Quản lý và quy hoạch khu vực giết mổ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 116 - 118)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia

4.4.4 Quản lý và quy hoạch khu vực giết mổ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,

phẩm, kiểm soát dịch bệnh

Các cơ quan và cá nhân có liên quan tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội cần sớm khẩn trương xây dựng các khu giết mổ tập trung để đảm bảo đáp ứng nhu cầu cung cấp thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, làm như vậy cũng sẽ góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển.

Cần quy định rõ trách nhiệm chính quyền địa phương và sự phối hợp của ngành liên quan với trách nhiệm cao trong việc xử lý vi phạm. Cấm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, phân tán tại gia và tại các chợ mới có thể kiểm soát được giết mổ tập trung, đảm bảo ngăn chặn dịch bệnh và an toàn thực phẩm trong quá trình quản lý giết mổ. Tăng cường tuyên truyền, nêu cao ý thức trách nhiệm của người dân chấp hành quy định trong giết mổ và người tiêu dùng ý thức được việc lựa chọn thực phẩm an toàn.

Các cơ quan có thẩm quyền cần phải tăng cường công tác kiểm tra các lò mổ trên địa bàn huyện. Tất cả những lò giết mổ trái phép và những lò mổ không đạt yêu cầu vệ sinh thực phẩm sẽ bị đóng cửa. Song song với việc kiểm tra công tác giết mổ, Chi cục Thú y phải thường xuyên kiểm tra về chất cấm trong chăn nuôi ở các trang trại và đoàn kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi ở các công ty, cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn. Nếu phát hiện cơ sở nào sử dụng chất cấm, yêu cầu công an vào cuộc từ đầu để xác minh, điều tra nguồn gốc và thu thập chứng cứ, xử lý nghiêm khắc với những trường hợp sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn. Thực hiện triệt để chính sách về việc nói không với chất cấm.

Về an toàn vệ sinh thực phẩm:

- Phân định trách nhiệm cụ thể giữa các cơ quan chức năng, cần có những kế hoạch chủ động kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm hơn là chỉ đưa ra cảnh

103

báo đối với người tiêu dùng hoặc kêu gọi người tiêu dùng hãy bảo vệ chính mình.

- Trong thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm phải thay đổi cách làm từ theo kế hoạch sang đột xuất, đi cùng với tăng cường giám sát, xử lý nghiêm, truy đến cùng nguồn gốc thực phẩm vi phạm.

- Các vi phạm của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải xử phạt ở mức cao nhất để mang lại niềm tin cho người tiêu dùng.

104

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)