Iải pháp về quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 85 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.2. iải pháp về quy hoạch, kế hoạch

Thứ nhất, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt không tồn tại vì bản thân nó mà vì sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng của một đô thị, một vùng hay cho cả quốc gia, vì vậy nó phải gắn với quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng hay quy hoạch quốc thổ. Để có cơ sở vững chắc cho việc

lập quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt cần triển khai ngay xây dựng quy hoạch quốc gia và quy hoạch vùng, đồng thời hiện đại hóa quy hoạch đô thị.

- Quy hoạch tổng thể tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt là một bộ phận của quy hoạch ngành quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 (có hiệu lực từ 01/01/2019). Theo đó, quy hoạch tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt phải căn cứ trên mục tiêu, định hƣớng đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hƣớng:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đƣờng sắt Việt Nam phải đảm bảo có cơ sở pháp lý, thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, cơ quan các cấp; căn cứ vào các luật cơ bản nhƣ Luật Giao thông đƣờng bộ, Luật Hàng hải và Luật Xây dựng…, các quyết định phê duyệt quy hoạch có liên quan nhƣ chiến lƣợc và quy hoạch phát triển giao thông vận tải cả nƣớc, vùng miền, chuyên ngành đƣờng sắt, đƣờng bộ, đƣờng biển… đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt.

- Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đƣờng sắt cần phải định hƣớng kịp thời đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải trên địa bàn các tỉnh thành trong các giai đoạn quy hoạch và đảm bảo phù hợp đặc điểm kinh tế xã hội; kết hợp phát triển giao thông vận tải đƣờng sắt với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững và bảo vệ môi trƣờng.

- Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đƣờng sắt cần phải đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và kỹ thuật khác, đảm bảo kết nối liên hoàn các kết cấu hạ tầng khác nhau trên địa bàn các tỉnh thành, đảm bảo vận tải đƣờng sắt nhanh chóng, thuận tiện, an toàn.

- Quy hoạch giao thông vận tải đƣờng sắt phải xác định rõ mục tiêu, quan điểm, tính chất và quy mô phát triển; nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn, nguồn vốn, xác định danh mục các dự án, dự án ƣu tiên; xác định cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch. Thời hạn quy hoạch cần điều chỉnh phù hợp với các ngành, tầm nhìn chiến lƣợc của giao thông vận tải đƣờng sắt cần nâng lên đến năm 2050 để phù hợp với các quy hoạch và chiến lƣợc phát triển của Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các vùng kinh tế trọng điểm.

Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ thực hiện điều chỉnh Chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải đƣờng sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, trên cơ sở đó hoàn thiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đƣờng sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; xây dựng chi tiết hiện đại hóa tuyến đƣờng sắt Bắc Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình, mục đích sử dụng đất dành cho đƣờng sắt hiện nay và lập quy hoạch sử dụng quỹ đất dành cho đƣờng sắt; quy hoạch hệ thống ga hành hách, ga hàng hóa để tận dụng mặt bằng các bãi hang không sử dụng trong phạm vi đất dành cho đƣờng sắt, đƣa ra danh mục kêu gọi nhà đầu tƣ đầu tƣ cho các công trình này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)