Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 55 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt

3.2.2. Về cơ chế chính sách

* Luật Đƣờng sắt năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đến ngày 30/6/2018) và các văn bản hƣớng dẫn Luật (Nghị định số 109/2006/NĐ-

Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam Các phòng, ban chức năng 15 Công ty quản lý đƣờng sắt; 05 Công ty Thông tin - Tín hiệu 12 Chi nhánh Khai thác đƣờng sắt 02 Công ty vận tải đƣờng sắt Trung tâm Điều hành giao thông vận tải đƣờng sắt

CP ngày 22/9/2006, Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012, Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13/02/2015 của Chính phủ hƣớng dẫn Luật đƣờng sắt; Quyết định số 84/2007/QĐ-TTg ngày 16/7/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ) chƣa quy định rõ ràng các chủ thể trong công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt. Cụ thể:

- Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam là doanh nghiệp vừa đƣợc giao thực hiện chức năng kinh doanh đƣờng sắt vừa đƣợc giao thực hiện một phần công việc quản lý nhà nƣớc, nhƣ: xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường sắt; quản lý vốn ngân sách nhà nước cho quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt; quản lý vốn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt.

Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đƣờng sắt có nghĩa vụ nộp vào ngân sách: (i) Phí sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt (đối với tài sản thuộc nhóm 1 liên quan trực tiếp đến chạy tàu) là 8% trên doanh thu kinh doanh vận tải đƣờng sắt; (ii) Giá cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt (đối với tài sản thuộc nhóm 2 không liên quan trực tiếp đến chạy tàu) là 20% doanh thu cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt.

Thực tế, việc kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trên đƣờng sắt do Nhà nƣớc đầu tƣ đều do Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam thực hiện. Nội dung phân định giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đƣờng sắt mới chỉ dừng ở việc hạch toán kinh tế, chƣa tách bạch độc lập về tổ chức và điều hành.Do đó, chƣa khuyến khích đƣợc các thành phần kinh tế khác tham gia, chƣa tạo đƣợc môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh để các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ kinh doanh kết cấu hạ tầng, kinh doanh vận tải đƣờng sắt.

- Về vai trò của đại diện Chủ sở hữu tài sản (Cơ quan quản lý nhà nƣớc: Bộ Giao thông vận tải, Cục Đƣờng sắt Việt Nam) đƣợc quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhƣng trên thực tế còn mờ nhạt, không đảm bảo các

quyền của chủ sở hữu tài sản để quyết định việc sử dụng, khai thác theo cơ chế thị trƣờng. Cục Đƣờng sắt Việt Nam là cơ quan nhà nƣớc quản lý về đƣờng sắt, tuy nhiên vẫn chƣa đƣợc giao nhiệm vụ giám sát kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt quốc gia do Nhà nƣớc đầu tƣ. Cụ thể hiện nay có 02 chủ thể đồng thời đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về chiến lƣợc, quy hoạch phát triển giao thông vận tải đƣờng sắt là Cục Đƣờng sắt Việt Nam (cơ quan quản lý nhà nƣớc) và Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam (doanh nghiệp kinh doanh) cũng có chức năng nhƣ vậy. Điều này dẫn đến: (i) Các nhiệm vụ của Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam về quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt đang chồng chéo với nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc của Cục Đƣờng sắt Việt Nam; (ii) Cục Đƣờng sắt Việt Nam là cơ quan nhà nƣớc quản lý về đƣờng sắt nhƣng lại thiếu quyền kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt quốc gia do Nhà nƣớc đầu tƣ.

Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam vừa là chủ thể đƣợc Nhà nƣớc giao quản lý tài sản hạ tầng đƣờng sắt, vừa là đơn vị sử dụng, khai thác, bảo trì, nên đã tạo đƣợc sự quản lý tập trung, thống nhất trong nội bộ Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế hoạt động gần nhƣ khép kín trong nội bộ Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam dẫn đến hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn ngân sách; tiêu chuẩn, định mức đơn giá đƣợc áp dụng quá lạc hậu; việc khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt giao cho nhiều đầu mối, quản lý không tập trung, mang nặng tính hành chính, bao cấp (chƣa gắn với thị trƣờng) nên hiệu quả khai thác thấp, chƣa tƣơng xứng với quy mô tài sản đƣợc giao.

* Luật Đƣờng sắt năm 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018), Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) và các văn bản hƣớng dẫn Luật (Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12/5/2018, số 46/2018/NĐ-CP ngày 14/3/2018) tiếp tục quy định chức năng, nhiệm vụ

của các cơ quan, đơn vị trong việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt nêu trên; đồng thời khắc phục tồn tại, hạn chế của Luật Đƣờng sắt 2005 và các văn bản hƣớng dẫn Luật theo hƣớng:

- Chính sách mới ban hành đã thể hiện đúng vai trò của Nhà nƣớc trong việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt nhằm đảm bảo hoạt động giao thông vận tải đƣờng sắt thống nhất, tập trung an toàn và hiệu quả. Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nƣớc của cơ quan nhà nƣớc với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

- Phát triển đƣờng sắt theo quy hoạch, kế hoạch gắn kết với các loại hình giao thông vận tải khác và hội nhập quốc tế, đảm bảo văn minh, hiện đại và đồng bộ;

- Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh đƣờng sắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)