PHẦN I MỞ ĐẦU
2.2 Cơ sở thực tiễn về hành vi tiêu dùng thịt lợn
2.2.2 Tình hình hành vi tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình hành vi tiêu dùng thịt lợn tại thành phố Hồ Chí Minh
Tại thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù sản lượng heo về các chợ đầu mối giảm rất mạnh nhưng theo ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ Hóc Môn, cung vẫn đảm bảo cầu, không hề xảy ra tình trạng thiếu hụt. Nguyên nhân chính là do giá thịt heo tăng cao, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Nhiều bếp ăn tập thể cũng như người dân đã chuyển hướng sử dụng thực phẩm khác như bò, gà, cá để thay thế thịt heo (Tiểu Thúy, 2020).
Báo cáo của Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, tổng sản lượng tiêu thụ toàn thị trường tháng 4/2020 giảm khoảng 40% so với tháng 3/2020, do thực hiện giãn cách xã hội. Vào tháng 5/2020, phục hồi tương đối nhưng vẫn giảm 25% so với thời điểm tháng 3/2020. Trong đó, kênh phân phối hiện đại, sức mua tăng nhanh hơn kênh chợ truyền thống (Tiểu Thúy, 2020).
Đến nay, tại thành phố Hồ Chí Minh mặt hàng thịt heo vẫn được đưa vào danh mục hàng bình ổn thị trường. Cụ thể, các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tiếp tục cung ứng theo giá bán do Sở Tài Chính công bố, đảm bảo sản lượng theo kế hoạch TP, đồng thời tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá (tùy ngày, tùy mặt hàng) (Tiểu Thúy, 2020).
Thị trường thịt lợn, sau khi Chính phủ cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan, nguồn thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam ngày càng nhiều giúp giá lợn hơi trên thị trường giảm. Cụ thể, giá lợn hơi hiện nay dao động ở mức 71.000 - 74.000 đồng/kg, giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 9
15
(80.000 – 82.000 đồng/kg) và giảm 20% so với thời điểm tháng 6 (Hoàng Tuyết, 2020).
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, cho biết từ đầu năm đến nay, dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế cả nước; ngoài ra tình hình thiên tai, bão lụt, dịch bệnh (dịch tả lợn Châu Phi) dồn dập tại các tỉnh miền Trung trong các tháng cuối năm cũng đã tác động mạnh đến nền kinh tế, nhất là ngành sản xuất, chăn nuôi… Những tác động này đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường hàng hóa thiết yếu của thành phố, khiến nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu tăng giá liên tục. Tuy nhiên, với công tác quản lý và bình ổn giá được chỉ đạo và triển khai quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt tác động từ 4 chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố cũng đã góp phần ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu (Hoàng Tuyết, 2020).
2.2.2.2 Tình hình hành vi tiêu dùng thịt lợn tại thành phố Đà Nẵng
Những ngày gần đây, giá heo hơi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giảm xuống còn khoảng 70.000 đồng/kg khiến giá thịt thương phẩm bán ra tại các chợ có phần hạ nhiệt. Dù vậy, tại một số chợ dân sinh trên địa bàn cho thấy tình trạng mua bán vẫn ế ẩm, sức tiêu thụ thịt heo vẫn yếu (Tuyết Nhung và cs., 2020).
Trước đó, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành miền Trung liên tiếp hứng chịu những đợt mưa lớn, gây ngập úng và lũ lụt trên diện rộng khiến nhiều hộ dân thiệt hại nặng nề. Tại chợ đầu mối Hòa Cường (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu), các tiểu thương mua heo đã giết mổ và được kiểm dịch tại các lò hoặc trung tâm giết mổ để về bán tại quầy, sỉ lẻ cho các quán ăn. Giá thịt heo tại chợ giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, cao nhất là thịt ba chỉ và sườn heo dao động từ 160.000-180.000 đồng/kg. Tại chợ Cẩm Lệ (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ), chợ Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), giá thịt heo các loại cũng giảm nhẹ từ 10.000-15.000 đồng/kg. Theo các tiểu thương, vì heo được
16
vận chuyển từ nhiều nơi về nên đẩy giá heo hơi tại địa phương giảm xuống còn khoảng 70.000-72.000 đồng/kg (tùy loại), dẫn đến giá heo thành phẩm cũng giảm theo (Tuyết Nhung và cs., 2020).
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế chung còn nhiều khó khăn, thì giá thịt dù giảm nhưng vẫn còn khá cao khiến nhiều chị em nội trợ chuyển sang chế biến các món ăn từ tôm cá - nguồn thủy sản dồi dào và rẻ trong mùa mưa lũ để tiết kiệm chi tiêu. Theo bà con tiểu thương, thịt heo chủ yếu giao cho các mối bán quán ăn, nhà hàng, quán nhậu là chính chứ người hỏi giá thì nhiều mà người mua thì ít. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, dự đoán giá cả nhiều mặt hàng sẽ còn biến động trong thời gian tới (Tuyết Nhung và cs., 2020).
