Nhận thức của các hộ tham gia vào chi trả DVMTR chưa cao

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 66 - 68)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR

4.2.3 Nhận thức của các hộ tham gia vào chi trả DVMTR chưa cao

Chi trả DVMTR là một khái niệm mới ở Việt Nam do đó đưa đến nhiều hiểu biết khác nhau về vấn đề này. Chính điều này sẽ gây đến khó khăn trong quá trình thực hiện vì không có cách hiểu đồng nhất, chính xác. Khi các hộ nhận thức chưa đúng thì sẽ ảnh hưởng đến sự tham gia của họ.

55

Phần lớn các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, nhưng cũng còn nhiều tổ chức, cá nhân không chấp hành nghiêm túc như, trì hoãn không ký kết hợp đồng, không kê khai, kê khai không đầy đủ, không nộp hoặc nộp không đầy đủ, đúng hạn. Bên cạnh đó nhiều hộ nhận khoán vẫn còn xem việc giao khoán bảo vệ rừng là một chính sách hỗ trợ về thu nhập cho người dân nên vẫn còn xem nhẹ trách nhiệm, chưa tổ chức tốt việc tuần tra, bảo vệ rừng.

Các hành vi vi phạm nêu trên đã gây khó khăn cho việc thu, chi và giải ngân tiền DVMTR đến các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân nhận khoản tiền bảo vệ rừng, phần nào làm giảm hiệu quả của chính sách. Nghị định số 157/2013/NĐ –CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ và quản lý lâm sản đã quy định cơ bản đầy đủ các hành vi vi phạm và chế tài xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhưng chưa có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR.

Hộp 4.2. Trình độ dân trí và nhận thức của bà con còn hạn chế lắm

Vì đặc thù của xã Hiền Lương là có nhiều dân tộc cùng sinh sống như Kinh, Dao, Mường nên thực sự là có nhiều bất cập về trình độ nhận thức của họ nói chung và nhận thức về vấn đề liên quan đến chi trả DVMTR nói riêng. Nhiều vấn đề mà giải thích mãi họ không hiểu rõ dẫn đến họ chưa thấy được lợi ích hoặc tuân thủ đúng những quy định của chính sách.

Ngoài người dân ra, những người đứng đầu các thôn bản như chúng tôi cũng có trình độ ở chừng mực nhất định nên việc giải thích hay vận động họ cũng không đơn giản.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Đinh Hồng Sừ – Trưởng thôn Doi, xã Hiền Lương, Đà Bắc, Hòa Bình (14/9/2020)

56

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)