2.2.2.1 Tình hình hành vi tiêu dùng thịt lợn tại thành phố Hồ Chí Minh
Tại thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù sản lượng heo về các chợ đầu mối giảm rất mạnh nhưng theo ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Công ty TNHH Quản lý và kinh doanh chợ Hóc Môn, cung vẫn đảm bảo cầu, không hề xảy ra tình trạng thiếu hụt. Nguyên nhân chính là do giá thịt heo tăng cao, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh. Nhiều bếp ăn tập thể cũng như người dân đã chuyển hướng sử dụng thực phẩm khác như bò, gà, cá để thay thế thịt heo (Tiểu Thúy, 2020).
Báo cáo của Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy, tổng sản lượng tiêu thụ toàn thị trường tháng 4/2020 giảm khoảng 40% so với tháng 3/2020, do thực hiện giãn cách xã hội. Vào tháng 5/2020, phục hồi tương đối nhưng vẫn giảm 25% so với thời điểm tháng 3/2020. Trong đó, kênh phân phối hiện đại, sức mua tăng nhanh hơn kênh chợ truyền thống (Tiểu Thúy, 2020).
Đến nay, tại thành phố Hồ Chí Minh mặt hàng thịt heo vẫn được đưa vào danh mục hàng bình ổn thị trường. Cụ thể, các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường tiếp tục cung ứng theo giá bán do Sở Tài Chính công bố, đảm bảo sản lượng theo kế hoạch TP, đồng thời tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá (tùy ngày, tùy mặt hàng) (Tiểu Thúy, 2020).
Thị trường thịt lợn, sau khi Chính phủ cho phép nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan, nguồn thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam ngày càng nhiều giúp giá lợn hơi trên thị trường giảm. Cụ thể, giá lợn hơi hiện nay dao động ở mức 71.000 - 74.000 đồng/kg, giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 9
15
(80.000 – 82.000 đồng/kg) và giảm 20% so với thời điểm tháng 6 (Hoàng Tuyết, 2020).
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, cho biết từ đầu năm đến nay, dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến nền kinh tế cả nước; ngoài ra tình hình thiên tai, bão lụt, dịch bệnh (dịch tả lợn Châu Phi) dồn dập tại các tỉnh miền Trung trong các tháng cuối năm cũng đã tác động mạnh đến nền kinh tế, nhất là ngành sản xuất, chăn nuôi… Những tác động này đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường hàng hóa thiết yếu của thành phố, khiến nhiều mặt hàng thực phẩm thiết yếu tăng giá liên tục. Tuy nhiên, với công tác quản lý và bình ổn giá được chỉ đạo và triển khai quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt tác động từ 4 chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn thành phố cũng đã góp phần ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu (Hoàng Tuyết, 2020).
2.2.2.2 Tình hình hành vi tiêu dùng thịt lợn tại thành phố Đà Nẵng
Những ngày gần đây, giá heo hơi trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giảm xuống còn khoảng 70.000 đồng/kg khiến giá thịt thương phẩm bán ra tại các chợ có phần hạ nhiệt. Dù vậy, tại một số chợ dân sinh trên địa bàn cho thấy tình trạng mua bán vẫn ế ẩm, sức tiêu thụ thịt heo vẫn yếu (Tuyết Nhung và cs., 2020).
Trước đó, Đà Nẵng và nhiều tỉnh thành miền Trung liên tiếp hứng chịu những đợt mưa lớn, gây ngập úng và lũ lụt trên diện rộng khiến nhiều hộ dân thiệt hại nặng nề. Tại chợ đầu mối Hòa Cường (phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu), các tiểu thương mua heo đã giết mổ và được kiểm dịch tại các lò hoặc trung tâm giết mổ để về bán tại quầy, sỉ lẻ cho các quán ăn. Giá thịt heo tại chợ giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, cao nhất là thịt ba chỉ và sườn heo dao động từ 160.000-180.000 đồng/kg. Tại chợ Cẩm Lệ (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ), chợ Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang), giá thịt heo các loại cũng giảm nhẹ từ 10.000-15.000 đồng/kg. Theo các tiểu thương, vì heo được
16
vận chuyển từ nhiều nơi về nên đẩy giá heo hơi tại địa phương giảm xuống còn khoảng 70.000-72.000 đồng/kg (tùy loại), dẫn đến giá heo thành phẩm cũng giảm theo (Tuyết Nhung và cs., 2020).
