Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 42)

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu, thông tin, dữ liệu có liên quan đến các nội dung nghiên cứu như kết quả nghiên cứu, các báo cáo, thống kê, các kết quả điều tra có sẵn, số liệu về đặc điểm kinh tế, môi trường và xã hội...

Các số liệu này được khai thác từ những nguồn đáng tin cậy như: Chính phủ; Bộ Nông nghiệp và PTNT; Quỹ BV&PTR Việt Nam; UBND Tỉnh Hòa Bình; Sở Nông nghiệp và PTNT Tỉnh Hòa Bình; Quỹ BV&PTR Tỉnh Hòa Bình; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Đà Bắc, Hạt Kiểm huyện Đà Bắc, UBND xã Hiền Lương và kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác...

Bảng 3.4. Nguồn thông tin thứ cấp

Loại thông tin thứ cấp Nguồn thông tin

Đăc điểm địa hình điều kiện tự nhiên Phòng Địa chính xã; Mạng internet Tình hình phát triển kinh tế Văn phòng UBND xã Hiền Lương Tình hình dân số Phòng dân số UBND xã Hiền Lương Tình hình sử dụng đất đai Phòng Tài nguyên môi trường xã

Hiền Lương Tình hình rừng, sản xuất lâm

nghiệp…

Quỹ BV&PTR Tỉnh Hòa Bình; Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình, UBND huyện Đà Bắc, Hạt Kiểm huyện Đà Bắc

31

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp điều tra, phỏng vấn thông qua các phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn (mẫu phiếu ở phần Phụ lục).

Tiến hành điều tra, phỏng vấn 58 hộ có đất lâm nghiệp thuộc địa bàn 3 thôn. Trong đó, thôn Ké: 17 hộ, thôn Doi: 20 hộ và thôn Dưng: 21 hộ thông qua bộ phiếu điều tra đã chuẩn bị trước.

Thôn Doi, Thôn Ké và thôn Dưng là 3 trong 6 thôn của xã Hiền Lương. Thôn Doi là thôn trung tâm xã, dân cư chủ yếu là người Mường và người Kinh. Trong khi đó hai thôn Dưng và thôn Ké cách xa trung tâm xã từ 3km đến 5km, gồm có có 4 dân tộc Mường, Kinh, Dao, Tày cùng sinh sống. Các hộ gia đình của 3 thôn đền có rừng, và tham gia vào sản xuất nông nghiệp, khai thác sản phẩm từ rừng là chủ yếu.

Bảng 3.5. Thống kê số lượng mẫu điều tra

STT Đối tượng điều tra Số lượng phiếu

1 Hộ dân - Thôn Ké - Thôn Dưng - Thôn Doi 58 17 21 20 2 Cán bộ thôn 3 Tổng 61 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập sẽ được nhập vào máy tính và xử lý qua phần mềm Excel để tổng hợp và sử lý số liệu.

32

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: giúp mô tả về đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra, và thực trạng thực hiện chi sách chi trả DVMTR của các hộ từ đó làm cơ sở để phân tích sự thực hiện chính sách chi trả DVMTR của hộ dân.

Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định sự khác nhau về tính chất đặc điểm của nhóm hộ điều tra.

Phương pháp sử dụng thang đo Likert: Sử dụng thang đo các mức độ ( Từ rất thấp đến Cao) để đánh giá nhận định của hộ về mức độ tương xứng của tiền DVMTR so với công sức bỏ ra để chăm sóc, bảo vệ rừng.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Chỉ tiêu phản ánh thông tin chung của các hộ điểu tra Chỉ tiêu phản ánh diện tích đất rừng được chi trả DVMTR

Chỉ tiêu phản ánh các hoạt động gắn với đất rừng được giao khoán, bảo vệ của hộ

Chỉ tiêu phản ánh tình hình tham gia vào các tổ nhóm, đội tuần tra bảo vệ rừng

Chỉ tiêu phản ánh tình hình chi trả tiền DVMTR

Chỉ tiêu phản ánh hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức chính sách chi trả DVMTR của hộ

Chỉ tiêu phản ánh lợi ích các hộ nhận được từ chính sách chi trả DVMTR

Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách trên địa bàn xã Hiền Lương.

33

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng thực hiện chính sách chi trả DVMTR của các hộ dân trên địa bàn xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

4.1.1. Thực trạng về cơ chế chi trả DVMTR của tỉnh Hòa Bình Cơ chế chi trả Cơ chế chi trả

Căn cứ vào sản lượng điện, nước sản xuất, Nhà máy nước sạch Sông đà và Nhà máy Thủy điện Hòa Bình sẽ đóng góp tiền cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam với đơn giá là 36 đồng/KWh điện và 52 đồng/m3 nước. Tổng số tiền đóng góp sẽ được quỹ BV&PTR Việt Nam giữ lại 0,5% làm kinh phí quản lý, từ các đối tượng phải chi trả DVMTR (nhà máy thủy điện liên tỉnh, công ty nước sạch liên tỉnh, công ty du lịch liên tỉnh,…) còn lại 99,5% số tiền sẽ được chuyển xuống cho Quỹ BV&PTR Hòa Bình.

