Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 43 - 44)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, thông tin

Đề tài đƣợc nghiên cứu thông qua thu thập dữ liệu, thông tin sơ cấp và dữ liệu, thông tin thứ cấp, qua đó tổng hợp để phân tích dữ liệu; cụ thể:

Thứ nhất, đối với thu thập dữ liệu, thông tin sơ cấp

Dữ liệu thông tin sơ cấp là dữ liệu đƣợc thu thập bởi tác giả để phục vụ nghiên cứu của mình. Nó đƣợc thu thập khi mà dữ liệu thứ cấp không có sẵn; dữ liệu sơ cấp có thể đƣợc thu thập bằng cách quan sát, phỏng vấn, khảo sát… Những ƣu điểm của dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu là bản gốc và có liên quan tới chủ đề của luận văn, nó cung cấp độ tin cậy cho nghiên cứu; dữ liệu sơ cấp là hiện hành và nó mang đến cái nhìn thực tế cho nghiên cứu. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế: Độ mở rộng của dữ liệu bị hạn chế bởi sự hạn chế về thời gian và chi phí; mất nhiều thời gian và nỗ lực cần thiết cho việc thu thập dữ liệu.

Trong luận văn này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu nhóm tập trung với 07 ngƣời Phòng Tài sản kết cấu hạ tầng thuộc Cục Quản lý công sản - Bộ Tài chính gồm: Trƣởng phòng, 02 Phó trƣởng phòng và 04 nhân viên. Nội dung của nghiên cứu nhóm tập trung là thảo luận những vấn đề liên quan đến chính sách và thực trạng quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt; đồng thời thu thập ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực hạ tầng giao thông, các nhà lãnh đạo, các cán bộ quản lý để đƣa ra đánh giá và định hƣớng về công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam.

Thứ hai, đối với thu thập dữ liệu, thông tin thứ cấp

thu thập, đã đƣợc công bố nên ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhƣng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu.

Trong luận văn này, tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ 2 nguồn. Nguồn thứ nhất là tài liệu nội bộ tại Cục Quản lý công sản trên cơ sở báo cáo của Bộ Giao thông vận tải theo yêu cầu của Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hƣớng dẫn Luật. Nguồn thứ hai là các văn bản pháp lý gồm Luật, các Nghị định của Chính phủ, Thông tƣ, văn bản hƣớng dẫn của Bộ Tài chính liên quan đến quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt, các tài liệu nghiên cứu nhƣ sách, báo, luận văn thạc sỹ, các Đề án đã công bố, tạp chí khoa học của các học giả trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 43 - 44)