Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 30 - 35)

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở

VN

a. Kinh nghiệm của tỉnh Kon Tum

Chính sách chi trả DVMTR ở tỉnh Kon Tum đã có tác động tích cực đến công tác quản lý, BV&PTR của địa phương. Đến nay tổng diện tích cung ứng DVMTR đạt trên 360 nghìn ha, bằng khoảng 60% diện tích rừng của tỉnh. Thực tế cho thấy, chính sách này đang tạo lập cơ sở kinh tế bền vững để các chủ rừng và người dân địa phương yên tâm BV&PTR.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã giao khoán quản lý bảo vệ tổng diện tích trên 202 nghìn ha; với đơn giá chi trả bình quân từ 200 nghìn đến 380 nghìn đồng/ha/năm, gần 9 nghìn hộ dân nhận khoán quản lý bảo vệ rừng ở tỉnh Kon Tum có thêm nguồn thu bình quân mỗi hộ từ 4 đến 6,5 triệu đồng. Thấy được lợi ích, cùng với bảo vệ rừng, người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã tích cực tham gia vào việc trồng và chăm sóc rừng. Chỉ riêng trong năm 2016, người dân địa phương phối hợp với một số đơn vị chủ

19

rừng đã thực hiện việc chăm sóc 1,7 nghìn ha rừng, đồng thời trồng mới trên 1,2 nghìn ha rừng thay thế. Xã Đắc Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông có 3,7 nghìn ha rừng tự nhiên, hầu hết diện tích thuộc diện được chi trả DVMTR nên toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn xã được quản lý bảo vệ tốt hơn. Ông A Nhóc, Bí thư Đảng ủy xã Đắc Tờ Kan cho biết: Những năm 2007, 2008 xã là một trong những địa bàn phức tạp trong việc mua bán, khai thác, cất giấu lâm sản. Khi có chủ trương giao đất, giao rừng, những vụ việc vi phạm pháp luật liên quan đến xâm phạm rừng giảm hẳn. Bà con nhận thức bảo vệ rừng, trồng rừng cho con cháu sau này có cuộc sống tốt. Trước mắt bà con còn được tiền phát dọn và đào hố, thứ hai là được tiền trồng rừng. Cùng với việc tạo lập cơ sở kinh tế, góp phần tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, chính sách chi trả DVMTR cũng đang giúp các chủ rừng vốn đang rất khó khăn, hằng năm có thêm nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng. Theo các Công ty Lâm nghiệp tại địa phương, khi chưa có chính sách chi trả DVMTR, ngân sách hằng năm cấp cho DN phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ có 15 nghìn đồng/ha. Hiện nay, số tiền này là trên 200 nghìn đồng, có vùng đạt trên 300 nghìn đồng. Ví dụ như vườn quốc gia Chư Mom Ray mỗi năm được cấp thêm kinh phí trên 3 tỷ đồng, nên công tác bảo vệ rừng thuận lợi hơn. Chính sách chi trả DVMTR giúp đơn vị chủ động hơn trong việc triển khai hoạt động quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là chi cho các hoạt đồng tuần tra, kiểm soát. Tác động tích cực khác của DVMTR là tăng hiệu quả giao khoán với nguồn thu đáng kể cho các hộ gia đình địa phương đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Theo thống kê, 5 năm qua, Quỹ BV&PTR tỉnh Kon Tum đã giải ngân cho các chủ rừng tới gần 400 tỷ đồng, UBND cấp xã giải ngân hơn 43 tỷ đồng.

b. Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai

Ngày 24/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR. Đầu năm 2011, UBND tỉnh Lào Cai đã tập trung

20

chỉ đạo các sở, ngành, Quỹ BV&PTR rừng của tỉnh, các địa phương xây dựng “Đề án thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR”. Cùng với đó, UBND tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, ban hành quy chế hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy nhân sự, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác thực thi chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.

Sau khi triển khai Chính sách Chi trả DVMTR, toàn tỉnh Lào Cai có 70 tổ chức, DN thuộc đối tượng phải chi trả phí DVMTR (gồm các nhà máy thuỷ điện, các cơ sở cung ứng nước sạch, cơ sở kinh doanh du lịch), mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tính đến cuối năm 2014, Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai đã tích cực vận động, đôn đốc thu về trên 29 tỷ đồng tiền DVMTR. Mặt khác, nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương về công tác bảo vệ, phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ che phủ diện tích tự nhiên của rừng tiếp tục tăng lên, các vụ vi phạm Luật BV&PTR được hạn chế. Đây là những kết quả bước đầu nhưng rất tích cực, là tiền đề cho người trồng rừng và bảo vệ rừng yên tâm, có sinh kế bền vững từ rừng và góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương.