Quỹ BV&PTR Hòa Bình được trích lại 5% kinh phí quản lý và 10% kinh phí dự phòng (Tổng cộng 15%), từ các đơn vị phải chi trả DVMTR: nhà máy thủy điện thuộc khu vực nội tỉnh, và liên tỉnh của tỉnh Hòa Binh, các công ty cấp nước khu vực nội tỉnh và liên tỉnh của tỉnh Hòa Bình, và các công ty du lịch sử dụng cảnh quan của tỉnh. còn lại 85% số tiền sẽ được chuyển trực tiếp cho các chủ rừng (Hình 4.1).

34

Hình 4.1. Dòng lưu chuyển chi trả DVMTR

Mức chi trả

Theo quy định của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP các nhà máy thủy điện sẽ trích 36 VNĐ/kWh điện để chi trả DVMT rừng. Theo đó số tiền nhận được sẽ được tính như sau:

Tiền chi trả= S* Đơn giá *K

Trong đó: S: diện tích rừng nhận chi trả

Đơn giá:

- 36 VNĐ/kWh đối với nhà máy thủy điện;

- 52 VNĐ/m3 đối với cơ sở sản xuấtvà cung ứng nước sạch Công ty nước

sạch Sông đà và nhà máy thủy điện

Hòa Bình

100%

Quỹ BV&PTR Việt Nam (trích 0.5% quản lý)

99,5%

85%

Quỹ BV&PTR Hòa Bình (5% quản lý, 10% dự phòng)

Cơ quan nhà nước (UBND xã)

Cộng đồng thôn/

bản Hộ gia đình/ cá

nhân BQL rừng phòng hộ sông Đà

35

- 50 VNĐ/m3 đối với cơ sở sản xuất nông nghiệp có sử dụng nước từ nguồn nước

- Đối với các cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí: mức tri tối thiểu bằng 1% trên tổng doan thu trong kỳ;

- Đối với doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản hoặc doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng thủy sản: mức tri bằng 1% tổng doanh thu trong kỳ.

K: Hệ số được xác định theo các tiêu chí chất lượng rừng, loại rừng (rừng trồng/rừng tự nhiên), nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn trong công tác bảo vệ rừng (nhị định số 99/2010/NĐ-CP)

Hiện nay, Quỹ BV&PTR tỉnh Hòa Bình quyết định áp dụng hệ số K = 1 đối với rừng tự nhiên và K = 0,9 đối với rừng trồng, bởi thực tế giá trị hệ sinh thái rừng tự nhiên hiên nay không còn như trướng đây do bị con người tàn phá.

Quy trình thẩm định và tri chả DVMTR

Để nhận được tiền chi trả DVMT các chủ rừng (hộ gia đình/cá nhân, cộng đồng thôn/bản, cơ quan/doanh nghiệp nhà nước...) phải tiến hành lập hồ sơ chủ rừng, bao gồm: bản tự kê khai diện tích rừng cung ứng DVMT; bản cam kết bảo vệ, quản lý diện tích rừng cung ứng DVMT; bản tự kê khai kết quả bảo vệ diện tích rừng cung ứng DVMT, của các chủ rừng và nộp về cho Quỹ BV&PTR Hòa Bình vào cuối tháng 1 hàng năm. Quỹ BV&PTR Hòa Bình sẽ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và tiến hành nghiệm thu trên thực tế để xác định chính xác diện tích và chất lượng rừng. Các chủ rừng đáp ứng yêu cầu của Quỹ sẽ nhận được tiền chi trả vào tháng 11 hoặc 12 hàng năm.

36

Hình 4.2. Quy trình thẩm định và tri trả DVMTR

4.1.2. Thực trạng diện tích rừng được chi trả DVMTR của xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

Ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình diện tích được chi trả chủ yếu là rừng tự nhiên và thuộc lưu vực thủy điện Hòa Bình, đất rừng chủ yếu lào giao cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lý và bảo vệ. Huyện Đà Bắc có 19 xã, thị trấn được chi trả DVMTR, được thể hiện ở bảng 4.1 sau.

