Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45 - 47)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.4.1 Chỉ tiêu về thực trạng hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) phân theo giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, số nhân khẩu thu nhập bình quân hộ/tháng được điều tra, phỏng vấn;

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về người đảm nhận chính công việc nội trợ;

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về sử dụng trong tuần khối lượng thịt lợn trung bình phân theo chỉ tiêu số nhân khẩu (hộ có dưới 3 người, hộ có từ 3 - 5 người, hộ có trên 5 người);

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về mức độ thường xuyên mua phân theo chỉ tiêu không, thỉnh thoảng, thường xuyên;

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về thói quen mua thịt lợn tại một số địa điểm phân theo chỉ tiêu chợ, siêu thị, quán dọc đường;

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về hỏi giá khi mua thịt lợn theo tiêu chí: có, không, thỉnh thoảng;

32

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về lý do thường xuyên mua phân theo chỉ tiêu: không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý;

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về kênh thông tin tham khảo về thịt lợn phân theo chỉ tiêu: không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý.

3.2.4.2 Chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về mức chi và tần suất chi tiêu thịt lợn; hành vi tiêu dùng khi thu nhập giảm 10% và tăng 10% phân theo thu nhập bình quân hộ/tháng (dưới 15 triệu, từ 15 đến 25 triệu, trên 25 triệu);

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về mức độ quan tâm và hiểu biết đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn phân theo trình độ học vấn (từ cấp 3 trở xuống ; trung cấp, cao đẳng, đại học; sau đại học); độ tuổi (dưới 25 tuổi, từ 25 đến 40 tuổi, từ 41 đến 55 tuổi, trên 55 tuổi) và nghề nghiệp (công nhân, nhân viên văn phòng, hưu trí, lao động tự do, khác);

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về quyết định mua thịt lợn bởi yếu tố độ tươi, vệ sinh và an toàn của thịt lợn, bằng chứng an toàn và chất lượng thịt lợn phân theo chỉ tiêu: không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý;

- Số lượng (hộ) và tỷ lệ (%) đánh giá về phản ứng khi có dịch bệnh về thịt lợn; khi mua phải thịt kém chất lượng; mức sẵn sàng chi trả giá cao cho thịt lợn an toàn; khi giá thịt lợn tăng 10% và giảm 10%; lý do đã từng mua phải thịt lợn không an toàn và sự tin tưởng của các hộ gia đình đối với địa điểm mua phân theo thu nhập bình quân hộ/tháng (dưới 15 triệu, từ 15 đến 25 triệu, trên 25 triệu) và trình độ học vấn (từ cấp 3 trở xuống; trung cấp, cao đẳng, đại học; sau đại học).

33

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)