PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR
4.2.4 Tính công khai minh bạch trong cách thức chi trả
Tính công khai minh bạch trong cách thức chi trả có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự tham gia của hộ vào dịch vụ môi trường rừng. Quan điểm về tính minh bạch trong cách thức chi trả của hộ được thể hiện qua Bảng 4.11.
Bảng4.11. Tính rõ ràng minh bạch, công bằng trong cách thức chi trả
Các nhận định Quan điểm của hộ (%)
Không đồng ý
Phân vân
Đồng ý
Các hộ có diện tích rừng như nhau nên được chi trả bằng nhau chứ không nên phân biệt theo vị trí của khu rừng
8,6 5,2 86,2
Chi trả dịch vụ môi trường rừng nên trả cho các hộ dựa trên số ngày công mà hộ tham gia vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng
46,5 7,0 46,5
Địa phương cần giám sát, chấm công các hộ tham gia vào hoạt động chăm sóc, bảo vệ rừng để làm căn cứ chi trả
29,3 10,4 60,3
Chi trả dịch vụ môi trương rừng cần trả theo kết quả rừng được bảo vệ, phát triển
5,2 5,2 89,6 Kết quả kiểm tra, nghiệm thu kết quả
chăm sóc, bảo vệ rừng cần được công khai cho dân biết
0,0 3,5 96,5
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)
Những số liệu ở bảng trên cho thấy, các hộ đa số bày tỏ quan điểm rằng: Việc chi trả DVMTR nên căn cứ vào diện tích rừng chứ không nên căn cứ vào vị trí khu rừng; Chi trả dịch vụ môi trường rừng nên trả cho các hộ dựa trên số ngày công mà hộ tham gia vào công tác chăm sóc, bảo vệ rừng; Địa
57
phương cần giám sát, chấm công các hộ tham gia; Chi trả dịch vụ môi trương rừng cần trả theo kết quả rừng được bảo vệ; Kết quả kiểm tra, nghiệm thu kết quả chăm sóc, bảo vệ rừng cần được công khai cho dân biết. Những quan điểm này cũng cho thấy, nếu việc chi trả đảm bảo tính minh bạch thì người dân sẽ đồng lòng và an tâm tham gia vào các hoạt động bảo vệ rừng.