà nước...) phải tiến hành lập hồ sơ chủ rừng, bao gồm: bản tự kê khai diện tích rừng cung ứng DVMT; bản cam kết bảo vệ, quản lý diện tích rừng cung ứng DVMT; bản tự kê khai kết quả bảo vệ diện tích rừng cung ứng DVMT, của các chủ rừng và nộp về cho Quỹ BV&PTR Hòa Bình vào cuối tháng 1 hàng năm. Quỹ BV&PTR Hòa Bình sẽ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và tiến hành nghiệm thu trên thực tế để xác định chính xác diện tích và chất lượng rừng. Các chủ rừng đáp ứng yêu cầu của Quỹ sẽ nhận được tiền chi trả vào tháng 11 hoặc 12 hàng năm.

36

Hình 4.2. Quy trình thẩm định và tri trả DVMTR

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)