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế chung còn nhiều khó khăn, thì giá thịt dù giảm nhưng vẫn còn khá cao khiến nhiều chị em nội trợ chuyển sang chế biến các món ăn từ tôm cá - nguồn thủy sản dồi dào và rẻ trong mùa mưa lũ để tiết kiệm chi tiêu. Theo bà con tiểu thương, thịt heo chủ yếu giao cho các mối bán quán ăn, nhà hàng, quán nhậu là chính chứ người hỏi giá thì nhiều mà người mua thì ít. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, dự đoán giá cả nhiều mặt hàng sẽ còn biến động trong thời gian tới (Tuyết Nhung và cs., 2020).
2.2.2.3 Tình hình hành vi tiêu dùng thịt lợn tại thành phố Hải Phòng
Thực hiện khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn tại Hải Phòng đã giảm giá xuống mức từ 73.000-75.000đ/kg. Ông Phạm Văn Dân, Giám đốc Trung tâm bán heo (lợn) C.P chi nhánh tại Hải Phòng cho biết: “Chi nhánh của Công ty đang chiếm 25% thị phần tại Hải Phòng, trung bình mỗi ngày xuất bán 600 con. Công ty C.P cũng đã lắng nghe và có sự điều chỉnh kịp thời theo sự chỉ đạo của Bộ NN&PTNT. 6 ngày nay, công ty đã đưa ra mức giá mới. Lợn 3 máu, loại tốt nhất công ty bán giá 75.000đ/kg. Lợn đực 2 máu đang bán giá 73.000đ/kg. Khi C.P giảm giá thì các công ty khác đồng loạt giảm theo và khách hàng rất vui mừng, phần khởi khi lợn đã hạ nhiệt và mong muốn công ty giảm hơn nữa để tiếp tục sản xuất kinh doanh” (Đinh Mười, 2020).
Tại một số cơ sở giết mổ và tại các chợ, tiểu thương tỏ ra phấn khởi và mong muốn tiếp tục được quan tâm, giá lợn sẽ tiếp tục giảm để đưa thị trường trở lại như trước thời điểm có dịch bệnh. Còn người dân khi đi chợ cũng tỏ ra thoải mái hơn khi mua thịt lợn. Liên quan đến các giải pháp để ổn định giá lợn, lãnh đạo Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P tại Hải Phòng chia sẻ: “Về việc bình ổn giá lợn, hiện tại thành phố Hải Phòng đã công bố hết dịch, bà con đã yên
17
tâm hơn trong chăn nuôi. Trong quý II, giá lợn sẽ quay trở lại như trước thời điểm có dịch, khoảng 60.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp rất lắng nghe, đồng hành cùng Chính phủ để sớm đưa mức giá lợn quay lại ổn định” – ông Dân cho biết thêm (Đinh Mười, 2020).
Như vậy, sau 1 năm xảy ra dịch tả lợn Châu Phi đã gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi khi phải tiêu hủy tới gần 6 triệu con lợn, đến nay cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát. Có 96% số xã trên cả nước dịch đã qua 30 ngày, khoảng 30 tỉnh, thành công bố hết dịch. Việc tái đàn hiện tại đang diễn ra nhanh, bài bản, lợn tái đàn đã được xuất bán ra thị trường. Việc giảm giá lợn hơi theo khuyến nghị của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT được người tiêu dùng, các doanh nghiệp chăn nuôi và người chăn nuôi hưởng ứng cao. Điều đó không chỉ bảo vệ thị trường, sản xuất bền vững mà còn có lợi cho người chăn nuôi bởi nếu giữ giá thịt lợn quá cao sẽ khiến người tiêu dùng quay lưng vì họ có rất nhiều lựa chọn khác như: Tôm, trứng, cá, gia cầm… (Đinh Mười, 2020).