Các chủ rừng - Cộng đồng thôn/ bản - HGĐ/ cá nhân - UBND xã (diện tích chưa giao) Xây dựng Hồ sơ chủ rừng

+ Bản tự kê khai diện tích rừng cung ứng DVMT

+ Bản cam kết bảo vệ, quản lý diện tích rừng cung ứng DVMT

+ Bản tự kê khai kết quả bảo vệ diện tích rừng cung ứng DVMT của các chủ rừng Quỹ BV&PTR tỉnh Hòa Bình Chi trả

Thẩm định hồ sơ Nghiệm thu thực tế

37

Bảng 4.1. Diện tích rừng chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình STT Đơn vị hành chính, chủ rừng Diện tích rừng được chi trả DVMTR Rừng tự nhiên Rừng trồng DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) Tổng 45.336,62 100 35.642,62 100 9712 100 1 Xã Tiền Phong 3.182,83 7,02 2.186,8 6,14 996,03 10,44 2 Xã Tân Minh 4.715,03 10,40 3.950,27 11,08 764,76 7,87 3 Xã Đồng Chum 4.215,2 9,30 3.934,9 11,04 280,3 2,89 4 Xã Vầy Nưa 3.749,3 8,27 2.449,7 6,87 1299,6 13,38 5 Xã Tân Pheo 3.405,07 7,51 2.441,79 6,85 963,28 9,92 6 Xã Đồng Ruộng 3.243,3 7,15 2.613,6 7,33 629,7 6,48 7 Xã Cao Sơn 2.962,73 6,53 2.167,78 6,08 794,95 8,19 8 Xã Đoàn Kết 2.821,19 6,22 2.658,46 7,46 162,73 1,68 9 Xã Giáp Đắt 2.640,8 5,82 1.941,25 5,45 699,55 7,20 10 Xã Hiền Lương 2.397,2 5,29 1.428,1 4,01 969,1 9,98 11 Xã Đồng Nghê 2.056,99 4,54 1.978,7 5,55 78,29 0,81 12 Xã Toàn Sơn 2.010,3 4,43 936,16 2,63 1074,14 11,06 13 Xã Suối Nánh 1.937,9 4,27 1.729,1 4,85 208,8 2,15 14 xã Trung Thành 1.835,75 4,05 1.700,33 4,77 135,42 1,39 15 Xã Yên Hòa 1.741,8 3,84 1.592,6 4,47 149,2 1,54 16 Xã Mường Chiềng 1.625,7 3,59 1.416,7 3,97 209 2,15 17 Xã Tu Lý 532,26 1,17 426,71 1,20 105,55 1,09 18 Xã Mường Tuồng 262,17 0,58 88,57 0,25 173,6 1,79 19 Thị trấn Đà Bắc 1,1 0 1,1 0 0 0

38

Số liệu trong bảng 4.1 cho thấy, diện tích rừng được chi trả DVMTR của xã Hiền Lương là 2.397,2 ha chiếm 5,29 % trong tổng diện tích rừng được chi trả DVMTR của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình. Trong đó rừng tự nhiên của xã Hiền Lương là 1.428,1 ha chiếm 4,01 % trong tổng diện tích rừng tự nhiên của toàn huyện, và rừng trồng chiến 9,98 % với 969,1 ha trong tổng diện tích rừng trồng được chi trả DVMTR của toàn huyện Đà Bắc. Như vậy có thể thấy xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, Tỉnh Hòa Bình có diện tích rừng được chi trả DVMTR khá lớn và chủ yếu các chủ rừng là các hộ gia đình và cộng đồng thôn bản.

4.1.3. Thông tin chung của các hộ điều tra

Từ kết quả điều tra cho thấy các hộ được phỏng vấn thuộc nhóm dân tộc Mường, Kinh, Dao. Trong đó số hộ thuộc dân tộc Mường là phần lớn 54 hộ chiếm khoảng 93,1%, số hộ thuộc dân tộc Kinh và Dao bằng nhau với 2 hộ chiếm 3,4%. Bảng 4.1 sẽ mô tả đầy đủ hơn về thông tin chung của các hộ điều tra.

Bảng 4.2. Thông tin chung các hộ điều tra

STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Giới tính của chủ hộ (người)

