Thực trạng về các khoản thu nhập từ chi trả DVMTR của hộ

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 56 - 62)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR của các hộ dân trên

4.1.7. Thực trạng về các khoản thu nhập từ chi trả DVMTR của hộ

a. Thực trạng về thu nhập từ chi trả DVMTR

Đơn giá chi trả DVMTR cho một hecta rừng là như nhau giữa các chủ rừng nền số tiền nhận được từ chi trả DVMTR tỷ lệ thuận với số diện tích mà các chủ rừng được giao quản lý và bảo vệ. Số tiền DVMTR trung bình mà HGĐ nhận được là 0.98 triệu đồng/ năm, số tiền mà HGĐ nhận được cao nhất là 3,9 triệu đồng (năm 2019) còn số tiền mà HGĐ được nhận nhỏ nhất là 195 nghìn đồng (năm 2010). Nguyên nhân là do chủ rừng là các HGĐ, diện tích rừng mà hộ được giao quản lý và bảo vệ quá ít dẫn đến số tiền chi trả DVMTR còn ở mức thấp.

45

Bảng 4.6. Thu nhập từ chi trả DVMTR của hộ ST ST T Chỉ tiêu Đơn vị SL 1 Trung bình số tiền DVMTR mà hộ nhận được/ năm triệu đồng 0,98

2 Thu nhập trung bình từ rừng của hộ triệu đồng 2,46 3 Tổng thu nhập trung bình của hộ/năm triệu đồng 60,84 4 Tỷ lệ đóng góp của tiền DVMTR vào tổng

thu nhập từ rừng của hộ

% 39,73

5 Tỷ lệ đóng góp của tiền DVMTR vào tổng thu nhập của hộ

% 1,61

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)

Số liệu điều tra ở bảng 4.6 cho ta thấy thu nhập từ rừng của hộ là 2,46 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ khai thác măng và chặt tỉa cây bương, luồng. Đa số các hộ chưa coi nghề rừng là nghề chính, các thành viên trong hộ chủ yếu còn đi làm nông nghiệp, đánh bắt cá, đi làm thuê, làm công nhân...

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ đóng góp của tiền DVMTR vào tổng thu nhập từ rừng của hộ còn thấp chiếm 39,73%. Còn tỷ trọng đóng góp của tiền chi trả DVMTR vào tổng thu nhập của hộ là rất thấp chỉ chiếm 1,61%. Số liệu điều tra cho thấy 48,3 % số người được phỏng vấn có câu trả lời là số tiền này là thấp và 24,1 % có câu trả lời là rất thấp. Chưa tương xưng với công sức mà họ bỏ ra BVR.

Có gần 76% hộ dân cho rằng, số tiền chi trả DVMTR mà họ nhận được không phải là khoản lớn so với gia đình họ, chỉ có hơn 20% cho biết điều ngược lại. Như vậy, số tiền các hộ nhận được từ chi trả DVMTR còn đóng góp rất hạn chế trong tổng thu nhập của hộ.

46

Biểu đồ 4.1. Khoản tiền nhận được từ chi trả DVMTR có phải là khoản thu nhập lớn của hộ không?

Tất cả các hộ dân được trên các địa bàn khảo sát đều bày tỏ sự đánh giá tốt về chính sách chi trả DVMTR của Chính phủ, nhưng họ kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh mức chi trả bằng một cơ chế hợp lý thay cho mức chi trả bằng một con số tuyệt đối như hiện nay. Các hộ dân tham gia thực hiện chi trả DVMTR hầu hết là các hộ đồng bào dân tộc nghèo, họ rất mong có được nguồn thu nhập từ chính lao động bảo vệ rừng của mình, vì rừng chính là cuộc sống, là văn hóa của đồng bào. Nhưng mức chi trả DVMTR hiện tại là quá thấp, không tương xứng với giá trị lao động bảo vệ rừng của họ.

b. Thực trạng sử dụng tiền được chi trả từ DVMTR của hộ

Số tiền chi trả DVMTR của các chủ rừng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nó được thể hiện ở trong bảng 4.7.

24.1%

75.9%

47

Bảng 4.7. Mục đích sử dụng tiền được chi trả

STT Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)

1 Chi tiêu cho sinh hoạt 62,92

2 Mua vật tư đầu vào cho sản xuất (hạt, cây, con giống; thức ăn chăn nuôi/ phân bón, thuốc trừ sâu bệnh/ thuốc thú y)

24,72

3 Mua sắm đồ dùng gia đình 6,74

4 Mua sắm sửa chữa máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất 5,62

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)

Số liệu trong bảng 4.7 cho thấy số tiền mà các HGĐ nhận được còn có giá trị nhỏ nên hầu hết các hộ sử dụng cho chi tiêu sinh hoạt hàng ngày ( 62,92%) và khoảng 24,7% số hộ được phỏng vấn sử dụng tiền này để mua vật tư đầu vào cho sản xuất.

