Tình hình cơ bản về hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 47 - 52)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sà

4.1.1 Tình hình cơ bản về hộ điều tra

Thông tin cơ bản về hộ điều tra về hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 4.1 Tình hình cơ bản về hộ điều tra tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

STT Chỉ tiêu SL (n=60) TL (%) 1 Giới tính Nam 20 33,33 Nữ 40 66,67 2 Độ tuổi Dưới 25 tuổi 10 16,67 Từ 25 đến 40 tuổi 16 26,67 Từ 41 đến 55 tuổi 27 45,00 Trên 55 tuổi 7 11,67 3 Nghề nghiệp Công nhân 10 16,67

Nhân viên văn phòng 19 31,67

Hưu trí 11 18,33 Lao động tự do 12 20,00 Khác 8 13,33 4 Trình độ học vấn Từ cấp 3 trở xuống 9 15,00

Trung cấp, cao đẳng, đại học 32 53,33

Sau đại học 19 31,67 5 Số nhân khẩu Hộ dưới 3 người 14 23,33 Hộ từ 3 - 5 người 31 51,67 Hộ trên 5 người 15 25,00 6 Thu nhập bình quân hộ/tháng Dưới 15 triệu 12 20,00 Từ 15 đến dưới 25 triệu 25 41,67 Từ 25 triệu trở lên 23 38,33

34

Qua bảng 4.1, nhận thấy: tình hình cơ bản về hộ điều tra về hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội:

(1) Về giới tính

Trong nghiên cứu này, đối tượng được hỏi là những người thường xuyên mua thực phẩm cho gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Xu hướng càng ngày nam giới tham gia vào công việc nội trợ càng nhiều hơn, tuy nhiên, điều này vẫn chưa thật sự phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Trong tổng số 60 người trả lời thì có đến 40 là nữ, chiếm 66,67%; chỉ có 20 người nam, chiếm 33,33% kém tỷ lệ nữ 33,33%. Điều này là phù hợp vì việc đi chợ mua thực phẩm cho cả gia đình chủ yếu do người phụ nữ đảm trách. Người phụ nữ Việt Nam nói chung và người nữ tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội nói riêng được đánh giá là những người đảm đang việc nhà.

(2) Về độ tuổi

Tuổi của người trả lời chủ yếu từ 41 đến 55 tuổi: chiếm 45%. Tiếp đến là độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi chiếm 26,67% và độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 16,67%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên 55 tuổi với 11,67%.

Tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, các gia đình lớn (có ba thế hệ), cùng chung sống trong một gia đình, vì vậy những người lớn, về hưu thường đảm trách việc đi chợ cho con cái trong nhà, nhóm người dưới 25 tuổi thường là công nhân, nhân viên văn phòng, họ thường phải làm việc cả ngày nên không có nhiều thời gian đi chợ và nấu nướng cho gia đình.

(3) Về nghề nghiệp

Trong nghiên cứu, có 5 nhóm nghề nghiệp được đưa vào để khảo sát. Về nghề nghiệp của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên,

35

thành phố Hà Nội: chiếm tỷ lệ lớn nhất là nhân viên văn phòng chiếm 31,67%. Tiếp đến là lao động tự do chiếm 20%; công nhân chiếm 16,67% và hưu trí chiếm 18,33%. Chiếm tỷ thấp nhất là khác với 13,33%.

Hộp 4.1 Ý kiến về trình độ học vấn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Hầu hết tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội người dân có trình độ học vấn tương đối cao, nhiều người làm công nhân viên chức trong các cơ quan nhà nước, có mức thu nhập sàn sàn nhau.

(Nguyên Văn Trọng (2020) phỏng vấn ngày 25/09,10h30 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)

(4) Về trình độ học vấn

Trong số những người trả lời, trình độ học vấn từ cấp 3 trở xuống chiếm tỷ lệ thấp nhất với 40,3%, họ chủ yếu là công nhân. Trình độ học vấn trung cấp, cao đăng và đại học có 66 người, chiếm đến 53,33%, nhân viên văn phòng và hưu trí chủ yếu tập trung ở nhóm trình độ này. Sau đại học chiếm 31,67% nhân viên văn phòng và hưu trí chủ yếu tập trung ở nhóm trình độ này.