Nam 50 86,2

Nữ 8 13,8

2 Tuổi bình quân của CH (năm) 52,5 -

3 Dân tộc (người)

Mường 54 93,1

Kinh 2 3,4

Dao 2 3,4

4 Số năm đi học BQ của CH (năm) 6,4 -

5 Nghề nghiệp chính của chủ hộ (người)

Nông nghiệp 35 60,34

Công chức 6 10,34

Dịch vụ 0 0

LĐTD 17 29,31

6 Nhân khẩu bình quân của hộ (người) 4,3 -

7 Lao động bình quân của hộ (lao động) 2,4 -

8 Mức xếp hạng kinh tế hộ (hộ)

Nghèo 9 15,5

Cận nghèo 18 31

Trung bình trở lên 31 53,4

39

Kết quả điều tra thực tế cho thấy chủ hộ chủ yếu là nam giới, tỷ lệ chủ hộ là nam giới chiếm 86.21%, còn nữ giới chỉ chiếm 13.79%. người cao tuổi nhất trong số hộ điều tra là 68 tuổi, người ít tuổi nhất là 31 tuổi. Độ tuổi trung bình của nhóm hộ điều tra là 52,5 tuổi cho thấy chủ hộ của nhóm điều tra chủ yếu ở độ tuổi trung niên. Số nhân khẩu bình quân của hộ là 4,3 nhân khẩu. Lao động bình quân của hộ là 2,4 lao động.

Trong nông hộ, người chủ hộ đóng vai trò rất quan trọng trong gia đình, do đó trình độ văn hóa của chủ hộ có ảnh hưởng đến sự tiếp cận, hiểu biết về chính sách của nhà nước, và liên quan trực tiếp tới hành vi bảo vệ và phát triển rừng của hộ gia đình. Trình độ văn hóa là rất quan trọng, với trình độ càng cao thì khả năng hiểu biết, nắm rõ về chính sách của nhà nước càng tốt. Qua điều tra cho thấy số năm đi học bình quân của chủ hộ phỏng vấn là 6,4. điều này cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ còn thấp, khả năng tiếp nhận thông tin, tiếp cận với chính sách còn nhiều hạn chế, người dân chưa tự chủ động trong tìm hiểu chính sách.

Qua điều tra thực tế cho thấy, số hộ được phỏng vấn có mức xếp hạng kinh tế hộ là nghèo và cận nghèo còn khá cao, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15.5% hộ phỏng vấn, tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 31% số hộ phỏng vấn, hộ trung bình trở lên chiếm 53,4% số hộ phỏng vấn. Việc các hộ gia đình là người dân tộc thiểu số và các hộ nghèo và cận nghèo tham gia chương trình chi trả DVMTR với tỷ lệ cao có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao nhận thức được tầm quan trọng của rừng đối với đời sống của họ.

4.1.4. Thực trạng diện tích rừng được chi trả DVMTR của hộ

Theo kết quả điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ thì số diện tích đất rừng, diện tích đất lâm nghiệp được thể hiện ở bảng sau:

40

Bảng 4.3. Tổng diện tích rừng được chi trả DVMTR

STT Chỉ tiêu SL (ha)

1 Tổng diện tích rừng 160,9

Đất rừng được giao 128,5

Đất rừng nhận khoán bảo vệ 32,4

2 Tổng diện tích đất rừng được chi trả DVMTR 158,8

3 Diện tích được chi trả DVMTR/hộ 2,7

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)

Bảng 4.2 cho thấy diện tích rừng của các hộ điều tra là 160,9 ha, trong đó đất rừng được giao là chủ yếu chiếm 128,5 ha, còn đất rừng nhận khoán bảo vệ là 32,4 ha. Tổng diện tích rừng được chi trả tiền DVMTR là 158,8 ha, nhưng do số hộ rất lớn nên diện tích giao khoán cho các chủ rừng quản lý bảo vệ là rất nhỏ. Diện tích trung bình mỗi hộ được chi trả tiền DVMTR là 2,7 ha, trong đó hộ được nhận có diện tích rừng thấp nhất là 0,5ha, và hộ được chi trả cao nhất có tổng diện tích rừng là 10ha. Sự chênh lệch diện tích rừng giao, khóan cho các chủ rừng quá lớn gây nhiều khó khăn và hạn chế trong công tác quản lý và bảo vệ rừng của chủ rừng: đối với hộ có diện tích rừng lớn thì gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý vả tuần tra, bảo vệ rừng, không nắm được rõ tình trạng của rừng. Đối với hộ có diện tích rừng nhỏ, số tiền nhận được ít công tác bảo vệ và quản lý rừng không được chủ rừng quan tâm chú trọng.

Tổng diện tích rừng được chi trả DVMTR thấp hơn tổng điện tích rừng là do một phần diện tích rừng chưa đủ điều kiện thành rừng, hoặc rừng non chưa khép tán nên chưa được chi trả.

4.1.5. Các hoạt động gắn với đất rừng được giao khoán, bảo vệ của hộ

Tỉnh Hòa Bình nói chung và xã Hiền Lương nói riêng, bắt đầu triển khai chính sách chi trả DVMTR từ năm 2011. Từ khi chính sách được áp dụng trên địa bàn thì hoạt động lâm nghiệp của hộ có những thay đổi tích cực,

41

ý thức tham gia bảo vệ rừng thông qua các hoạt động tuần tra bảo vệ, ngăn

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)