PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.2 Yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn
4.2.1 Yếu tố cá nhân
4.2.1.1 Yếu tố thu nhập
Nhóm yếu tố cá nhân tác động đến hành vi lựa chọn và tiêu dùng thực phẩm hàng ngày phải kể đến đó là giới tính, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế… Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến bất kỳ hành vi mua nào của người tiêu dùng cũng đều cần xét đến là mức thu nhập bình quân đầu người. Thực phẩm thịt tươi sống có thể coi là một loại hàng hóa có giá cả cao hơn so với các loại thực phẩm thông thường khác. Từ đó, về mặt lý thuyết thì thu nhập bình quân cao, nhu cầu sử dụng những thực phẩm chất lượng cao sẽ tăng. Sở dĩ thu nhập của người tiêu dùng khác nhau là do nhiều yếu tố như: hoạt động trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, trình độ học vấn, nơi làm việc.
Trước hết, thực tế cho thấy rằng quyết định chi tiêu cho bất kỳ loại hàng hóa nào của người tiêu dùng luôn chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố hoàn cảnh kinh tế. Hoàn cảnh kinh tế của gia đình phụ thuộc một phần vào thu nhập của người tiêu dùng. Thu nhập có ảnh hưởng lớn đến loại hàng hóa và số lượng hàng hóa mà họ mua sắm.
57
Bảng 4.9 Mức chi và tần suất chi tiêu thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo yếu tố nhu nhập
STT Chỉ tiêu
Thu nhập bình quân hộ/tháng Dưới 15 triệu Từ 15 đến 25
triệu Trên 25 triệu Tổng Số lượng (n=12) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=25) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=23) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) 1 Mức chi tiêu thịt lợn hàng tháng Từ 1 đến 2 lần/ tuần 6 50,00 10 40,00 3 13,04 19 31,67 Từ 3 đến 4 lần/ tuần 5 41,67 13 52,00 14 60,87 32 53,33 Hàng ngày (trên 4 lần/ tuần) 1 8,33 2 8,00 6 26,09 9 15,00 2 Tần suất chi tiêu thịt lợn hàng tháng Dưới 3 triệu/ tháng 7 58,33 10 40,00 3 13,04 20 33,33 Từ 3 đến 5 triệu/ tháng 4 33,33 13 52,00 15 65,22 32 53,33 Trên 5 triệu/ tháng 1 8,33 2 8,00 5 21,74 8 13,33
58 Qua bảng 4.9 nhận thấy:
(1) Về mức chi tiêu thịt lợn hàng tháng
Dưới 15 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 1 đến 2 lần/ tuần với 50%. Từ 15 đến 25 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 3 đến 4 lần/ tuần với 52%. Từ 25 triệu trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 3 đến 4 lần/ tuần với 60,87%. Như vậy, chi phí trung bình của hộ gia đình cho thực phẩm thịt lợn khá cao, chiếm khoảng 30 đến 35% tổng thu nhập. Những gia đình khá giả chi tiêu cho việc mua thịt lợn nhiều hơn gia đình có mức sống thu nhập trung bình.
Hộp 4.6 Ý kiến về mức chi tiêu thịt lợn hàng tháng của hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên theo yếu tố nhu nhập
Gia đình tôi hai vợ chồng đều làm kinh doanh, thu nhập không quá cao nhưng đủ để chi tiêu thoải mái, con cái không để phải thiếu thốn cái gì. Đặc biệt, nhà lại có trẻ nhỏ nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm sạch, an toàn như thịt thì luôn được chú trọng và đầu tư nhiều. Mỗi tuần đi siêu thị ít nhất 1 đến 2 lần để chuẩn bị thực phẩm và thức ăn, nếu ước tính cả tháng thì cũng phải trên dưới 5 triệu. Vậy nên, 1 phần thu nhập được dành cho khoản này.