2.2.2.4 Tình hình hành vi tiêu dùng thịt lợn tại thành phố Hà Nội
Để thực hiện bình ổn thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt trong thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19, UBND thành phố Hà Nội ban hành văn bản số 1540/UBND-KT ngày 24/4/2020 yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố Hà Nội và đề nghị các doanh nghiệp, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy chăn nuôi, sản xuất đảm bảo bình ổn giá mặt hàng thịt lợn trên địa bàn thành phố Hà Nội (Công Thọ và cs., 2020).
Ngày 25/12/2020, tại miền Bắc, thị trường heo hơi hiện ghi nhận giá giao dịch trong khoảng 72.000 - 78.000 đồng/kg. Cùng tăng từ 1.000 - 2.000 đồng/kg Hà Nội đang thu mua heo hơi trong khoảng 73.000 - 78.000 đồng/kg. Việc giá heo hơi tăng liên tục trong tuần qua khiến người tiêu dùng lo ngại giá thịt heo tiếp tục tăng mạnh trong dịp Tết nguyên đán tới. Tuy nhiên, theo dự
18
báo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá thịt heo có chiều hướng tăng trở lại là qui luật cung cầu vào mỗi cuối năm (An Nhiên, 2020).
Song giá heo hơi sẽ không cao hơn mức 80.000 đồng/kg do sau khi bùng phát dịch tả heo châu Phi trong năm 2020, nhiều trại đã kịp tái đàn đạt 85% so với lúc cao điểm. Cùng thời điểm này năm ngoái, giá heo hơi đã vọt trên mức 90.000 đồng/kg và đỉnh điểm là 105.000 đồng/kg trước khi giảm dần về mức 90.000 đồng/kg trước Tết nguyên đán năm ngoái. Tháng 3 vừa qua, trong cuộc họp trực tuyến của ngành, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã khẳng định phải đưa giá heo hơi về dưới 70.000 đồng/kg. Nếu không người tiêu dùng và cả xã hội sẽ "quay lưng" với thịt heo (An Nhiên, 2020).
19
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị tri địa lý
Sài Đồng là phường nằm ở phía đông nam quận Long Biên, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Ở đây có khu công nghiệp Sài Đồng, khu công nghệ cao Sài Đồng và Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Phường Sài Đồng ngày nay được thành lập năm 2003 trên cơ sở toàn bộ 90,67 ha diện tích tự nhiên và 14.029 người của thị trấn Sài Đồng, huyện Gia Lâm. Trước đó vào năm 1982, thị trấn Sài Đồng được thành lập trên cơ sở tách đất của 3 xã Thạch Bàn, Gia Thụy, Hội Xá.
Hình 3.1 Bản đồ hành chính của phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
20
3.1.1.2 Địa giới hành chính phường Sài Đồng
Phía Đông giáp phường Phúc Lợi. Phía Tây giáp phường Phúc Đồng. Phía Nam giáp phường Thạch Bàn. Phía Bắc giáp phường Việt Hưng.
Tính đến hết tháng 2 năm 2020, trên địa bàn Sài Đồng có 22 tổ dân phố. Sau khi thực hiện sáp nhập tổ dân phố thì phường có 16 tổ dân phố. Các tổ đều có đủ tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố, trong đó có 15/16 tổ trưởng và 11/22 tổ phó tổ dân phố là Đảng viên. Có hai tổ trưởng tổ dân phố là nữ, chiếm tỷ lệ 12,5%.
3.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu phường Sài Đồng là kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
Phường thuộc vùng nhiệt đới, quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mắt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Phường quanh năm không có tháng nào độ ẩm tương đối của không khí xống dưới 80%, độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 82%. Lượng mưa trung bình hàng năm của phường là 1585.5 mm.
Nhiệt độ: Khí hậu phường Sài Đồng có hai mùa nóng và lạnh. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình 21,8 độ C. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là khí hậu mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 độ. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 và tháng 10, phường Sài Đồng có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 1585.5 mm phân bố đều trên toàn lãnh thổ nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm.
21
3.1.1.4 Tài nguyên nước
Tài nguyên nước khá dồi dào, phục vụ đảm bảo cho sinh hoạt hằng ngày của nhân dân. Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong phường thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 2 - 5m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng.
