Thực trạng hành vi tiêu dùng thịt lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 52 - 70)

PHẦN I MỞ ĐẦU

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sà

4.1.2 Thực trạng hành vi tiêu dùng thịt lợn

4.1.2.1 Tình hình tiêu dùng mua thịt lợn

Thịt lợn là thực phẩm quan trọng đối với bữa ăn của người dân Việt Nam. Thịt lợn dần trở thành sản phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng, sản phẩm thịt lợn có thể thay thế bởi một số sản phẩm khác nhưng không thể thay thế hoàn toàn. Nhu cầu tiêu dùng thịt lợn hàng ngày càng tăng cao cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, khi xem xét thực trạng lượng thịt được tiêu dùng ở đô thị, kết quả từ số liệu điều tra đã làm rõ hơn điều này.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để đảm bảo sức khỏe trung bình một tuần mỗi người phải tiêu thụ 450 gr thịt lợn. Như vậy, trung bình một gia đình 5 người sẽ phải tiêu thụ ít nhất 2 kg thịt lợn. Kết quả điều tra tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội cũng cho kết quả như trên (biểu đồ 4.2), hộ có dưới 3 người chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 1 đến 3 kg với 71,43%. Hộ có từ 3 - 5 người chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 1 đến 3 kg với 61,29%. Hộ có trên 5 người chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 1 đến 3 kg với 53,33%. Như vậy, những hộ có đông thành viên thì lượng tiêu thụ thịt lớn sẽ lớn hơn.

Hộp 4.3 Ý kiến về khối lượng thịt lợn trung bình sử dụng trong tuần của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên

Nhà tôi có 5 người nên khối lượng thịt lợn trung bình sử dụng trong tuần khá lớn, tầm hơn 3kg/tuần. Vì thịt lợn dễ ăn lại chế biến được nhiều món nên đây là nguyên liệu gia đình hay sử dụng.

(Ngô Bá Hoàng (2020) phỏng vấn ngày 01/10,10h20 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)

39

Bảng 4.2 Khối lượng thịt lợn trung bình sử dụng trong tuần của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

STT Khối lượng thịt lợn trung bình sử dụng trong tuần Số nhân khẩu Hộ có dưới 3 người Hộ có từ 3 - 5

người Hộ có trên 5 người Tổng

Số lượng (n=14) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=31) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=15) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 1 kg 1 7,14 1 3,23 0 0,00 2 3,33 2 Từ 1 đến 3 kg 10 71,43 19 61,29 8 53,33 37 61,67 3 Trên 3 kg 3 21,43 11 35,48 7 46,67 21 35,00

40

Bảng 4.3 Mức độ thường xuyên mua của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

STT Loại thịt lợn

Không Thỉnh thoảng Thường xuyên

Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) 1 Thịt mông 5 8,33 10 16,67 45 75,00 2 Thịt vai 7 11,67 11 18,33 42 70,00 3 Thịt ba chỉ 7 11,67 13 21,67 40 66,67 4 Thịt nạc 6 10,00 16 26,67 38 63,33 5 Thịt đùi 11 18,33 23 38,33 26 43,33 6 Thịt sườn 10 16,67 29 48,33 21 35,00 7 Chân giò 9 15,00 39 65,00 12 20,00 8 Cốt lết 12 20,00 40 66,67 8 13,33

41

Qua bảng 4.3, nhận thấy: các loại thịt lợn và mức độ thường xuyên mua tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội: Thịt mông chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thường xuyên với 75%. Thịt vai chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thường xuyên với 70%. Thịt ba chỉ chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thường xuyên với 66,67% Thịt nạc chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thường xuyên với 63,33%. Thịt đùi chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thường xuyên với 43,33%. Thịt sườn chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thỉnh thoảng với 48,33%. Chân giò chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thỉnh thoảng với 65%. Cốt lết chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá thỉnh thoảng với 66,67%. Hầu hết các hộ gia đình thường mua loại thịt mông, thịt ba chỉ, thịt vai vì đây là các loại thịt dễ chế biến, tạo thành nhiều món ăn.

Hộp 4.4 Ý kiến về loại thịt lợn thường tiêu dùng của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Tôi thường mua thịt ba chỉ, vai, mông vì mấy loại này dễ chế biến, dễ nấu mà làm cũng nhanh. Có đôi khi chị cũng mua móng giò về để nấu canh nhưng ít thôi vì nó không làm được nhiều món. Tùy vào nhu cầu của gia đình để chế biến cho đa dạng.