(Trần Kiều Thư (2020) phỏng vấn ngày 25/09, 16h00 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)
Từ đó có thể thấy rằng, chỉ có một bộ phận người tiêu dùng có điều kiện về kinh tế hoặc thu nhập vào mức cao và ổn định mới sẵn sàng chi trả số tiền lớn cho loại thực phẩm này. Không khó để lý giải khi mức sống của người dân được cải thiện đã dần làm thay đổi thói quen tiêu dùng thực phẩm.
Đời sống xã hội ngày một nâng cao, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe và yêu cầu về thực phẩm cũng khắt khe hơn. Thực phẩm không chỉ thỏa mãn vị giác mà còn phải an toàn và có lợi cho sức khỏe. Hành vi của người tiêu dùng xuất phát từ nhu cầu của họ. Ngày nay, khi thu nhập được cải thiện, vấn đề nhiễm độc, hóa chất trong thịt lợn ngày càng
59
nghiêm trọng thì việc sử dụng thực phẩm sạch là một nhu cầu đòi hỏi an toàn của người tiêu dùng. Với những người có thu nhập cao thì họ có nhu cầu mua những sản phẩm thịt lợn ngon, chất lượng đảm bảo.
Hộp 4.7 Ý kiến về mức chi tiêu thịt lợn hàng tháng của hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên theo yếu tố nhu nhập
Công việc chính của hai vợ chồng đều là nhân viên nhà nước nên thu nhập hạn hẹp. Chi phí sinh hoạt trong gia đình phải tính toán rất kĩ sao cho cân đối giữa tiền ăn, mua sắm hàng ngày với tiền đóng học cho con, chưa kể các hoạt động đối nội đối ngoại… Nói đến đi chợ mua thức ăn như thịt thì cũng tùy, một ngày cũng chỉ dưới 100 nghìn đồng/ngày. Hôm nào cuối tuần cải thiện thì cao hơn chút.
(Đặng Linh Anh (2020) phỏng vấn ngày 25/09,09h30 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)
Đối với những hộ gia đình thấp, thực phẩm thịt lợn là nhu cầu thiết yếu hàng ngày nhưng do sự hạn chế về nguồn thu nhập nên họ phải tính toán, cân đối kỹ lưỡng khi quyết định chi tiêu mua thường xuyên. Ngoài chi cho mua thực phẩm thịt lợn họ phải cân đối để tiêu dùng vào các hoạt động khác như: việc học tập của con cái, tiền điện, nước.
Những hộ gia đình có thu nhập cao, họ sẽ hướng đến những điểm tiêu thụ thịt có chất lượng cao, như mua thịt của người quen, người thân và mua tại các siêu thị lớn, đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng.
Như vậy, thu nhập tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội theo yếu tố nhu nhập có ảnh hưởng đến chi tiêu cho việc mua thực phẩm thịt lợn. Sự ảnh hưởng này nhận thấy rõ ràng ở các mức thu nhập thấp và thu nhập cao. Khi có sự chênh lệch về thu nhập lớn, điều kiện kinh tế chi phối hành vi tiêu dùng của cá nhân. Những hộ thu nhập thấp phải cân đối giữa nguồn
60
thu và nguồn chi của gia đình do vậy việc sử dụng những sản phẩm thịt lợn thực sự an toàn và đảm bảo chưa được đề cập tới. Trong khi đó, những hộ có thu nhập cao, có khả năng về kinh tế, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn để được sử dụng thịt lợn an toàn.
(2) Về tần suất chi tiêu thịt lợn hàng tháng
Dưới 15 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là dưới 3 triệu/ tháng với 58,33%. Từ 15 đến 25 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 3 đến 5 triệu/ tháng với 52%. Từ 25 triệu trở lên chiếm tỷ lệ lớn nhất là từ 3 đến 5 triệu/ tháng với 65,22%. Như vậy, tần suất chi tiêu thịt lợn hàng tháng từ 3 đến 5 triệu/ tháng là chủ yếu.
