PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Ứng xử của các hộ gia đình trong tiêu dùng thịt lợn tại địa bàn phường Sài Đồng,
4.3.4 Khi có dịch bệnh
4.3.4.1 Dịch bệnh về lợn
Nhu cầu của người dân về các sản phẩm động vật ngày càng tăng. Song trong những năm qua dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm liên tiếp xảy ra. Từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra 3 đợt, tổng số lợn chết và tiêu hủy là 459 con (50 lợn sinh sản và 409 con thương phẩm) với tổng trọng lượng là 28.731,2kg. Điều này không chỉ thiệt hại về người sản xuất mà còn có tác động không nhỏ đến người tiêu dùng thông qua mức tiêu thụ có xu hướng giảm.
Qua bảng 4.23, nhận thấy phản ứng khi có dịch bệnh về thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội: Khi dịch bệnh đến người tiêu dùng luôn có nhiều phản ứng khác nhau. Có nhiều hộ chọn vẫn mua bình thường, có nhiều hộ vẫn mua nhưng chọn cửa hàng uy tín hoặc có những hộ không mua hoàn toàn để đảm bảo cho sức khỏe của gia đình.
91
Bảng 4.23 Phản ứng khi có dịch bệnh về thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên
Khi có dịch bệnh về thịt lợn
Thu nhập bình quân hộ/tháng Trình độ học vấn
Tổng
Dưới 15 triệu Từ 15 đến 25
triệu Trên 25 triệu
Từ cấp 3 trở xuống Trung cấp, cao đẳng, đại học Sau đại học SL (n=12) Tỷ lệ (%) SL (n=25) Tỷ lệ (%) SL (n=23) Tỷ lệ (%) SL (n=9) TL (%) SL (n=32) TL (%) SL (n=19) TL (%) SL (n=60) TL (%) 1. Vẫn mua bình thường 1 8,33 3 12,00 4 17,39 1 11,11 4 12,90 3 15,00 8 13,33 2. Vẫn mua bình thường nhưng chọn chỗ uy tín 2 16,67 7 28,00 6 26,09 1 11,11 9 29,03 5 25,00 15 25,00 3. Ít ăn thịt lợn hơn, vẫn mua ở chỗ cũ 6 50,00 6 24,00 3 13,04 5 55,56 7 22,58 3 15,00 15 25,00 4. Ít ăn thịt lợn hơn chọn chỗ uy tín để mua 3 25,00 9 36,00 10 43,48 2 22,22 11 35,48 9 45,00 22 36,67
92
Về thu nhập bình quân hộ/tháng: Dưới 15 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là ít
ăn thịt lợn hơn, vẫn mua ở chỗ cũ với 50%. Từ 15 đến 25 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là ít ăn thịt lợn hơn chọn chỗ uy tín để mua, vẫn mua ở chỗ cũ với 36%. Trên 25 triệu chiếm tỷ lệ lớn nhất là ít ăn thịt lợn hơn chọn chỗ uy tín để mua, vẫn mua ở chỗ cũ với 43,48%.
Về trình độ học vấn: Từ cấp 3 trở xuống chiếm tỷ lệ lớn nhất là ít ăn thịt
lợn hơn, vẫn mua ở chỗ cũ với 55,56%. Trung cấp, cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất là ít ăn thịt lợn hơn chọn chỗ uy tín để mua, vẫn mua ở chỗ cũ với 35,48%. Sau đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất là ít ăn thịt lợn hơn chọn chỗ uy tín để mua, vẫn mua ở chỗ cũ với 45%. Như vậy, dù theo thu nhập bình quân hộ/tháng hay trình độ học vấn thì phản ứng khi có dịch bệnh của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội ít ăn thịt lợn hơn, vẫn mua ở chỗ cũ và ít ăn thịt lợn hơn chọn chỗ uy tín để mua là chủ yếu
Hộp 4.14 Ý kiến về thịt lợn khi có dịch bệnh của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên
Khi có dịch tả lợn châu Phi: Mặc dù cũng không hiểu hết về tính nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi nhưng khi nghe tin Hà Nội có dịch cũng thấy sợ. Nhà có con nhỏ nên tôi quyết định giảm thiểu mua thịt lợn cùng với việc chuyển sang các thực phẩm khác một thời gian để cho dịch bệnh lắng xuống cho an toàn.
(Đỗ Quỳnh Trâm (2020) phỏng vấn ngày 01/10, 15h35 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)
Thu nhập cao nhưng một vài hộ họ vẫn tiêu dùng thịt lợn vì nhiều lý do thành viên trong gia đinh có trẻ nhỏ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc sở thích của hộ gia đình, ngoài ra có nhiều hộ cũng cảnh giác không chỉ những hộ có thu nhập cao mà cả những hộ có thu nhập thấp hoàn toàn không mua vì nhiều
93
lý do họ sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình nên họ không mua. Qua đó cho thấy trước những thông tin dịch bệnh ở lợn xảy ra vừa làm cho xã hội hoang mang, người chăn nuôi thô lỗ, người bán hàng khốn đốn về hàng ế ẩm.