c. Hình thức nhận được tiền chi trả DVMTR của hộ

Những năm qua, công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn xã Hiền Lương nói riêng gặp không ít khó khăn do địa bàn chi trả chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó, việc chi trả bằng tiền mặt lại hiện hữu nhiều vấn đề bất cập: Tính rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền; chi phí cao do số lượng người trực tiếp tham gia chi trả đông, thời gian chi trả kéo dài, phải huy động các phương tiện vận chuyển và lực lượng chức năng bảo vệ; dễ gây thất thoát trong quá trình chi trả qua các khâu trung gian, tính minh bạch chưa cao; công tác kiểm tra, giám sát khó khăn, mất nhiều thời gian, nguồn lực... Do vậy, việc thực hiện hình thức chi trả tiền DVMTR qua tài khoản thay hình thức thanh toán tiền mặt vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch, giảm các thủ tục hành chính, thời gian, chi phí đi lại và rủi ro cho cả bên chi trả và bên nhận tiền.

48

Bảng 4.8. Hình thức nhận tiền chi trả của hộ

STT Hình Thức Ý kiến

(n=58)

Tỷ lệ (%)

1 Thanh toán tiền mặt trực tiếp cho hộ (Bưu điện) 16 27.6 2 Thanh toán qua tài khoản ngân hàng của từng

hộ

0 0

3 Thanh toán thông qua UBND xã 0 0

4 Thanh toán thông qua cộng đồng thôn, bản 58 100

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)

Để đảm bảo tính công khai minh bạch trong cách thức chi trả xã Hiền Lương đã triển khai thực hiện chi trả tiền DVMTR qua hai hình thức chính: hình thức thanh toán trực tiếp cho hộ (27,6%) và thanh toán thông qua cộng đồng thôn bản (thôn bản nhận tiền và phân phối cho các hộ dân) (100%).

Qua phỏng vấn trực tiếp trương thôn thì đối với việc thanh toán thông qua cộng đồng thôn bản có nhiều bất cập, như việc mở tài khoản của thôn, bản phải đứng tên 3 người đại diện của thôn nên khi một người đi làm ăn xa thì những người còn lại không thể rút được tiền. Đồng thời điểm rút tiền chủ yếu ở trung tâm thị trấn cách xa chỗ ở người dân, điều kiện đi lại khó khăn, có khi số tiền nhận được không đủ bù cho chi phí đi lại.

Đối với hình thức chi trả qua hệ thống bưu điện: tại một số chủ rừng có nguồn kinh phí chi trả DVMTR ít, trong khi địa bàn đến chi trả nằm rải rác, trải rộng thì phí dịch vụ chi trả không đủ bù đắp cho chi phí thực hiện chi trả của Bưu điện. Do đó, nhiều chủ rừng đã chủ động xin triển khai chi trả bằng tiền mặt để đảm bảo chi trả kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng.

4.1.8. Tình hình tham gia các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức chính sách chi trả DVMTR của hộ

Thông tin về chính sách chi trả DVMTR được tuyên truyền đến người dân thông qua đài phát thanh thôn bản, các của họp thôn bản của cán bộ kiểm

49

lâm địa bàn, trưởng thôn và các lớp tập huấn,...

Bảng 4.9. Các hoạt động tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR

STT Hoạt động Ý kiến (n= 58) 1 Họp thôn bản 54 2 Tập huấn 13 3 Hội nghị 5 4 Được phát tờ rơi 0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)

Thông tin bảng 4.9 cho thấy các HGĐ tiếp cận chính sách chủ yếu thông qua họp thôn bản. Nhận thức của đối tượng hưởng lợi cũng được xem là tiêu chi đo lường hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách, các hộ được phòng vấn có hiểu biết khác nhau về chính sách chi trả DVMTR. Có đến 39,6% hộ được hỏi trả lời hoàn toàn không biết về chính sách chi trả DVMTR, chỉ có 5,2% hộ trả lời là biết rất rõ về chính sách chi trả DVMTR, Còn lại là hộ chỉ biết là hàng năm đều được nhận cho công tác bảo vệ rừng nhưng không biết tiền đấy từ đâu ra, và hiểu biết rất hạn chế về chính sách chi trả DVMTR, một chính sách mà họ là đối tượng chính và chịu tác động lớn nhất. Hầu hết đối tượng của các lớp tập huấn, hội nghị về chính sách chi trả DVMTR là những cán bộ công chức nhà nước và cán bộ thôn, bản. Họ được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng dễ dàng hơn, vì vậy sự hiểu biết về chính sách đầy đủ hơn. Còn các hộ dân trong xã là những người trực tiếp thực hiện chính sách thì công tác này còn hạn chế.

Quá trình phỏng vấn trực tiếp hộ cho biết nội dụng chủ yếu của các cuộc họp thôn, bản về tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR là thông báo cho các hộ là bảo vệ rừng sẽ nhận được tiền từ chính sách chi trả DVMTR, phòng trống cháy rừng vào mùa hanh khô và lịch nhận tiền chi trả DVMTR.

50

Còn các chủ rừng không biết rõ về diện tích rừng thật của hộ được chi trả là bao nhiêu, mức chi trả bao nhiêu,...

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)