Do vậy, có thể thấy rằng thu nhập của các hộ gia đình cũng ảnh hưởng đến tần suất mua thịt lợn của người tiêu dùng. Với nguồn thu nhập có hạn, người tiêu dùng ở những gia đình bình dân khó có thể mua và sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên được như gia đình khá giả. Tuy nhiên, ngoài yếu tố thu nhập ảnh hưởng đến tần suất mua thịt lợn an toàn thì còn các yếu tố khác như khoảng cách, sự đa dạng các loại thực phẩm, . . . .
Dễ dàng lý giải được rằng, với rất nhiều người tiêu dùng thì khoảng cách là một trong những rào cản với họ khi đi siêu thị. Với cuộc sống đô thị nhộn nhịp hiện nay, người tiêu dùng vừa phải tham gia thị trường lao động tạo kinh tế cho gia đình vừa phải phụ trách các công việc nội trợ nên họ không có nhiều thời gian cho việc mua sắm thực phẩm. Do vậy, họ sẵn sàng lựa chọn khu vực gần nhà để đảm bảo vấn đề tiện lợi và tiêu tốn ít thời gian. Cùng với đó, việc đa dạng chủng loại cũng ảnh hưởng tới tần suất mua của người tiêu dùng đặc biệt là những gia đình bình dân.
Ở những hộ gia đình mức sống trung bình, tuy thu nhập không được cao và điều kiện kinh tế không được khá giả nhưng một bộ phận các gia đình trẻ, gia đình có trẻ em thì họ vẫn thường xuyên lựa chọn mua thịt lợn an toàn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như đảm bảo sức khỏe cho con cái họ.
61
Hiện nay, các hộ gia đình chủ yếu chỉ có từ 1 đến 2 con, nên việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái rất được các bậc phụ huynh quan tâm, đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ.
Vì vậy, ngay cả điều kiện thu nhập không được dư giả thì một bộ phận không nhỏ các gia đình bình dân vẫn sẵn sàng chi trả số tiền lớn với tần suất mua thực phẩm thường xuyên cho việc mua thực phẩm an toàn để yên tâm và đảm bảo độ dinh dưỡng cần thiết cũng như sự an toàn về sức khỏe cho con cái mình.
Hộp 4.8 Ý kiến về tần suất chi tiêu thịt lợn hàng tháng của hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên theo yếu tố nhu nhập
Nhà có trẻ con nên tôi rất quan tâm và thận trọng trong việc lựa chọn mua thực phẩm. Trẻ con sức đề kháng không tốt như người lớn, mà thực phẩm nếu không được bảo đảm sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các bé. Nên mặc dù gia đình không có thu nhập cao hay giàu có gì nhưng chị vẫn cố gắng tìm mua các loại thực phẩm thịt lợn an toàn thường xuyên. .
(Đặng Linh Anh (2020) phỏng vấn ngày 25/09, 09h30 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)
4.2.1.2 Yếu tố học vấn
Việc nhận biết và phân biệt giữa thịt an toàn đối với thịt thông thường là một bài toán khó đối với người tiêu dùng. Bởi vì, bằng mắt thường ta không thể phân biệt được đâu là thịt tươi sống an toàn đối với sức khỏe gia đình. Điều này đặt ra yêu cầu rằng: người tiêu dùng cần có chiến lược khi mua thịt tươi sống, đó là bổ sung kiến thức về hai loại thực phẩm này thông qua học vấn, hiểu biết của bản thân..
