PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR
4.2.1 Cơ chế chính sách
Chi trả DVMTR tiếp cận theo định hướng thị trường, thiết lập khuôn khổ pháp lý tạo ra mối quan hệ kinh tế, gắn kết giữa bên cung ứng với bên sử dụng DVMTR. Do đây là một chủ trương, chính sách mới nên một số quy định đã không còn phù hợp và đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đó là:
Quy định mức chi trả tiền DVMTR đổi với cơ sở cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch là 40 đồng/m3 tại Điều 11 của Nghị định theo giá cố định không còn phù hợp với tình hình lạm phát (khoảng 6%/năm), cụ thể: Giá nước sạch bình quân năm 2016 và năm 2017 là 4.000 đồng m; tỷ trọng tiền DVMTR trong kết cấu giá bán nước sạch bình quân là 1%,
Quy định về việc sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng tại điểm c khoản 2 Điều 15, Nghị định 99/2016 NĐ - CP còn chưa cụ thể, đặc biệt là chưa có quy định đối với các chủ rừng là tổ chức không thuộc Nhà nước; riêng đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước còn quy định chung chung, chưa có hướng dân thể các nội dung được sử dụng, nhất là nguồn thu tương ứng
52
với diện tích mà các chủ rừng là tổ chức nhà nước tự quản lý bảo vệ, gây lúng túng cho các chủ rừng, làm chậm tiến độ giải ngân tiền DVMTR phục vụ cho bảo vệ rừng .
Quy định mức trích lập dự phòng không quá 5% và sử dụng kinh phí dự phòng tại điểm b khoản 2 Điều 15 là quá thấp và chỉ được hỗ trợ trong trường hợp có thiên tai, khô hạn là không phù hợp và rất khó thực hiện. Cần nâng mức trích lập quỹ dự phòng và mở rộng phạm vi, đối tượng, nội dung được phép sử dụng kinh phí dự phòng, đồng thời cho phép UBND các tỉnh được quyền chủ động, linh hoạt điều tiết tử lưu vực có mức chi trả cao sang lưu vực có mức chi trả thấp.
Cơ chế chính sách, đặc biệt chính sách chi trả còn nhiều bất cập như rườm rà, nhiều công đoạn khiến người dân thấy rườm rà không cần thiết. Điều này khiến người dân cảm thấy chán nản và không thiết tha tham gia vào dịch vụ môi trường rừng.