Iải pháp về xã hội hóa đầu tư và khai thác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 89)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.4. iải pháp về xã hội hóa đầu tư và khai thác

Xã hội hóa đầu tƣ và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt là giải pháp mang tính ổn định và bền vững, đây cũng là chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Việc thực hiện xã hội hóa đầu tƣ và khai thác tài sản này sẽ góp phần huy động tối đa, có hiệu quả mọi nguồn lực ngoài ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nƣớc, tiến tới tự cân bằng thu chi, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới ngành đƣờng sắt, thúc đẩy sự phát triển và quá trình tái cơ cấu ngành đƣờng sắt, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội. Giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt theo hƣớng: Xây dựng Đề án huy động các nguồn lực xã hội để đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt theo hƣớng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt theo hình thức BOT, PPP... ; thí điểm thực hiện đối với các dự án đầu tƣ về nhà ga, kho ga, bãi hàng…, nhƣợng quyền quản lý, khai thác tuyến đƣờng sắt có lợi thế thƣơng mại. Đồng thời, xây dựng danh mục các dự án để kêu gọi đầu tƣ, trong đó lựa chọn một số tuyến đƣờng sắt quan trọng theo Điều

chỉnh Chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải đƣờng sắt Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã trình Chính phủ.

Thứ hai, Nhà nƣớc chỉ nên đầu tƣ xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng hạng mục đƣờng sắt trực tiếp phụcc vụ chạy tàu, còn nhà ga, ke ga, bãi hàng và các dịch vụ hỗ trợ khác sẽ xã hội hóa để tƣ nhân đầu tƣ và đƣợc quyền khai thác trong thời gian nhất định. Đối với những ga, ke ga, bãi hàng trên tuyến đang khai thác thì tổ chức đấu thầu các dịch vụ trong ga nhƣ kiốt, nhà hàng, bãi đỗ xe... hoặc kêu gọi nhà đầu tƣ cải tạo, nâng cấp và nhà đầu tƣ đƣợc quyền kinh doanh trong thời hạn nhất định; đồng thời, cần xây dựng thí điểm và nhân rộng mô hình tham gia của khu vực kinh tế tƣ nhân vào đầu tƣ phát triển đƣờng sắt. Trên nguyên tắc cùng góp vốn, cùng có lợi, phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành đƣờng sắt. Muốn thu hút đƣợc nguồn vốn đầu tƣ từ các khu vực kinh tế tƣ nhân, kể cả trong và ngoài nƣớc vào ngành đƣờng sắt, cần làm rõ lợi ích của các đối tƣợng khi tham gia.

Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt: Tăng cƣờng năng lực cho Ban Quản lý dự án đƣờng sắt, trọng tâm là bổ sung các cán bộ trẻ có trình độ cao, năng lực tốt cho đội ngũ lãnh đạo Ban. Siết chặt công tác quản lý xây dựng các dự án đƣờng sắt, kiên quyết thay thế hoặc đề xuất thay thế các tổ chức tƣ vấn, nhà thầu năng lực yếu.

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý vốn cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời những vấn đề vƣớng mắc, tồn tại liên quan đến tiến độ và chất lƣợng công trình, xử lý nghiêm trách nhiệm của tập thể, cá nhân có liên quan đến những sai sót về tiến độ, chất lƣợng công trình; tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng trong đầu tƣ xây dựng trong lĩnh vực đƣờng sắt.

4.2.5. Giải pháp về khoa học, công nghệ

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực giao thông vận tải đƣờng sắt

Tập trung xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, trọng tâm là những vấn đề bức xúc, nổi cộm của ngành, chỉ trình phê duyệt đề cƣơng nghiên cứu những đề tài thực sự thiết thực và có tính khả thi trong thực tế.

Tăng cƣờng, chủ động phối hợp với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, các chuyên gia trong và ngoài nƣớc để đảm bảo kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học của Cục có chất lƣợng cao, thực sự khả thi trong thực tế. Tăng cƣờng tham gia các đoàn khảo sát, công tác tại cơ sở để phát hiện ra những vấn đề còn bất cập, chƣa hợp lý.

