PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR
4.2.2 Sự phối hợp của các bên liên quan
Theo quy định hiện hành, UBND huyện không phải là đơn vị quản lý trực tiếp tài nguyên rừng cũng như công tác chi trả DVMTR. Nhiệm vụ thực hiện chi trà DVMTR đã được giao cho các đơn vị quản lý lâm nghiệp thực hiện, như Ban quản lý, Rừng phòng hộ,... UBND huyện chi tham gia vào công việc kiểm tra, nghiệm thu chi trả. Điều này cũng gây ra nhiều câu hỏi yêu cầu phải tháo gỡ.
Công tác quản lý chi trả DVMTR ở cấp độ cơ sở yếu kém. Tại cấp thôn ngoại trừ ở một vài thôn, Ban quản lý thôn hoặc một vài trưởng nhóm có lưu trữ danh sách trả tiền cho các hộ và chữ kỹ của các chủ trong danh sách. Song tinh trạng chung là hầu hết các hộ gia đình /nhóm hộ đều không lưu lại các bản hơp đồng. bản đồ khu vực nhận bảo vệ quản lý bảo vệ rừng, giấy cam kết hoặc giấy nhận tiền,… Vi họ không nắm được diện tích rừng mà họ quản lý bảo vệ, số tiền chi trả DVMTR mà họ nhận từng đợt…; Chưa có quy định
53
chung về công việc thu phí quản lý công việc chi trả DVMTR ở cấp thôn ban, nên mỗi nơi thực hiện một cách. Chưa có quy định chung và một số chủ rừng giao khoán bảo vệ rừng giao khoán theo nhóm hộ, một số lại giao khoán theo hộ gia đình.
Tại cấp UBND xã hầu như không lưu giữ loại giấy tờ nào về chi trả DVMTR, họ cúng ít can thiệp vào việc giao khoán và trả tiền DVMTR của các chủ rừng. Chưa có cơ chế báo cáo của các chủ rừng hoặc Ban quản lý Thôn với UBND xã về việc thực hiện chi trả DVMTR; UBND xã chưa có một loại mẫu Bàng nào để theo dõi, giám sát công tác chi trả DVMTR .
Đối với các chủ rừng là tổ chức, mỗi đơn vị chủ rừng sử dụng một loại mẫu Bảng riêng, chưa thống nhất; Các đơn vị chủ rừng đều chưa rõ về qui trình/trình tự việc thực hiện chi trả DVMTR và các chỉ tiêu tài chính của khoản 10% quản lý phi, chưa rõ về các thủ tục thanh quyết toán.
Nhìn chung, sự phân công và phối hợp của các phòng, ban liên quan trên địa bàn xã Hiền Lương những năm qua có tác động tích cực đến quản lý chi trả DVMTR. Ngay sau khi thành lập và đi vào hoạt động đã ban hành rất nhiều văn bản tạo nền tảng pháp lý và kỹ thuật rất quan trọng cho các hoạt động thực hiện chỉ trả DVMTR và thông qua việc ban hành các quy định về xác định khu rừng có cung ứng DVMTR, các đối tượng nộp tiền chi trả DVMTR, các đối tượng cung ứng DVMTR, các cơ chế chi trả DVMTR... đây là vấn đề cốt lõi của chính sách chi trả DVMTR. Nhờ đó đã mang lại được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức hoạt động phối hợp thực hiện chính sách chi trả DVMTR vẫn cỏn bộc lộ một số tồn tại, khó khăn như công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện để triển khai chính sách còn chưa thật sự quyết liệt, sự gắn kết phối hợp giữa các ban, ngành chưa chặt chẽ; sự phối hợp thực hiện chính sách chi trả DVMTR giữa chủ rừng là tổ chức với các hộ gia đình nhận khoán, chính quyền địa phương, ban lâm nghiệp xã, lực lượng kiểm lâm địa bản ở một số nơi chưa cao.
54
Hộp 4.1. Sự phối hợp của các bên liên quan còn nhiều bất cập
Tôi thấy sự phân công và phối hợp của các bên liên quan còn chưa tốt. Hệ thống văn bản hướng dẫn còn ban hành chồng chéo, nhiều thủ tục giấy tờ liên quan quá trong khi trình độ người dân còn hạn chế. Thành ra, mặc dù nhiều đơn vị liên quan đến chi trả DVMTR nhưng nhiều cái bà con chưa nắm rõ khiến họ rất hoang mang.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Hà Mạnh Điền – Trưởng thôn Ké, xã Hiền Lương, Đà Bắc, Hòa Bình (14/9/2020)
Ngoài những nguyên nhân trên, việc thực hiện Chính sách chi trả DVMTR cũng còn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về sử dụng tiền chi trả cũng như liên quan đến hệ thống giám sát và đánh giá. Việc chưa có các hướng dẫn cụ thể dẫn tới tình trạng hiểu và thực hiện khác nhau tại các địa phương cũng như sự e dè trong công tác triển khai Nghị định do e ngại làm sai định hướng đã làm chậm quá trình thực hiện trên địa bàn. Bên cạnh đó để triển khai thực hiện Chính sách chi trả DVMTR đúng, cần thiết phải xác định rất chính xác, rõ ràng ranh giới, diện tích rừng đến từng chủ rừng hộ gia đình và cá nhân nhận giao khóa bảo vệ rừng cả trên hồ sơ quản lý và ngoài thực địa, đây cũng là vấn đề tồn tại lớn nhất liên quan đến quá trình giao đất, giao rừng trước đây và do biến động rất lớn của quá trình quản lý, sử dụng rừng, đất rừng đã và đang diễn ra hiện nay. Do vậy, để thực hiện được việc rả soát, thống kê cụ thể danh sách đối tượng cung ưng DVMTR phải mất rất nhiều thời gian và kinh phí.