PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Ứng xử của các hộ gia đình trong tiêu dùng thịt lợn tại địa bàn phường Sài Đồng,
4.3.1 Khi thu nhập của các hộ gia đình biến động
4.3.1.1 Khi thu nhập giảm 10%
Thu nhập của hộ gia đình cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Qua bảng 4.18, nhận thấy: hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội khi thu nhập giảm 10%: Thu nhập dưới 15 triệu có hành vi tiêu dùng mua ít thịt lợn hơn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 66,67%.
80
Bảng 4.18 Hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội khi thu nhập giảm 10%
STT Hành vi tiêu dùng khi thu nhập giảm 10%
Thu nhập bình quân hộ/tháng Dưới 15 triệu Từ 15 đến 25
triệu Trên 25 triệu Tổng
Số lượng (n=12) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=25) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=23) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%)
1 Tiêu dùng thịt lợn không đổi với
các loại có chất lượng như cũ 1 8,33 3 12,00 8 34,78 12 20,00
2
Tiêu dùng thịt lợn không đổi nhưng mua loại có chất lượng thấp hơn ở cùng điểm mua hàng
3 25,00 6 24,00 5 21,74 14 23,33
3 Mua ít thịt lợn hơn 8 66,67 16 64,00 10 43,48 34 56,67 Nguồn: Số liệu điều tra, 2020
81
Như vậy, mua ít thịt lợn hơn là hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội khi thu nhập giảm 10% chủ yếu.
Hộp 4.11 Ý kiến về hành vi tiêu dùng thịt lợn khi thu nhập giảm 10% của hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên
Khi thu nhập giảm gia đình tôi mua ít thịt lợn hơn vì lý do mua ít thịt lợn lại thay thế bằng sản phẩm khác như thịt gà hay cá. Chứ không muốn lựa chọn thịt lợn chất lượng kém hơn. Thu nhập giảm nhưng nhu cầu tiêu dùng như vậy nên cũng không thể cắt giảm hẳn thịt lợn do thành viên trong gia đình đều yêu thích lợn thịt.
(Bùi Tuấn Vũ (2020) phỏng vấn ngày 01/10, 10h10 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)
Thu nhập ảnh hưởng đến tiêu dùng thịt lợn khi thu nhập giảm 10%. Người tiêu dùng khi thu nhập giảm họ sẽ chọn cách ứng xử là mua ít thịt lợn hơn vì lý do mua ít thịt lợn thay bằng mua thịt lợn không đảm bảo sức khỏe, nhiều người cho rằng “ăn ít nhưng đảm bảo chất lượng còn hơn ăn nhiều mà không đảm bảo chất lượng”, cho thấy người tiêu dùng vẫn quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.3.1.2 Khi thu nhập tăng 10%
Qua bảng 4.19, nhận thấy: hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng khi thu nhập tăng 10%: Thu nhập dưới 15 triệu có hành vi tiêu dùng mua nhiều thịt lợn hơn chiếm tỷ lệ lớn nhất với 50%.
Từ 15 đến 25 triệu có hành vi tiêu dùng thịt lợn không đổi nhưng mua loại có chất lượng cao hơn ở cùng điểm mua hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 44%. Trên 25 triệu có hành vi tiêu dùng thịt lợn không đổi nhưng mua loại có chất lượng cao hơn ở cùng điểm mua hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất với 56,52%.
82
Bảng 4.19 Hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội khi thu nhập tăng 10%
STT Hành vi tiêu dùng khi thu nhập tăng 10%
Thu nhập bình quân hộ/tháng Dưới 15 triệu Từ 15 đến 25
triệu Trên 25 triệu Tổng
Số lượng (n=12) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=25) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=23) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%)
1 Tiêu dùng thịt lợn không đổi với các
loại có chất lượng như cũ 2 16,67 4 16,00 2 8,70 8 13,33
2
Tiêu dùng thịt lợn không đổi nhưng mua loại có chất lượng cao hơn ở cùng điểm mua hàng
4 33,33 11 44,00 13 56,52 28 46,67
3 Mua nhiều thịt lợn hơn 6 50,00 10 40,00 8 34,78 24 40,00 Nguồn: Số liệu điều tra, 2020
83
Như vậy, mua nhiều thịt lợn hơn và tiêu dùng thịt lợn không đổi nhưng mua loại có chất lượng cao hơn ở cùng điểm mua hàng là hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng khi thu nhập tăng 10% chủ yếu. Hộ thu nhập thấp hay cao họ điều có xu hướng chuyển sang mua thịt lợn có chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.
Qua đó cho thấy người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn, ứng xử khác nhau khi thu nhập tăng, họ có thể mua nhiều hơn hoặc có thể chuyển sang mua loại có chất lượng cao hơn đảm bảo uy tín, hợp vệ sinh hơn. Thể hiện tâm lý của người tiêu dùng khi thu nhập tăng họ sẵn sàng trả giá cao cho các loại sản phẩm đó hoặc có thể tiêu dùng không đổi nhưng chất lượng tốt hơn do mức độ tiêu dùng đã cố định nên họ sẽ chỉ mua mức độ đó nhưng mua thịt loại đắt giá chất lượng cao hơn.