Thƣờng xuyên tổng kết, cập nhật yêu cầu thực tế, kịp thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ chuyên ngành đƣờng sắt trong tổng thể chiến lƣợc phát triển khoa học công nghệ giao thông vận tải đã đƣợc Bộ phê duyệt. Đồng thời, thƣờng xuyên cập nhật thông tin về công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ liên quan đến lĩnh vực đƣờng sắt; trên cơ sở đó đề xuất xây dựng những đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phù hợp nhu cầu thực tế.

Thứ hai, tăng cƣờng hợp tác quốc tế

Tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc có hệ thống đƣờng sắt tiên tiến để đào tạo nhân viên đƣờng sắt. Tăng cƣờng hợp tác với các nƣớc có chung đƣờng biên giới (Trung Quốc, Lào, Campuchia): Xúc tiến đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng sắt Sài Gòn - Lộc Ninh (kết nối với đƣờng sắt Campuchia), hợp tác nghiên cứu xây dựng tuyến đƣờng sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ (kết nối với đƣờng sắt Lào)...

Khai thác tối đa nguồn tài liệu liên quan đến các quy định kỹ thuật của các tổ chức đƣờng sắt quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhƣ OSJD, UIC...

thông qua đại diện thƣờng trực của Việt Nam tại các tổ chức này để xem xét, áp dụng vào công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn về đƣờng sắt.

4.2.6 iải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra

Thứ nhất, sắp xếp tăng cƣờng chỉ đạo, nâng cao hiệu quả thanh tra đƣờng sắt.

Thực hiện nghiêm quy trình thanh tra chuyên ngành, quy trình xử phạt vi phạm hành chính; nâng cao chất lƣợng các cuộc thanh tra, kiểm tra, chất lƣợng các báo cáo thanh tra, kiểm tra. Kết luận thanh tra phải nêu rõ đƣợc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sai phạm, có đề xuất xử lý đúng qui định. Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án "Tăng cƣờng biên chế, trang thiết bị cho lực lƣợng Thanh tra giao thông vận tải" đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho công chức làm công tác thanh tra.

Phát huy vai trò của công chức thực hiện chức năng thanh tra trong công tác tham gia điều tra, giải quyết các vụ sự cố, tai nạn giao thông đƣờng sắt; tăng cƣờng phối hợp với lực lƣợng Công an và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc phân tích nguyên nhân các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng để đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tai nạn giao thông đƣờng sắt.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

Kiến nghị Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ chỉ đạo điều hành rà soát tổng thể quy hoạch phát triển ngành đƣờng sắt, việc sắp xếp, tổ chức bộ máy quản lý và việc tổ chức thực hiện cơ chế chính sách đã ban hành về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt; trên cơ sở đó đƣa vào Nghị quyết

của Chính phủ năm 2019 và những năm tiếp theo về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển ngành đƣờng sắt; đồng thời ban hành các chính sách mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách cho kịp thời và phù hợp, tạo bƣớc đột phá trong phát triển ngành đƣờng sắt.

4.3.2. Đối với Bộ iao thông vận tải

Bộ Giao thông vận tải cần phải khẩn trƣơng tổ chức thực hiện quy hoạch đƣợc duyệt, kết hợp chặt chẽ với quá trình thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, chiến lƣợc phát triển giao thông vận tải toàn quốc, đề án tái cơ cấu lĩnh vực vận tải. Trong trƣờng hợp cần thiết, thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chi tiết đƣợc phê duyệt theo thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo Thủ tƣớng Chính phủ xem xét, quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt quốc gia phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ động đề xuất việc bố trí ngân sách hàng năm theo hƣớng tăng thị phần vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt nhằm duy trì và ổn định mức tối thiểu cơ cấu đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt là 29% trong tổng đầu tƣ toàn ngành giao thông theo Quyết định số 570/QĐ-BGTVT ngày 08/3/2013 của Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án Tái cơ cấu đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Đồng thời, chủ động đề xuất cấp có thẩm quyền trong việc ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung chính sách. Tăng cƣờng chỉ đạo tổ chức thực hiện việc quản tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt theo quy định của pháp luật; lập danh mục, lộ trình khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chỉ đạo việc hƣớng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đƣờng sắt, các nhà đầu tƣ thực hiện kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt; đáp ứng yêu cầu về phát triển

bền vững, bảo vệ môi trƣờng, sinh thái theo báo cáo tác động môi trƣờng chiến lƣợc của quy hoạch và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

