Thu nhập từ chi trả DVMTR của hộ

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57 - 59)

ST T Chỉ tiêu Đơn vị SL 1 Trung bình số tiền DVMTR mà hộ nhận được/ năm triệu đồng 0,98

2 Thu nhập trung bình từ rừng của hộ triệu đồng 2,46 3 Tổng thu nhập trung bình của hộ/năm triệu đồng 60,84 4 Tỷ lệ đóng góp của tiền DVMTR vào tổng

thu nhập từ rừng của hộ

% 39,73

5 Tỷ lệ đóng góp của tiền DVMTR vào tổng thu nhập của hộ

% 1,61

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2020)

Số liệu điều tra ở bảng 4.6 cho ta thấy thu nhập từ rừng của hộ là 2,46 triệu đồng/năm, chủ yếu là từ khai thác măng và chặt tỉa cây bương, luồng. Đa số các hộ chưa coi nghề rừng là nghề chính, các thành viên trong hộ chủ yếu còn đi làm nông nghiệp, đánh bắt cá, đi làm thuê, làm công nhân...

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ đóng góp của tiền DVMTR vào tổng thu nhập từ rừng của hộ còn thấp chiếm 39,73%. Còn tỷ trọng đóng góp của tiền chi trả DVMTR vào tổng thu nhập của hộ là rất thấp chỉ chiếm 1,61%. Số liệu điều tra cho thấy 48,3 % số người được phỏng vấn có câu trả lời là số tiền này là thấp và 24,1 % có câu trả lời là rất thấp. Chưa tương xưng với công sức mà họ bỏ ra BVR.

Có gần 76% hộ dân cho rằng, số tiền chi trả DVMTR mà họ nhận được không phải là khoản lớn so với gia đình họ, chỉ có hơn 20% cho biết điều ngược lại. Như vậy, số tiền các hộ nhận được từ chi trả DVMTR còn đóng góp rất hạn chế trong tổng thu nhập của hộ.

46

Biểu đồ 4.1. Khoản tiền nhận được từ chi trả DVMTR có phải là khoản thu nhập lớn của hộ không?

Tất cả các hộ dân được trên các địa bàn khảo sát đều bày tỏ sự đánh giá tốt về chính sách chi trả DVMTR của Chính phủ, nhưng họ kiến nghị Chính phủ xem xét điều chỉnh mức chi trả bằng một cơ chế hợp lý thay cho mức chi trả bằng một con số tuyệt đối như hiện nay. Các hộ dân tham gia thực hiện chi trả DVMTR hầu hết là các hộ đồng bào dân tộc nghèo, họ rất mong có được nguồn thu nhập từ chính lao động bảo vệ rừng của mình, vì rừng chính là cuộc sống, là văn hóa của đồng bào. Nhưng mức chi trả DVMTR hiện tại là quá thấp, không tương xứng với giá trị lao động bảo vệ rừng của họ.

b. Thực trạng sử dụng tiền được chi trả từ DVMTR của hộ

Số tiền chi trả DVMTR của các chủ rừng được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, nó được thể hiện ở trong bảng 4.7.

24.1%

75.9%

47

Một phần của tài liệu Tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của các hộ dân trên địa bàn xã hiền lương, huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)