(Lê Ngọc Mai (2020) phỏng vấn ngày 25/09, 11h30 tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội)

4.1.2.2 Tiêu chí lựa chọn thịt của người tiêu dùng

a. Thói quen tiêu dùng thịt lợn

Sự khác nhau rất rõ về hành vi thói quen tiêu dùng thịt lợn tại một số địa điểm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Người dân trên địa bàn gắn bó với phương thức cổ truyền đi chợ khi mua sắm. Tuy nhiên, phương thức phân phối hiện đại bao gồm siêu thị, các trung tâm thương mại đang ngày càng được người tiêu dùng quan tâm trong thời gian gần đây, một nhóm nhỏ người tiêu dùng đã chuyển từ hình thức đi

42

chợ sang phương thức mua sắm tại các siêu thị, các chợ lớn và trung tâm thương mại. Cuộc sống hiện đại bận rộn, người tiêu dùng ngày càng thiếu thời gian dành cho việc mua sắm. Họ thường mua với số lượng tăng lên và tần suất ít đi. Chính vì vậy mà lựa chọn nguồn cung thịt lợn cũng là một trong những yếu tố thể hiện ứng xử của người tiêu dùng; họ sẽ lựa chọn phướng án tiêu dùng tối ưu và đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

Qua bảng 4.4, nhận thấy thói quen mua thịt lợn tại một số địa điểm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên:

(1) Về mức độ thường xuyên

Với chợ có tỷ lệ lớn nhất là mức độ vài lần/ tuần chiếm 55% và có tỷ lệ thấp nhất là mức độ chưa bao giờ. Với siêu thị có tỷ lệ lớn nhất là mức độ thỉnh thoảng chiếm 38,33% và có tỷ lệ thấp nhất là mức độ chưa bao giờ chiếm 15%. Với quán dọc đường có tỷ lệ lớn nhất là mức độ chưa bao giờ chiếm 53,33% và có tỷ lệ thấp nhất là mức độ hàng ngày. Tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội, có các quán bán thịt và thực phẩm khác dọc đường, chợ lại ở xa hơn, nên việc mua thịt ở quán dọc đường được xem là một giải pháp. Như vậy, thịt lợn mua ở chợ với mức độ vài lần/ tuần là chủ yếu.

(2) Về giá trị mỗi lần mua

Với chợ có tỷ lệ lớn nhất là từ 50.000đ đến 100.000đ chiếm 46,67% và có tỷ lệ thấp nhất là trên 200.000đ. Với siêu thị có tỷ lệ lớn nhất là trên 100.000đ đến 150.000đ chiếm 41,67% và có tỷ lệ thấp nhất là dưới 50.000đ chiếm 5%. Mua thịt ở siêu thị không thuận tiện nên mua nhiều và nhiều người nói rằng giá ở siêu thị cao nên mua với giá trị cao hơn thì mới có được lượng thịt cần mua. Với quán dọc đường có tỷ lệ lớn nhất là trên 100.000đ đến 150.000đ chiếm 45% và có tỷ lệ thấp nhất là trên 200.000đ chiếm 11,67%. Như vậy, thịt lợn mua ở chợ từ 50.000đ đến 100.000đ là chủ yếu.

43

Bảng 4.4 Thói quen mua thịt lợn tại một số địa điểm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

STT Chỉ tiêu

Chợ Siêu thị Quán dọc đường

Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) Số lượng (n=60) Tỷ lệ (%) 1 Mức độ thường xuyên Hàng ngày 15 25,00 10 16,67 0 0,00 Vài lần/tuần 33 55,00 18 30,00 7 11,67 Thỉnh thoảng 12 20,00 23 38,33 21 35,00

Chưa bao giờ 0 0,00 9 15,00 32 53,33

2 Giá trị mỗi lần mua Dưới 50.000đ 11 18,33 3 5,00 15 25,00 Từ 50.000 đến 100.000đ 28 46,67 14 23,33 27 45,00 Trên 100.000 đến 150.000đ 12 20,00 25 41,67 11 18,33 Trên 200.000đ 9 15,00 18 30,00 7 11,67 3 Thời gian mua Sáng 55 91,67 42 70,00 54 90,00 Chiều 3 5,00 11 18,33 2 3,33 Tối 2 3,33 7 11,67 4 6,67

44

(3) Về thời gian mua

Với chợ có tỷ lệ lớn nhất là sáng chiếm 91,67% và có tỷ lệ thấp nhất là tối chiếm 3,33%. Lý do là khi mua thực phẩm và đặc biệt là thịt buổi sáng tươi và ngon hơn. Với siêu thị có tỷ lệ lớn nhất là sáng chiếm 70% và có tỷ lệ thấp nhất là tối chiếm 11,67%.

