Các hoạt động gắn với đất rừng được giao khoán, bảo vệ của hộ

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 52 - 54)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR của các hộ dân trên

4.1.5. Các hoạt động gắn với đất rừng được giao khoán, bảo vệ của hộ

Tỉnh Hòa Bình nói chung và xã Hiền Lương nói riêng, bắt đầu triển khai chính sách chi trả DVMTR từ năm 2011. Từ khi chính sách được áp dụng trên địa bàn thì hoạt động lâm nghiệp của hộ có những thay đổi tích cực,

41

ý thức tham gia bảo vệ rừng thông qua các hoạt động tuần tra bảo vệ, ngăn chặn người ngoài khai thác rừng, đốt rừng và trồng lại rừng của các chủ rừng cũng tăng lên đáng kể, nó được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Các hoạt động lâm nghiệp gắn với đất rừng được giao khoán, bảo vệ của hộ ST T Các hoạt động lâm nghiệp Trước chính sách Có chính sách Không tham gia SL (ý kiến) % SL (ý kiến) % SL (ý kiến) %

1 Tuần tra, bảo vệ rừng 28 48,3 13 22,4 17 29,3 2 Trồng lại rừng 12 20,6 31 53.4 15 25,8 3 Khai thác củi gỗ 12 20,7 0 0 46 79,3 4 Chuyển đổi đất rừng

để làm nương, SX NN

0 0 0 0 58 100

5 Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ

17 29,3 26 44,7 15 25,8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)

Cụ thể số liệu trong bảng 4.4 cho ta thấy hoạt động chuyển đổi đất rừng để làm nương và khai thác củi gỗ đã không diễn ra. Từ khi có chính sách chi trả DVMTR thì hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng đã tăng lên 22,4 % so với thời điểm chưa có chính sách, trong đó: hoạt động ngăn chặn người ngoài khai thác rùng tăng 25,9%, hoạt động ngăn chặn người ngoài đốt rừng tăng 19%.

Hoạt động trồng lại rừng cũng tăng thêm 32,8 % so với thời điểm chưa có chính sách, trên địa bàn chủ yếu là trồng thêm cây luồng, bương; hơn nữa, sự biến đổi thời thiết và sự khán hiếm nguồn nước, các hộ đã nhận thức được các lợi ích do rừng mang lại, có rừng, không khí sẽ mát hơn, nguồn nước nhiều hơn, chống được lũ lụt, đặt biệt giảm được xói mòn.... từ đó người dân

42

tự tuyên truyền nhau không được chặt phá rừng, đốt rừng làm nương, rẫy, vì vậy công tác BVR được tốt hơn.

Trong khi đó cũng có nhiều hộ không tham vào các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, khi được hỏi đến lý do không tham gia có nhiều ý kiến cho rằng, do mức chi trả thấm, diện tích chi trả quá ít và khoảng cách lô/ khoảnh rừng xa với nhà ở nên họ sử dụng thời gian chăm sóc, bảo vệ rừng vào những công việc khác như sản xuất nông nghiệp, đi làm thuê,....

Ngoài ra đó hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ cũng có sự tăng lên, vì đa số diện tích rừng trên địa bàn chủ yếu là cây tre, luồn, bương. Tỷ lệ hộ khai thác lâm sản ngoài gỗ tăng 15,5 % so với thời điểm chưa có chính sách. Sản phẩm chủ yếu các hộ khai thác là măng và chặt tỉa cây bương, luồng.

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)