PHẦN I MỞ ĐẦU
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hành vi tiêu dùng thịt lợn của các hộ gia
4.4.2 Tăng cường các lớp tập huấn về hành vi tiêu thụ thịt lợn tại địa bàn phường Sà
phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm tại các chợ cho đội ngũ cán bộ quản lý và hộ kinh doanh, để nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm. Các hộ kinh doanh phải được khám sức khỏe, tập huấn và xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; có sổ sách, hóa đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; quầy sạp phải bảo đảm vệ sinh.
Để việc nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến thịt lợn một cách hiệu quả thì công tác tập huấn cần hướng đến người dân, cán bộ địa phương và những chủ cửa hàng kinh doanh thịt lợn ở địa phương.
Mở các lớp tập huấn giúp cho người dân trên địa bàn phường nắm bắt được những kiến thức cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, nêu lên các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn lợn sạch đảm bảo chất lượng để người tiêu dùng cũng như người bán biết để thực hiện, sơ lược về một số cách nhận biết thịt bị bệnh, thịt không an toàn cho người dân.
Tập huấn cho các cán bộ địa phương, cán bộ phụ trách vệ sinh an toàn thực phẩm của phường giúp họ nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và kiến thức.
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi; xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm kém chất lượng, hàng giả, quá hạn sử dụng, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại. Khuyến khích các cơ sở duy trì
99
tốt điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm song song với việc áp dụng chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở vi phạm.