Về nguồn vốn đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 58 - 60)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt

3.2.3. Về nguồn vốn đầu tư

Vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt bao gồm vốn đầu tƣ phát triển và vốn bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt và đƣợc quản lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nƣớc. Hoạt động quản lý và bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt do nhà nƣớc đầu tƣ đƣợc sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế, các cơ chế quản lý nguồn vốn này hiện đang giao cho Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam và các đơn vị trực thuộc thực hiện các chức năng bao gồm chủ đầu tƣ, nhà thầu và tƣ vấn giám sát, Bộ Giao thông vận tải chỉ thực hiện chức năng giao vốn và thanh tra, kiểm tra hoạt động này. Hoạt động đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng bao gồm huy động vốn đầu tƣ phát triển, kết quả rất hạn chế và sử dụng nguồn đầu tƣ phát triển thuộc ngân sách nhà nƣớc cho hoạt động phát triển đƣờng sắt, hoạt động này hiện phân giao cho nhiều chủ thể thực hiện.

đƣợc Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 570/QĐ-BGTVT ngày 08/3/2013 và Đề án huy động vốn xã hội hóa để đầu tƣ kết cấu hạ tầng lĩnh vực đƣờng sắt đƣợc Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 4907/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2014:

- Nguồn vốn đầu tƣ cho kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt trong các năm gần đây đều tăng, nhƣng so với nhu cầu phát triển của ngành và so với một số ngành khác trong giao thông vận tải còn khiêm tốn, chƣa có sự cân đối giữa các loại hình giao thông vận tải, nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ cho đƣờng sắt bình quân trong 5 năm (2013 - 2017) chỉ chiếm tỷ lệ 7,67% trong cơ cấu tổng vốn đầu tƣ chung của toàn ngành giao thông vận tải.

0,61%

70,34% 19,76% 1,62% 7,67%

Đƣờng sắt (7,67%) Đƣờng bộ (70,34%)

Đƣờng thủy nội địa (0,61%) Hàng hải (19,76%)

Hàng không (1,62%)

Biểu đồ 3.1. Phân bổ tỷ lệ vốn đầu tƣ cho các chuyên ngành giao thông vận tải bình quân 05 năm (2013-2017)

- Nhu cầu vốn cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt quốc gia: Nhu cầu vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt quốc gia hiện có theo Nghị quyết 13-NQ/TW thì từ nay đến năm 2020 sẽ cần 201,8 nghìn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 10 tỷ USD; dự kiến huy động đƣợc khoảng 45% nhu cầu vốn, còn thiếu 55% nhu cầu vốn cần thiết chƣa xác định đƣợc nguồn); nhu cầu vốn cần đầu tƣ theo Chiến lƣợc phát triển giao thông đƣờng sắt đến năm 2030 là 2.007,2 nghìn tỷ đồng (tƣơng đƣơng 100 tỷ USD).

Thực tế, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt không có sự phát triển đột phá, không đầu tƣ xây dựng mới đƣợc 1km đƣờng sắt nào, nguồn

sắt hiện có, vốn hàng năm đƣợc cân đối chỉ đạt bình quân 841,1 tỷ đồng/năm, bằng 13,6% so với yêu cầu của Quy hoạch và kế hoạch ban hành theo Quyết định 621/QĐ-TTg đề ra. Việc triển khai thực hiện quy hoạch phát triển tổng thể ngành giao thông vận tải đƣờng sắt Việt Nam đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt chƣa đáp ứng theo tiến độ đề ra; để đáp ứng yêu cầu trên cần phải tập trung đầu tƣ lƣợng vốn lớn là 86.470,08 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 58 - 60)