3.1.1.5 Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội là 387,74 ha trong đó nông nghiệp là 109,69 ha chiếm 28,29% tổng diện tích tự nhiên của phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Tình hình sản xuất nông nghiệp của phường Sài Đồng không mấy đa dạng, chuyển dịch cơ cấu chủ yếu là sử dụng làm sản xuất công nghiệp và dịch vụ.
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội năm 2019
STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 387,73 100,00
I I. Đất nông nghiệp 109,69 28,29
1 Đất sản xuất nông nghiệp 102,16 26,35
2 Đất trồng cây hàng năm 0 0,00
3 Đất trồng cây lâu năm 0 0,00
4 Đất nông nghiệp khác 7,53 1,94
II II. Đất phi nông nghiệp 278,04 71,71
III III. Đất chưa sử dụng 0 0,00
22
Đất sản xuất nông nghiệp 102,16 ha chiếm khoảng 26,35% tổng diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu là trồng lúa. Đất phi nông nghiệp là 278,04ha chiếm 71,71% tổng diện tích tự nhiên của phường trong đó:
- Đất ở: 140,05ha chiếm 36,12% tổng diện tích tự nhiên của phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội;
- Đất chuyên dùng: 129,04 ha chiếm 33,37% tổng diện tích tự nhiên của phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội;
- Đất cơ sở tôn giáo: 1,33 ha chiếm 0,34% tổng diện tích tự nhiên của phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội;
- Đất cơ sở tín ngưỡng: 0,82 ha chiếm 0,21% tổng diện tích tự nhiên của phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội;
- Đất có mặt nước chuyên dùng: 0,14 ha chiếm 0,04% tổng diện tích toàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số, lao động
Tình hình dân số tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2019 tăng qua các năm. Đối tượng lao động ngoài độ tuổi vẫn làm việc tương đối cao, tuy nhiên đã có xu hướng giảm từ năm 2017 đến năm 2019. Năm 2017, tỷ lệ này là 1,47% nhưng đến năm 2019 giảm xuống còn 1,03%. Đối tượng ngoài độ tuổi được nghỉ ngơi ngày càng tăng lên là dấu hiệu tốt đối với tình hình dân số xã hội.
23
Bảng 3.2 Dân số, lao động, việc làm người dân tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh %
SL (Người) TL (%) SL (Người) TL (%) SL (Người) TL (%) 2018/ 2017 2019/ 2018 BQ 1. Tổng dân số 12.823 100,00 13.149 100,00 15.276 100,00 102,54 116,18 109,15 2. Tổng lao động 7.329 100,00 7.379 100,00 8.430 100,00 100,68 114,24 107,25 3. Tổng LĐ thực tế làm việc 7.132 97,31 7.245 98,18 8.297 98,42 101,58 114,52 107,86 - LĐ ngoài độ tuổi 189 2,65 172 2,37 158 1,90 91,01 91,86 91,43 - LĐ trong độ tuổi 6.943 97,35 7.073 97,63 8.139 98,10 101,87 115,07 108,27 + LĐ nông nghiệp 1.549 22,31 1.224 17,31 1.105 13,58 79,02 90,28 84,46 + LĐ làm việc trong các cơ
quan hành chính nhà nước 124 1,79 144 2,04 148 1,82 116,13 102,78 109,25 + LĐ CN – TCCN 3.074 44,27 3.225 45,60 4.072 50,03 104,91 126,26 115,09 + LĐ thương nghiệp, dịch vụ 2236 32,21 2.380 33,65 2.814 34,57 106,44 118,24 112,18 4. Tổng số hộ 3.124 100,00 3.247 100,00 4.191 100,00 103,94 129,07 115,83 Nguồn: UBND phường Sài Đồng, 2020
24
Lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tất cả các thành phần lao động, năm 2017 công nghiệp chiếm 43,10% lao động thực tế và dịch vụ chiếm 31,63% lao động thực tế làm việc năm 2019 công nghiệp chiếm 49.07% lao động thự tế và dịch vụ chiếm 33,92% lao động thực tế. Lao động gia tăng lên chủ yếu là làm việc vào công nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm năm 2017 nông nghiệp