Hộp 4.2 Ý kiến về nghề nghiệp của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội nhiều người làm kinh doanh, có một số hộ còn vừa làm trong cơ quan nhà nước vừa kinh doanh thêm ở ngoài, trình độ học vấn ở đây thì nhiều người là đại học trở lên.

(Phạm Mỹ An (2020) phỏng vấn ngày 25/09, 14h15 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)

36

(5) Về số nhân khẩu

Số nhân khẩu của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội: chiếm tỷ lệ lớn nhất là hộ có từ 3 - 5 người chiếm 51,67%. Tiếp đến là hộ có trên 5 người với 25%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là hộ có dưới 3 người chiếm 23,33%. Những hộ có trên 5 người cùng ăn chủ yếu là những gia đình có ba thế hệ cùng sống trong gia đình.

(6) Về thu nhập bình quân hộ/tháng

Thu nhập bình quân hộ/tháng của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội: chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 15 đến dưới 25 triệu chiếm 41,67%. Tiếp đến là từ 25 triệu trở lên với 38,33%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là dưới 15 triệu chiếm 20%.

Thu nhập được coi là yếu tố ảnh hưởng lớn tới các hộ điều tra kể cả trong sản xuất và trong tiêu dùng. Thu nhập ảnh hưởng đến việc chi tiêu của hộ nói chung và tiêu dùng sản phẩm thịt lợn nói riêng. Hay nói cách khác thu nhập là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ trên địa bàn. Sự chênh lệch về thu nhập cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn của hộ gia đình.

Qua biểu đồ 4.1, nhận thấy: người đảm nhận chính công việc nội trợ tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội chiếm tỷ lệ lớn nhất là bản thân với 73,33% (tương ứng với 44/60 ý kiến đánh giá). Như vậy, kết quả điều tra cũng cho thấy, người chịu trách nhiệm nội trợ chính hầu hết là bản thân người được phỏng vấn.

Tiếp đến là người khác với 11,67% (tương ứng với 7/60 ý kiến đánh giá); bố/mẹ với 8,33% (tương ứng với 5/60 ý kiến đánh giá) và vợ/chồng với 11,67% (tương ứng với 7/60 ý kiến đánh giá). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là con với 1,67% (tương ứng với 1/60 ý kiến đánh giá).

37

Biểu đồ 4.1 Người đảm nhận chính công việc nội trợ của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020 Đối với những hộ gia đình mà cả vợ và chồng đều phải làm việc theo giờ hành chính thì họ có thể giao công việc nội trợ cho người giúp việc hoặc nhờ người thân trong gia đình. Tuy nhiên, số lượng hộ gia đình lựa chọn phương án này là không nhiều.

Khi tìm hiểu về người chịu trách nhiệm nội trợ cho thấy số lượng là giới tính nữ cao so với nam. Điều này đúng theo nhiều nghiên cứu về phân công lao động theo giới, theo đó, trong gia đình nam giới thường phụ trách về kinh tế còn phụ nữ thường là người đảm nhận hầu hết tất các công việc nội trợ. Mặc dù hiện nay phụ nữ Việt Nam có trình độ giáo dục cao, tham gia vào thị trường lao động nhiều hơn, đồng thời nam giới bắt đầu làm việc nhà và chăm sóc con nhưng phụ nữ vẫn đảm nhiệm phần lớn công việc nhà, thêm vào đó xã hội vẫn kỳ vọng cao phụ nữ đảm nhiệm tốt vai trò truyền thống là mẹ và vai trò hiện đại là người lao động. Sự tồn tại dai dẳng của tư tưởng Nho giáo trong xã hội Việt Nam là nguyên nhân gốc rễ duy trì và củng cố quan điểm vai trò giới trong

73.33% 8.33% 5.00% 1.67% 11.67% Bản thân Bố/mẹ Vợ/chồng Con Người khác

38

xã hội. Hơn nữa, quan hệ giữa nam giới và phụ nữ, đặc biệt là quan hệ của vợ chồng trong gia đình không chỉ được xem.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)