Thời gian mua ở siêu thị: vì siêu thị có thời gian mở cửa dài hơn (cả buổi tối) đồng thời thịt được bảo quản cẩn thận với nhiệt độ thấp nên chất lượng thịt ở siêu thị là khá giống nhau ở mọi thời điểm trong ngày nên người tiêu dùng có thể chọn nhiều thời điểm để mua thịt. Với quán dọc đường có tỷ lệ lớn nhất là sáng chiếm 90% và có tỷ lệ thấp nhất là chiều chiếm 3,33%. Như vậy, thịt lợn mua ở chợ vào thời gian buổi sáng là chủ yếu.

Có nhiều hộ lựa chọn phương thức đi chợ từ sáng sớm và mua theo bữa. Khi được hỏi nhóm tiêu dùng này cho rằng khi mua thịt vào buổi sáng thịt sẽ tươi ngon hơn vì vừa được giết mổ xong. Còn nhóm lựa chọn bữa nào mua bữa đấy cho rằng ăn như thế mới được thịt tươi, không còn thịt để lại cho bữa sau, hoặc do các hộ này không có thời gian mua từ sáng sớm.

Người tiêu dùng có 4 cách như sau: thứ nhất, mua thịt từ sáng sớm để ở nhiệt độ thường rồi chế biến luôn, thứ hai để trong ngăn mát tủ lạnh đến bữa sẽ đem ra chế biến, nhóm này có thời gian bảo quan trung bình từ 3 – 5 tiếng, thứ 3,nhóm mua thịt nhiều vào buổi sáng và để ăn cả ngày có thời gian bảo từ 5 – 8 tiếng, thứ 4,nhóm người tiêu dùng thấy thịt lợn ngon mua nhiều, để ngăn đá bảo quản ăn cả tuần.

Người tiêu dùng lựa chọn cách ứng xử bảo quản thịt ở ngăn mát, với thời gian bảo quản từ 3 -5 tiếng với nhiệt độ phù hợp nhiều nhất. Có nghĩa là người tiêu dùng mua thịt từ sáng sớm sau đó để đến trưa rồi chế biến, có thể chế biến luôn cho cả bữa chiều như vậy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn so với các phương pháp bảo quản khác.

45

Với những hộ thường đi làm xa, thường về muộn và có thói quen mua đồ siêu thị nên họ thường mua thịt có thể bảo quản lâu trong tủ lạnh, để sử dụng hàng ngày, do vậy mà tần suất sử dụng nhiều hơn hẳn. . . Tóm lại, quỹ thời gian trong ngày cũng chi phối khá nhiều đến việc chọn địa điểm mua thịt lợn tươi sống hàng ngày. Nếu như thời gian không nhiều, người tiêu dùng ít có thể dành nhiều thời gian để lựa chọn cẩn thận và ngược lại.

Việc lựa chọn địa điểm mua thịt là một vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Lựa chọn địa điểm mua thịt dựa vào yếu tố khoảng cách di chuyển có thể được giải thích trên tâm lý thông thường của người tiêu dùng. Nếu khoảng cách di chuyển xa, có thể gây ra khó khăn với người tiêu dùng, đặc biệt với người cao tuổi. Vậy nên, nếu có thể tìm được địa điểm mua thịt gần nơi ở mà vẫn đảm bảo an toàn, vừa với túi tiền của gia đình thì người tiêu dùng sẵn sàng lựa chọn mua thịt tại đó.

Biểu đồ 4.2 Hỏi giá khi mua thịt lợn tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020 43.33% 21.67% 35.00% Không Thỉnh thoảng Có

46

Vấn đề hỏi giá khi mua thịt lợn: để xem mức độ quan tâm của người tiêu dùng khi mua thịt lợn. Qua biểu đồ 4.2, nhận thấy: khi mua thịt lợn tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội: chiếm tỷ lệ lớn nhất là họ không hỏi giá khi mua với 43,33% (tương ứng với 26/60 ý kiến đánh giá).