4.3.4.2 Dịch bệnh COVID-19
Qua bảng 4.24, phản ứng khi có dịch bệnh về COVID-19 của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên:
Khi có dịch dịch bệnh COVID-19: chiếm tỷ lệ lớn nhất là mua nhiều thịt
lợn hơn với 46,67%. Tiếp đến là vẫn mua bình thường với 35%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là ít mua ít thịt lợn hơn với 18,33%. Điều này cho thấy, khi có dịch COVID-19 người dân hạn chế tiếp xúc nên muốn tích trữ nhiều lương thực thực phẩm trong gia đình.
Bảng 4.24 Phản ứng khi có dịch bệnh về COVID-19 của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên
STT Khi có dịch bệnh COVID-19 Khi có dịch Khi thực hiện giãn cách xã hội Sau khi hết dịch SL (n=60) TL (%) SL (n=60) TL (%) SL (n=60) TL (%) 1 Mua nhiều thịt lợn hơn 28 46,67 32 53,33 11 18,33 2 Vẫn mua bình thường 21 35,00 21 35,00 26 43,33 3 Ít mua thịt lợn hơn 11 18,33 7 11,67 23 38,33 Nguồn: Số liệu điều tra, 2020
Khi thực hiện giãn cách xã hội: chiếm tỷ lệ lớn nhất là mua nhiều thịt
lợn hơn với 53,33%. Tiếp đến là vẫn mua bình thường với 35%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là ít mua ít thịt lợn hơn với 11,67%. Điều này cho thấy, khi thực hiện
94
giãn cách xã hội người dân bị hạn chế không ra ngoài, lúc nào sự lo lắng về có dịch bệnh về COVID-19 cũng nhiều hơn vì để bảo vệ cho chính mình và người xung quanh nên hạn chế ra ngoài người tiêu dùng tích trữ nhiều lương thực thực phẩm hơn, thịt lợn cũng là sản phẩm dễ chế biến và được nhiều người tiêu dùng yêu thích.
Tuy nhiên, tỷ lệ vẫn mua bình thường chiếm tỷ lệ khá lớn ở tiêu chí khi có dịch, khi thực hiện giãn cách xã hội. Bộ phận này bình ổn trước dịch, họ không lo lắng nhiều về việc tích trữ do lương thực tại các điểm bản bình thường vẫn cung cấp đủ.
Sau khi hết dịch bệnh COVID-19: chiếm tỷ lệ lớn nhất là Vẫn mua bình
thường (như trước khi có dịch bệnh COVID-19) với 43,33%. Tiếp đến là ít mua thịt lợn hơn với 38,33%. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là mua nhiều thịt lợn hơn với 18,33%. Điều này cho thấy, sau khi hết dịch bệnh COVID-19 tiêu dùng trở lại bình thường. Tuy nhiên, lúc này giá lớn đang tăng mạnh nên nhiều người tiêu dùng có xu hướng ít mua thịt lợn hơn.
Hộp 4.15 Ý kiến về thịt lợn khi có dịch bệnh COVID-19 tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên
Khi dịch bệnh COVID-19: Sáng 7/3, sau cả chục năm buôn bán, lần đầu tiên tôi bán được 2 con lợn (khoảng gần 300 kg) và 1 con bò (hơn 300 kg) chỉ sau hơn một buổi sáng. Đến đầu giờ chiều gọi thêm thịt lên cũng không kịp cung cấp, giá ở mức khá cao, có những chỗ thịt ngon có thể lên tới gần 300.000 đồng/kg nhưng người dân vẫn mua.
(Trương Tuyết Mai (2020) phỏng vấn ngày 01/10, 16h50 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)
Ngày 25/12/2020, tại miền Bắc, thị trường heo hơi hiện ghi nhận giá giao dịch trong khoảng 72.000 - 78.000 đồng/kg. Cùng tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg Hà Nội đang thu mua heo hơi trong khoảng 73.000 - 78.000 đồng/kg.
95
Ngày 4/12/2020, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 5643/UBND-KT về bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa dịp cuối năm 2020 và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã theo dõi sát tình hình sản xuất, nguồn cung, giá cả thiết yếu phục vụ Tết, nhất là tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi và nguồn cung mặt hàng thịt lợn để kịp thời báo cáo, đề xuất các phương án bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường phục vụ nhân dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2021. Bám sát tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn và thành phố, cập nhật kịp thời và tổ chức hiệu quả phương án bảo đảm cung cầu hàng hoá ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn.
Nhìn chung, có 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thịt lợn của