Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41 - 43)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài thu thập các thông tin thứ cấp thông qua các luồng chính: các báo cáo, chuyên đề hội thảo, hội thảo, sách, tạp chí chuyên ngành và từ internet.

Thu thập từ bản thống kê phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.4 Thu thấp số liệu thứ cấp

Nội dung dữ liệu Nguồn cung cấp, thu thập Phương pháp

thu thập

Các thông tin về đặc điểm địa bàn phường Sài Đồng

UBND phường Sài Đồng, Internet có liên quan. Các tài liệu về điều kiện tự

nhiên, kinh tế xã hội, các báo cáo hàng năm của phường Sài Đồng.

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo, Chọn lọc thông tin Thông tin về hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng

UBND phường Sài Đồng, Internet có liên quan.

Tìm hiểu, tổng hợp từ các báo cáo, Thu

thập thông tin

Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan,

Tài liệu khác

Thư viện, báo, Internet; Văn bản, ...

Tìm hiểu, Tổng hợp, chọn lọc thông tin, Tìm hiểu, chọn lọc

28

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

- Điều tra trực tiếp: Phương pháp này được sử dụng thông qua bộ câu

hỏi có sẵn và tiến hành các cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên trực tiếp với số lượng là 60 hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

- Bảng hỏi: Bảng hỏi tập trung vào nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn

của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

* Thông tin thu thập điều tra, phỏng vấn:

(1) Thông tin chung về người được phỏng vấn

- Điều tra, phỏng vấn về giới tính của người được phỏng vấn; - Điều tra, phỏng vấn về độ tuổi của người được phỏng vấn; - Điều tra, phỏng vấn về nghề nghiệp của người được phỏng vấn; - Điều tra, phỏng vấn về trình độ học vấn của người được phỏng vấn.; - Điều tra, phỏng vấn về số nhân khẩu của người được phỏng vấn; - Điều tra, phỏng vấn về thu nhập bình quân hộ/tháng của người được phỏng vấn.

(2) Thông tin về hành vi tiêu dùng thịt lợn

- Điều tra, phỏng vấn về khối lượng thịt lợn trung bình sử dụng trong tuần của hộ được phỏng vấn;

- Điều tra, phỏng vấn về mức độ thường xuyên mua thịt lợn của hộ được phỏng vấn;

- Điều tra, phỏng vấn về thói quen mua thịt lợn tại một số địa điểm của hộ được phỏng vấn;

29

- Điều tra, phỏng vấn về lý do thường xuyên mua của hộ được phỏng vấn;

- Điều tra, phỏng vấn về kênh thông tin tham khảo về thịt lợn của hộ được phỏng vấn.

(3) Thông tin về yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn

- Điều tra, phỏng vấn về yếu tố cá nhân (yếu tố thu nhập và yếu tố học vấn); yếu tố chất lượng (độ tươi của thịt lợn, vệ sinh và an toàn của thịt lợn; bằng chứng an toàn và chất lượng thịt lợn); yếu tố giá cả và yếu tố niềm tin ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)