Tổng quan về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 47 - 51)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam

3.1.1. Phân loại tài sản

Hệ thống tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt Nam bao gồm: đƣờng sắt quốc gia, đƣờng sắt chuyên dùng và đƣờng sắt đô thị.

3.1.1.1. Đường sắt quốc gia

Mạng lƣới đƣờng sắt quốc gia Việt Nam có tổng chiều dài 3.143km, trong đó 2.531km đƣờng chính tuyến, 612km đƣờng ga và đƣờng nhánh, bao gồm 3 loại khổ đƣờng: khổ đƣờng 1.000mm (chiếm 85%), khổ đƣờng 1.435mm (chiếm 6%), khổ đƣờng lồng 1.000mm & 1.435mm (chiếm 9%). Mật độ đƣờng sắt đạt 7,9km/1.000km2

. Về cầu, cống, hầm: 1.818 cầu lớn nhỏ với tổng chiều dài 56.996 m; gồm nhiều loại dầm thép, BTCT, dầm liên hợp. Một số cầu còn đang chạy chung trùng mặt với đƣờng bộ; 39 hầm với chiều dài 11.513,61 m; 5.119 cống các loại; 5 phai đê. Ga: hiện có 287 ga. Thông tin tín hiệu: 2.620 km trục đƣờng dây trần thông tin; 370 km cáp ngầm và cáp nhựa treo.

Mạng lƣới đƣờng sắt quốc gia phân bố theo các tuyến chính: Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Quán Triều, Kép - Lƣu Xá, Kép - Hạ Long và một số tuyến nhánh nhƣ: Bắc Hồng - Văn Điển, Cầu Giát - Nghĩa Đàn, Đà Lạt - Trại Mát, Diêu Trì - Quy Nhơn.

Tiêu chuẩn kỹ thuật: Do đƣợc xây dựng từ đầu thế kỷ trƣớc với tiêu chuẩn kỹ thuật đều ở mức thấp, khổ đƣờng 1000mm (trừ các tuyến mới xây dựng ở miền Bắc trong những năm 60-70 của Thế kỷ XX nhƣ Đông Anh -

Quán Triều, Kép - Lƣu Xá, Kép - Hạ Long theo tiêu chuẩn đƣờng 1.435 nhƣng cũng chỉ tƣơng đƣơng đƣờng sắt cấp 3 khổ 1.435mm). Đặc biệt, hai tuyến chủ đạo có lƣợng vận tải lớn là tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và tuyến đƣờng sắt phía Tây: Yên Viên - Lào Cai lại có tiêu chuẩn kỹ thuật rất hạn chế về bình diện và trắc dọc nên không phát huy đƣợc tốc độ chạy tàu và năng lực thông qua thấp, cụ thể tuyến Yên Viên - Lào Cai năng lực thông qua đã ở mức bão hòa, không thể vƣợt qua 20 đôi tàu/ngày đêm trên đoạn Yên Bái - Lào Cai. Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh có khu đoạn bị hạn chế với địa hình hiểm trở, độ dốc lớn nhƣ đèo Khe Nét, đèo Hải Vân có đoạn đƣờng cong có R<100m, độ dốc imax =17‰.

Kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt nƣớc ta còn ở mức thấp và lạc hậu, chƣa có sự đồng bộ cả về cầu hầm, đƣờng ga, thông tin tín hiệu; nhiều công trình cầu cống đã qua gần 100 năm khai thác, tải trọng nhỏ (P = 14 tấn trục); hầm bị phong hóa rò rỉ nƣớc; tà vẹt nhiều chủng loại; tà vẹt bê tông đa số là loại 2 khối, phổ biến là loại tà vẹt bê tông K1, K2 liên kết cứng; thông tin tín hiệu, điều độ chạy tàu còn lạc hậu, phù hợp với đƣờng sắt đơn, tốc độ chạy tàu thấp, năng lực thông qua hạn chế; hành lang an toàn giao thông đƣờng sắt nhiều đoạn bị xâm hại nghiêm trọng, đƣờng sắt giao cắt bằng với đƣờng bộ và đƣờng dân sinh có mật độ rất cao (tổng số có 1.459 đƣờng ngang hợp pháp, 4.276 đƣờng dân sinh tự mở, trung bình 0,5km có một điểm giao cắt giữa đƣờng bộ và đƣờng sắt) đó là những nguyên nhân chủ yếu hạn chế tốc độ chạy tàu và đe dọa an toàn giao thông đƣờng sắt. Bên cạnh đó, với mạng lƣới đƣờng sắt trải dài theo chiều dọc đất nƣớc, chịu ảnh hƣởng của điều kiện địa hình khắc nghiệt, hàng năm thƣờng bị mƣa bão phá hoại, hiện tƣợng xói lở, sụt trƣợt thƣờng xuyên xảy ra trên tuyến Yên Viên - Lào Cai và đƣờng sắt Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh khu vực miền Trung.