Tiếp đến là có hỏi giá khi mua với 35% (tương ứng với 21/60 ý kiến đánh giá). Chiếm tỷ lệ thấp nhất là thỉnh thoảng hỏi với 21,67% (tương ứng với 13/60 ý kiến đánh giá). Có nhiều người không hỏi giá khi mua thịt là vì phần lớn người tiêu dùng đều mua thịt ở người quen và họ nói rằng bình thường thì giá thịt ít khi biến động.

Cùng với việc chỉ ra địa điểm nào được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn mua thịt lợn thì nghiên cứu cũng hướng tới giải thích nguyên nhân tại sao những khu vực đó lại trở thành địa chỉ đáng tin cậy như vậy. Qua khảo sát 60 mẫu các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội về lý do tại sao họ là thường xuyên mua thịt ở địa điểm đó thì kết quả thể hiện qua bảng 4.5.

Qua bảng 4.5, nhận thấy: lý do thường xuyên mua tại một địa điểm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội: có thể thấy, lý do thường xuyên mua tại một địa điểm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội là rất đa dạng. Về tiện đường đi lại chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đồng ý với 58,33%. Về nguồn gốc rõ ràng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đồng ý với 53,33%.

Về giá rẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá bình thường với 51,67%. Về niềm tin với người bán hàng chiếm tỷ lệ lớn nhất là đánh giá đồng ý với 65%. Như vây, lý do thường xuyên mua tại một địa điểm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội chủ yếu là tiện đường đi lại, nguồn gốc rõ ràng, niềm tin với người bán hàng.

47

Bảng 4.5 Lý do thường xuyên mua tại một địa điểm của các hộ gia đình tại địa bàn phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội

Lý do thường xuyên mua Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý SL (n=60) TL (%) SL (n=60) TL (%) SL (n=60) TL (%) SL (n=60) TL (%) 1. Tiện

đường đi lại 3 5 6 10 35 58,33 16 26,67 2. Nguồn gốc rõ ràng 5 8,33 9 15 32 53,33 14 23,33 3. Giá rẻ 10 16,67 31 51,67 15 25 4 6,67 4. Niềm tin với người bán hàng 3 5 5 8,33 39 65 13 21,67

Nguồn: Số liệu điều tra, 2020

Về nguồn gốc rõ ràng: Đa phần các hộ lựa chọn mua thịt tại các cửa hàng

thịt ngoài chợ do phương thức mua bán bao đời nay tại các địa phương vẫn còn, thêm vào đó với sự tiện dụng, nhiều sự lựa chọn và có thể dễ dàng mua thêm một số mặt hàng thiết yếu khác nếu cần. Vì lẽ đó mà hiện nay các cửa hàng thịt ngoài chợ cũng được trang bị đầy đủ các trang bị cần thiết có thể chế biến thịt giúp người tiêu dùng, giúp giảm bớt thời gian sơ chế cho người tiêu dùng hơn, ví dụ: Các hộ kinh doanh sử dụng máy xay thịt hoặc có thể thái thịt giúp người tiêu dùng. Vậy nên sự lựa chọn hàng đầu với các hộ được phỏng vấn vẫn là các cửa hàng thịt tại chợ.

Về niềm tin với người bán hàng: Nhóm người tiêu dùng lựa chọn mua

sản phẩm thịt lợn từ người quen là nhóm người có sự đề phòng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, họ cảm thấy khi mua của người quen sẽ có độ tin cậy cao

48

hơn với sản phẩm thịt lợn mà họ có thể tiêu thụ, đa phần nhóm này thường mua của những hộ chăn nuôi lợn nên cho rằng thịt lợn khi mua của người chăn nuôi sẽ không có thuốc kháng sinh, chất tăng trọng.

Tuy nhiên, theo nhìn nhận thực tế thì đây chưa chắc đã là sự lựa chọn an toàn, thịt lợn có đảm bảo hay không còn thông qua quá trình kiểm dịch của chi cục thú y. Hơn nữa có thể thịt được chăn nuôi sạch nhưng chưa chắc đã là thịt sạch, bởi sản phẩm thịt sạch cũng phải thông qua khâu giết mổ và kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia đình tại địa bàn phường sài đồng, quận long biên, thành phố hà nội (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 52 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)