2.2.2.3 Tình hình hành vi tiêu dùng thịt lợn tại thành phố Hải Phòng
Thực hiện khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn tại Hải Phòng đã giảm giá xuống mức từ 73.000-75.000đ/kg. Ông Phạm Văn Dân, Giám đốc Trung tâm bán heo (lợn) C.P chi nhánh tại Hải Phòng cho biết: “Chi nhánh của Công ty đang chiếm 25% thị phần tại Hải Phòng, trung bình mỗi ngày xuất bán 600 con. Công ty C.P cũng đã lắng nghe và có sự điều chỉnh kịp thời theo sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. 6 ngày nay, công ty đã đưa ra mức giá mới. Lợn 3 máu, loại tốt nhất công ty bán giá 75.000đ/kg. Lợn đực 2 máu đang bán giá 73.000đ/kg. Khi C.P giảm giá thì các công ty khác đồng loạt giảm theo và khách hàng rất vui mừng, phần khởi khi lợn đã hạ nhiệt và mong muốn công ty giảm hơn nữa để tiếp tục sản xuất kinh doanh” (Đinh Mười, 2020).
Tại một số cơ sở giết mổ và tại các chợ, tiểu thương tỏ ra phấn khởi và mong muốn tiếp tục được quan tâm, giá lợn sẽ tiếp tục giảm để đưa thị trường trở lại như trước thời điểm có dịch bệnh. Còn người dân khi đi chợ cũng tỏ ra thoải mái hơn khi mua thịt lợn. Liên quan đến các giải pháp để ổn định giá lợn, lãnh đạo Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P tại Hải Phòng chia sẻ: “Về việc bình ổn giá lợn, hiện tại thành phố Hải Phòng đã công bố hết dịch, bà con đã yên
17
tâm hơn trong chăn nuôi. Trong quý II, giá lợn sẽ quay trở lại như trước thời điểm có dịch, khoảng 60.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp rất lắng nghe, đồng hành cùng Chính phủ để sớm đưa mức giá lợn quay lại ổn định” – ông Dân cho biết thêm (Đinh Mười, 2020).
Như vậy, sau 1 năm xảy ra dịch tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi khi phải tiêu hủy tới gần 6 triệu con lợn, đến nay cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát. Có 96% số xã trên cả nước dịch đã qua 30 ngày, khoảng 30 tỉnh, thành công bố hết dịch. Việc tái đàn hiện tại đang diễn ra nhanh, bài bản, lợn tái đàn đã được xuất bán ra thị trường. Việc giảm giá lợn hơi theo khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT được người tiêu dùng, các doanh nghiệp chăn nuôi và người chăn nuôi hưởng ứng cao. Điều đó không chỉ bảo vệ thị trường, sản xuất bền vững mà còn có lợi cho người chăn nuôi bởi nếu giữ giá thịt lợn quá cao sẽ khiến người tiêu dùng quay lưng vì họ có rất nhiều lựa chọn khác như: Tôm, trứng, cá, gia cầm… (Đinh Mười, 2020).
2.2.2.4 Tình hình hành vi tiêu dùng thịt lợn tại thành phố Hà Nội
Để thực hiện bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19, UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 1540/UBND-KT ngày 24/4/2020 yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố Hà Nội và đề nghị các doanh nghiệp, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy chăn nuôi, sản xuất đảm bảo bình ổn giá mặt hàng thịt lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội (Công Thọ và cs., 2020).
Ngày 25/12/2020, tại miền Bắc, thị trường heo hơi hiện ghi nhận giá giao dịch trong khoảng 72.000 - 78.000 đồng/kg. Cùng tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg Hà Nội đang thu mua heo hơi trong khoảng 73.000 - 78.000 đồng/kg. Việc giá heo hơi tăng liên tục trong tuần qua khiến người tiêu dùng lo ngại giá thịt heo tiếp tục tăng mạnh trong dịp Tết nguyên đán tới. Tuy nhiên, theo dự
18
báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá thịt heo có chiều hướng tăng trở lại là qui luật cung cầu vào mỗi cuối năm (An Nhiên, 2020).
Song giá heo hơi sẽ không cao hơn mức 80.000 đồng/kg do sau khi bùng phát dịch tả heo châu Phi trong năm 2020, nhiều trại đã kịp tái đàn đạt 85% so với lúc cao điểm. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá heo hơi đã vọt trên mức 90.000 đồng/kg và đỉnh điểm là 105.000 đồng/kg trước khi giảm dần về mức 90.000 đồng/kg trước Tết nguyên đán năm ngoái. Tháng 3 vừa qua, trong cuộc họp trực tuyến của ngành, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã khẳng định phải đưa giá heo hơi về dưới 70.000 đồng/kg. Nếu không người tiêu dùng và cả xã hội sẽ "quay lưng" với thịt heo (An Nhiên, 2020).
19