3.1.1.2. Đường sắt chuyên dùng

Hiện tại, đƣờng sắt chuyên dùng có chiều dài 258,3 km do các Công ty, Tập đoàn nhà nƣớc quản lý, khai thác, số liệu chủ yếu nhƣ sau:

Đƣờng sắt chuyên dùng có nối ray với đƣờng sắt quốc gia: Hiện có 39 nhánh đƣờng sắt chuyên dùng có nối ray với đƣờng sắt quốc gia với tổng chiều dài 132,7km. Trong đó các nhánh chính gồm: Công ty Apatit Việt Nam có 69,5 km; Công ty Gang thép Thái Nguyên có 15,8 km; Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có 30 km.

Đƣờng sắt chuyên dùng không nối ray với đƣờng sắt quốc gia: Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam có 143km.

3.1.1.3. Đường sắt đô thị

Các thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã quy hoạch và hiện đang trong quá trình xây dựng một số tuyến đƣờng sắt đô thị, cụ thể:

Tại Hà Nội có 08 tuyến: Theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tại thành phố Hồ Chí Minh có 08 tuyến MTR và 03 tuyến xe điện mặt đất: Theo Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 08/4/2013 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.

3.1.2. Đặc điểm của tài sản

Đặc điểm cơ bản của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt Việt Nam là độ dốc lớn, bán kính đƣờng cong nhỏ, dùng ray nhỏ, không hàn liền, liên kết tà vẹt nhiều chủng loại: tà vẹt bê tông đa số là loại 2 khối, phổ biến là loại tà vẹt bê tông K1, K2 liên kết cứng; chủ yếu đƣợc đƣa vào lắp đặt sử dụng từ những năm 1970 - 1980, riêng tà vẹt sắt có từ thời Pháp, nay đã phải hàn vá, chế sửa nên độ ổn định thấp; nhiều công trình cầu cống đã qua

gần 100 năm khai thác, tải trọng nhỏ (P = 14 tấn trục); hầm bị phong hóa rò rỉ nƣớc; nhà ga, ke ga, bãi hàng ít đƣợc đầu tƣ, hệ thống nhà ga, ke ga, bãi hàng chƣa đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, chiều dài ke ga còn ngắn và hẹp, nhiều khu ga còn thiếu kho hàng, bãi hàng, đƣờng vào ga còn nhỏ và thiếu, Hệ thống thông tin tín hiệu không đồng bộ, nhiều chủng loại, đan xen giữa lạc hậu và hiện đại. điều độ chạy tàu còn lạc hậu, chỉ phù hợp với đƣờng sắt đơn, tốc độ chạy tàu thấp, năng lực thông qua hạn chế; hành lang an toàn giao thông đƣờng sắt nhiều đoạn bị xâm hại nghiêm trọng hạn chế tầm nhìn, đƣờng sắt giao cắt bằng với đƣờng bộ và đƣờng dân sinh có mật độ rất cao. Đã nhiều năm nay, vào cấp kỹ thuật sửa chữa lớn nhƣng chƣa đƣợc thực hiện do thiếu vốn. Kết cấu hạ tầng chắp vá, chƣa một tuyến nào đƣợc vào cấp kỹ thuật chủ yếu, chủ yếu chỉ đƣợc bảo dƣỡng sửa chữa để bảo đảm an toàn và duy trì khai thác ở mức độ bình thƣờng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm giảm thị phần vận tải của ngành Đƣờng sắt trong thời gian qua.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn chạy tàu và an toàn giao thông đƣờng sắt. Tình hình lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đƣờng sắt và mở đƣờng ngang trái phép vẫn chƣa đƣợc ngăn chặn triệt để, an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ còn tồn tại tình trạng lấy cắp vật tƣ, phụ kiện đƣờng sắt, đặt chƣớng ngại vật trên đƣờng sắt, nắm đất đá lên tàu, bán hàng rong trên tàu dƣới ga.

Công tác an toàn giao thông đƣờng sắt: còn tồn tại tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đƣờng sắt và mở đƣờng ngang trái phép; hệ thống đƣờng dân sinh qua đƣờng sắt còn quá nhiều và chƣa có biện pháp ngăn chặn triệt để; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác an toàn giao thông đƣờng sắt còn thiếu và lạc hậu; công tác kiểm tra, ngăn ngừa, điều tra, phân tích, xử lý làm chƣa tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 47 - 51)