62
Bảng 4.10 Mức độ quan tâm đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Mức độ quan tâm Trình độ học vấn Độ tuổi Tổng Từ cấp 3 trở xuống Trung cấp, cao đẳng, đại học
Sau đại học Dưới 25 tuổi Từ 25 đến 40
tuổi
Từ 41 đến 55
tuổi Trên 55 tuổi
SL (n=9) TL (%) SL (n=32) TL (%) SL (n=19) TL (%) SL (n=10) TL (%) SL (n=16) TL (%) SL (n=27) TL (%) SL (n=7) TL (%) SL (n=60) TL (%) 1. Rất quan tâm 3 33,33 10 31,25 7 36,84 3 30,00 5 31,25 9 47,37 3 42,86 20 33,33 2. Quan tâm 4 44,44 16 50,00 11 57,89 5 50,00 8 50,00 14 73,68 4 57,14 31 51,67 3. Bình thường 1 11,11 5 15,63 1 5,26 1 10,00 2 12,50 4 21,05 0 0,00 7 11,67 4. Không quan tâm 1 11,11 1 3,13 0 0,00 1 10,00 1 6,25 0 0,00 0 0,00 2 3,33
63
Qua bảng 4.10, nhận thấy mức độ quan tâm đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội: Về trình độ học vấn: Từ cấp 3 trở xuống chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá quan tâm với 44,44%. Trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá quan tâm với 50%. Sau đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá quan tâm với 57,89%. Trình độ học vấn càng cao càng dễ tiếp cận và có nhu cầu tìm hiểu vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó những người học vấn thấp hơn cũng có sự quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
Về độ tuổi: Dưới 25 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá quan tâm với
50%. Từ 25 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá quan tâm với 50%. Từ 41 đến 55 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá quan tâm với 73,68%. Trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá quan tâm với 57,14%.
Như vậy, dù theo trình độ học vấn hay độ tuổi thì các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đều quan tâm đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của thịt lợn.
Những người lớn tuổi đề có xu hướng tìm hiểu về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Độ tuổi càng cao thì công việc, gia đình có tình ổn định cùng thu nhập nên họ có nhu cầu cao tìm hiểu và quan tâm về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua bảng 4.11, nhận thấy: mức độ hiểu biết đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội:
Về trình độ học vấn: Từ cấp 3 trở xuống chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá
biết ít với 55,56%. Trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá biết ít với 56,25%. Sau đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá biết ít với 57,89%.
64
Bảng 4.11 Mức độ hiểu biết đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Mức độ hiểu biết Trình độ học vấn Nghề nghiệp Tổng Từ cấp 3 trở xuống Trung cấp, cao đẳng, đại học
Sau đại học Công nhân Nhân viên
văn phòng Hưu trí Lao động tự do Khác SL (n=9) TL (%) SL (n=32) TL (%) SL (n=19) TL (%) SL (n=10) TL (%) SL (n=19) TL (%) SL (n=11) TL (%) SL (n=12) TL (%) SL (n=8) TL (%) SL (n=60) TL (%) 1. Rất hiểu biết 0 0,00 1 3,13 1 5,26 0 0,00 1 5,26 1,00 9,09 0 0,00 0 0,00 2 3,33 2. Biết 2 22,22 8 25,00 7 36,84 2 20,00 7 36,84 3,00 27,27 2 16,67 3 37,50 17 28,33 3. Biết ít 5 55,56 18 56,25 11 57,89 5 50,00 11 57,89 7,00 63,64 6 50,00 5 62,50 34 56,67 4. Không biết 2 22,22 5 15,63 0 0,00 3 30,00 0 0,00 0,00 0,00 4 33,33 0 0,00 7 11,67
65
Về nghề nghiệp: Công nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá biết ít với
50%. Nhân viên văn phòng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá biết ít với 57,89%. Hưu trí chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá biết ít với 63,64%. Lao động tự do chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá biết ít với 50%. Khác chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá biết ít với 50%.
Như vậy, dù theo trình độ học vấn hay nghề nghiệp thì mức độ hiểu biết đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội chủ yếu là biết ít.
Nhiều người tiêu dùng quan niệm nếu thịt có màu đỏ tươi, không nhão là thịt mới, còn thịt màu nhợt nhạt, có mùi hôi nếu ăn vào có thể gây ngộ độc hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Tuy nhiên, để phân biệt được thịt đảm bảo an toàn rất khó khăn.
Thịt khi bị ôi thiu, giết mổ lâu ngày nhưng vẫn có thể được ngâm tẩy bằng hóa chất để đem ra tiêu thụ, thậm chí màu sắc bắt mắt, như vừa mới được giết mổ. Vậy nên, việc tự vạch ra chiến lược và tìm mua rau thịt tại địa chỉ uy