PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR của các hộ dân trên
4.1.6. Thực trạng tham gia vào các tổ nhóm, đội tuần tra bảo vệ rừng
Kết quả phỏng vấn sâu với 58 hộ dân cho thấy, các hộ tham gia bảo vể rừng với 3 hình thức quy mô, quy mô của UBND xã, quy mô cộng đồng và quy mô nhóm hộ. Được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.5. Tình hình tham gia vào các tổ nhóm, đội tuần tra bảo vệ rừng của các hộ tại cộng đồng địa phương
STT Tổ/ nhóm/ đội tuần tra bảo vệ rừng Lượt tham gia n=58 Tỷ lệ (%) 1 Của UBND xã 5 8.62 2 Của cộng đồng 21 36.2 3 Nhóm hộ 5 8.62
4 Tổng số ngày tham gia bình quân vào từng tổ nhóm, đội tuần tra (ngày)
3 -
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)
Số liệu trong bảng cho thấy tỷ lệ hộ tham gia vào các tổ, nhóm, đội tuần tra bảo vệ rừng tại cộng đồng địa phương còn thấp: trong đó tổ nhóm, đội tuần tra của UBND tỷ lệ tham gia là 8,62% số hộ phỏng vấn, thành viên
43
chủ yếu là trong đội dân quân của xã. Các thành viên trong đội tuần tra bảo vệ rừng của UBND được chấm và trả công từ quỹ BVR của UBND xã cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng;
Tổ/ nhóm/ đội tuần tra của cộng đồng thôn, bản có tỵ lệ tham gia là 36,2% vì hầu hết các thôn bản đều thành lập tổ quản lý bảo vệ rừng, phân công nhau để tuần tra canh gác bảo vệ rừng theo hương ước và quy ước của cộng đồng thôn bản, tổng số thành viên trong tổ là 15 đến 20 hộ và chủ yếu là các chủ hộ. Trong cộng đồng thôn bản sau khi nhận được số tiền chi trả DVMTR, BQL thôn sử dụng 60% số tiền để thanh toán tiền công cho tổ bảo vệ rừng, 30% số tiền dùng để làm các công việc chung của thôn bản (tu sửa nhà văn hóa của thôn, làm khu chăn thả gia súc, hội họp, khen thưởng …) và 10% còn lại để dự phòng khi có cháy rừng xảy ra. Qua tìm hiểu thì nhiều người dân cho biết họ chưa đồng tình với cách làm trên vì khi thành lập Tổ bảo vệ rừng, BQL thôn chỉ thông qua danh sách những người tham gia và thông qua bản quy chế sử dụng tiền DVMTR đã được soạn thảo sẵn trong một cuộc họp thôn. Do cuộc họp thôn hôm đó có nhiều việc khác phải bàn nên mọi người trong thôn không có thời gian phát biểu tham gia ý kiến, vì thế danh sách Tổ bảo vệ rừng và các bản dự thảo vẫn được thông qua. Khi tìm hiểu Bản quy ước bảo vệ rừng, quy chế sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng và việc sử dụng tiền DVMTR thực tế của thôn trong những năm gần đây, nhận thấy:
- Ngoài các hộ gia đình tham gia tổ bảo vệ rừng, những người khác trong thôn không được hưởng lợi số tiền này;
- Quy chế cho phép chi quá nhiều tiền cho Tổ bảo vệ rừng (60% số tiền). Số tiền còn lại dùng chung cho cộng đồng quá ít;
- Trong bảo vệ rừng thì có quá nhiều các quy định về trách nhiệm của người dân và chế tài xử phạt nếu họ vi phạm mà không đề cập đến quyền hưởng lợi của họ. Có mội số hộ hờ hứng với công tác BV rừng vì họ cho rằng
44
đó không phải trách nhiệm của họ vì họ không được nhận tiền bảo vệ rừng và không được khai thác lâm sản trên cánh rừng đó.
Tổng số ngày tham gia bình quân vào từng nhóm là 3 ngày, chủ yếu là vào mùa khô và mùa thu hoạch măng (từ tháng 2 đến tháng 6 âm lịch hằng năm), các tổ chia ra thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ ba đến bốn người. Hai đến ba ngày, các nhóm thay nhau đi tuần rừng một lần;
Tỷ lệ tham giá nhóm hộ là 8,62% hộ phỏng vấn các hộ tham gia nhóm hộ chủ yếu là các hộ diện tích ít, hộ lớn tuổi, ít thành viên không có thành viên tham gia vào các hoạt động tuần tra BVR nên nhóm lại để cho một hộ quản lý. Tuy nhiên khi nhận được tiền chi trả DVMTR gặp rất nhiều khó khăn trong phân chia kết quả, do các hộ không có diện tính bằng nhau và số ngày công tham gia BVR không giống nhau.