4.3.3. Đối với Bộ Tài chính

Kiến nghị Bộ Tài chính rà soát chính sách hiện hành quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 và các văn bản hƣớng dẫn Luật để sớm ban hành đầy đủ các Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt; đồng thời đôn đốc, hƣớng dẫn Bộ Giao thông vận tải việc triển khai thực hiện chính sách nhằm quản lý tài sản chặt chẽ, hiệu quả, tạo nguồn thu trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho công tác quản lý bảo trì đƣờng sắt năm 2019-2010 và các năm tiếp theo; bố trí vốn đối ứng của Nhà nƣớc cho các chƣơng trình, dự án xã hội hóa đầu tƣ khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, định kỳ hoặc đột xuất phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt theo quy định.

4.3.4. Đối với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan

- Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ nhà đầu tƣ thực hiện các chƣơng trình, dự án xã hội hóa đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt; chính sách đầu tƣ theo hình thức đối tác công - tƣ. Đồng thời, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải cân đối ngân sách nhà nƣớc ƣu tiên bố trí vốn đầu tƣ cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đƣờng sắt quốc gia cho năm 2019 - 2020 và giai đoạn tiếp theo.

- Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng hƣớng dẫn việc bố trí quỹ đất cho các dự án đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt trong quy hoạch,

kế hoạch sử dụng đất; hƣớng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng đối với hoạt động giao thông vận tải đƣờng sắt.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng nơi có quỹ đất thuộc kết cấu hạ tầng đƣờng sắt phối hợp với Bộ Giao thông vận tải trong việc lập các quy hoạch chi tiết sử dụng quỹ đất này; đồng thời chủ trì tổ chức thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng các chƣơng trình, dự án xã hội hóa đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt theo quy định.

KẾT LUẬN

Phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt là chủ trƣơng, chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Trong thời gian qua, cùng với các kế hoạch, hành động cụ thể của Bộ Giao thông vận tải, công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣng vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và không ít những khó khăn của thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra những thách thức cần phải giải quyết, đó là phải khẩn trƣơng hoàn thiện thể chế, đổi mới mô hình tổ chức quản lý cả về lƣợng và chất, phát huy nội lực đi liền với hợp tác đầu tƣ, thu hút nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội nói chung và tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt nói riêng.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu, Luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ:

Thứ nhất, khái quát những vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt.

Thứ hai, phân tích, đánh giá chỉ ra những kết quả đạt đƣợc, tồn tại hạn chế về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017.

Thứ ba, từ nghiên cứu lý luận, thực tiễn và thông qua phân tích, đánh giá thực trạng, Luận văn đã đƣa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả, tạo nguồn thu trong điều kiện ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp.

Do phạm vi khuôn khổ của Luận văn, điều kiện thời gian, điều kiện nghiên cứu và khả năng tiếp cận vấn đề còn hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của Hội đồng đánh giá kết quả nghiên cứu luận văn, các thầy giáo, cô giáo, độc giả quan tâm./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, 2012. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Hà Nội.

2. Bộ Giao thông vận tải, 2013. Quyết định số 570/QĐ-B TVT ngày 08/3/2013 về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Hà Nội.

3. Bộ Giao thông vận tải, 2013. Quyết định số 4403/QĐ-B TVT ngày 31/12/2013 về phê duyệt Đề án huy động các nguồn lực đột phá để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Hà Nội.

4. Bộ Giao thông vận tải, 2014. Quyết định số 4907/QĐ-B TVT ngày 24/12/2014 về phê duyệt Đề án huy động vốn xã hội hóa để đầu tư kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt. Hà Nội.

5. Chính phủ, 2006. Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Hà Nội. 6. Chính phủ, 2012. Nghị định số 03/2012/NĐ-CP ngày 19/01/2012 sửa đổi,

bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Hà Nội.

7. Chính phủ, 2015. Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13/02/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt. Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 89)