Đặc thù của các nhà máy thủy điện tại tỉnh Lào Cai là công suất nhỏ, chủ yếu do tư nhân đầu tư, các nhà máy nằm rải rác tại vùng sâu, cao, vùng có địa hình khó khăn. Nỗ lực lớn của Quỹ BV&PTR rừng tỉnh Lào Cai trong thời gian qua là khắc phục những khó khăn này để triển khai có hiệu quả chính sách với 100% các đơn vị sản xuất thủy điện, sản xuất nước sinh hoạt đã ký kết hợp đồng ủy thác và thực hiện nộp tiền DVMTR. Nhờ việc đẩy mạnh tuyên truyền mà các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch bước đầu có nhận thức đúng về trách nhiệm xã hội hóa nguồn quỹ DVMTR, tạo điều kiện trở lại cải tạo môi trường cảnh quan, đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Đến nay, công tác rà soát, xác định phạm vi ranh giới chủ rừng, phân loại,

21

thống kê đối tượng sử dụng DVMTR của tỉnh cơ bản hoàn thành. Việc tổ chức giải ngân cho các chủ rừng đang được triển khai khẩn trương, hoàn thành chi trả tiền DVMTR của năm 2012, 2013 đúng tiến độ.

c, Kinh nghiệp từ tỉnh Lâm Đồng

Kết quả nghiên cứu thí điểm chi trả DVMTR ở Lâm Đồng thông qua một số lâm trường và vườn Quốc gia Bidup Núi Bà, các chủ rừng là người dân tộc... và các bên tham gia sử dụng dịch vụ (các nhà máy điện, nhà máy nước...). Trách nhiệm cụ thể được điều tiết như thế nào trong giai đoạn thí điểm để kiểm chứng PES ở Lâm Đồng từ tháng 01- 2009 đến 2010 đã xác lập được:

+ Bên mua dịch vụ môi trường rừng được xác định là các nhà máy thuỷ điện, nhà máy sản xuất nước, các công ty du lịch, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp có hoạt động sản xuất phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính... có trách nhiệm trả tiền.

+ Các đối tượng cung cấp dịch vụ hay Bên được chi trả “là bên cung ứng DVMTR” gồm có: các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nông thôn (gọi là chủ rừng), là những người lao động trực tiếp tham gia bảo vệ và phát triển rừng, tạo ra các giá trị sử dụng từ môi trường rừng như: nước, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ đất, chống xói lở đất, thu hút và lưu giữ CO2... để cung cấp dịch vụ cho xã hội (cho người hưởng lợi).

Vai trò của Nhà nước:

+ Giữa bên mua “bên phải chi trả” và bên bán “bên được chi trả” tiền DVMT rừng (DVMTR) không thể trực tiếp trao đổi được với nhau nên phải thực hiện qua một bên trung gian là Nhà nước; thể hiện cụ thể là một tổ chức tài chính do nhà nước thành lập (Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng) làm dịch vụ Uỷ thác hỗ trợ thanh toán giữa 2 bên; nhận tiền của bên mua, chỉ trả cho bên bán dịch vụ môi trường rừng, gọi là “chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp”.

22

+ Nhà nước hỗ trợ thành lập một tổ chức tài chính của Nhà nước hoạt động dịch vụ (nhận tiền “của bên mua” chuyển trả “ cho bên bán”) và tổ chức tài chính Nhà nước được trả tiền dịch vụ để bảo đảm các hoạt động dịch vụ của mình.

+ Thực hiện việc điều phối các hoạt động thu chi, giám sát bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa bên “phải chi trả” và bên “được chi trả” Dịch vụ môi trường rừng.

+ Hiện nay việc xác định mức chi trả thông qua hệ số đã có sự thống nhất với mức tiền quỹ chi trả DVMTR trung bình là 300.000 đồng/ha/năm; được chi trả theo mức độ chất lượng rừng theo hệ số tương ứng cuả rừng loại 1, loại 2, loại 3 là các hệ số K tương ứng (1,0-0,8- 0,6). Tuy nhiên, việc chi trả này cũng còn bộc lộ các tồn tại cần được giải quyết tiếp trong thời gian tới.

Từ kinh nghiệm thực hiện chính sách chi trả DVMTR của Lào Cai, Kon Tum và Lâm Đồng cho thấy để triển khai có hiệu quả chính sách chi trả DVMTR trên địa tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là trên địa bàn xã Hiền Lương, cần triển khai đồng bộ từ khâu tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương về công tác bảo vệ, phát triển rừng; làm tốt công tác rà soát, xác định phạm vi ranh giới chủ rừng, phân loại, thống kê đối tượng sử dụng DVMTR đến việc tăng cường thu và quản lý nguồn thu để chi trả cho các tổ chức, cá nhân cung ứng DVMTR góp phần nâng cao hiệu quả triển khai các hoạt động quản lý bảo vệ rừng.

23

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)