CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt ở Việt
3.2.1. Về mô hình quản lý tài sản
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về hoạt động đƣờng sắt. Theo đó, để Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng này, mô hình quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt nhƣ sau:
3.2.1.1. Cục Đường sắt Việt Nam
Cục Đƣờng sắt Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, đƣợc thành lập theo Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. Đồng thời, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 1891/2003/QĐ-BGTVT ngày 01/7/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đƣờng sắt Việt Nam.
Theo đó, Cục Đƣờng sắt Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng tham mƣu giúp Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nƣớc và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành giao thông vận tải đƣờng sắt thuộc phạm vi quản lý nhà nƣớc của Bộ Giao thông vận tải theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trƣởng, bao gồm các đơn vị:
Khối quản lý nhà nƣớc: gồm các Phòng Kế hoạch đầu tƣ, kết cấu hạ tầng, vận tải an toàn giao thông, khoa học công nghệ - môi trƣờng, tài chính, văn phòng, xây dựng cơ bản thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc về chiến lƣợc, qui hoạch, kế hoạch, đề án phát triển ngành đƣờng sắt, quản lý nhà nƣớc về kết cấu hạ tầng, phƣơng tiện, ngƣời lái, khoa học công nghệ, môi trƣờng... ngành đƣờng sắt theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Giao thông vận tải. Khối Thanh tra: gồm Phòng Pháp chế - Thanh tra; Các Phòng Thanh tra - an toàn I, II, III kèm theo 10 đội thanh tra khu vực thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các qui định của nhà nƣớc về đƣờng sắt và
xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong các hoạt động đƣờng sắt.
Khối Ban Quản lý dự án: quản lý các dự án phát triển đƣờng sắt mới bao gồm các dự án Yên Viên - Hạ Long - Cái Lân và dự án đƣờng sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Hình 3.1. Mô hình tổ chức quản lý của Cục Đƣờng sắt Việt Nam
Hoạt động của Cục Đƣờng sắt Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, các chức năng quản lý nhà nƣớc về vốn và tài sản nhà nƣớc thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt chƣa đƣợc xác lập trên thực tế. Hoạt động quản lý nhà nƣớc của Cục Đƣờng sắt Việt Nam về kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt mới chỉ duy trì ở mức kiểm tra hoạt động bảo trì, kiểm soát các hoạt động an toàn là chủ yếu, công tác quản lý nhà nƣớc về chiến lƣợc, quy hoạch, đầu tƣ, phát triển, quản lý nguồn lực nhà nƣớc, tài sản nhà nƣớc thuộc hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt còn rất nhiều bất cập chƣa thực hiện đƣợc. Do vậy, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về quản lý và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt còn rất hạn chế, cần phải đƣợc thay đổi.
3.2.1.2. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
Năm 2003, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 34/2003/QĐ-CP ngày 04/3/2003 thành lập Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam và Quyết định
LÃNH ĐẠO CỤC Phòng Khoa học CN & MT Phòng Pháp chế - Thanh tra Phòng Vận tải - An toàn GT Phòng KCH T Phòng Thanh tra - An toàn I Phòng Thanh tra - An toàn III Phòng Thanh tra - An toàn II Các Đội Thanh tra - AT 1, 2, 3, 4, 5 Các Đội Thanh tra - AT 6, 7, 8 Các Đội Thanh tra - AT 9, 10
216/2003/QĐ-TTg ngày 27/10/2003 phê duyệt điều lệ và tổ chức hoạt động của Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam.
Theo đó, Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam thực hiện chức năng kinh doanh đƣờng sắt bao gồm các hoạt động: kinh doanh vận tải; quản lý, bảo trì và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt, xây dựng, ban hành và khai thác biểu đồ chạy tàu, quy định công lệnh tốc độ, tải trọng, tổ chức phòng chống bão lụt, đảm bảo giao thông đƣờng sắt thông suốt, trật tự và an toàn, công nghiệp, đào tạo, dịch vụ hỗ trợ vận tải và quản lý các dự án đầu tƣ phát triển đƣờng sắt trên đƣờng đang khai thác từ ngân sách nhà nƣớc, nguồn ngân sách bảo trì đƣờng sắt, bao gồm:
Khối vận tải và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt trực tiếp do Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam đảm nhiệm gồm: kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải thông qua các công ty vận tải hành khách, các trung tâm điều độ khu vực thuộc Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam và các xí nghiệp vận tải đƣờng sắt và các ga đƣờng sắt thuộc các Công ty vận tải hành khách đƣờng sắt thực hiện (phân bổ Biểu đồ chạy tàu) và khai thác năng lực kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt phi vận tải thông qua các tổ chức nhà ga hoặc các xí nghiệp vận tải trực thuộc.
Khối quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt bao gồm: Ban Quản lý cơ sở hạ tầng đƣờng sắt và các ban tham mƣu thuộc Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam, các Phân ban quản lý cơ sở hạ tầng khu vực 1, 2, 3 và 20 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (gồm 15 Công ty quản lý đƣờng sắt, 05 Công ty quản lý thông tin, tín hiệu đƣờng sắt).
Khối xây dựng: Ban Quản lý xây dựng, các Ban tham mƣu thuộc Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam, các Ban quản lý dự án đƣờng sắt khu vực và các Công ty xây dựng đƣờng sắt khu vực.
phụ kiện, tà vẹt và lắp ráp, sửa chữa đầu máy, toa xe...
Khối dịch vụ gồm các đơn vị xuất nhập khẩu vật tƣ, thiết bị, cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận tải nhƣ xếp dỡ, du lịch, khách sạn, nhà hàng...
Khối đơn vị sự nghiệp: bao gồm các Ban Quản lý dự án đƣờng sắt, các trƣờng đạo tạo công nhân kỹ thuật, Báo đƣờng sắt và Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm ứng phó sự cố thiên tai, tai nạn đƣờng sắt.
Trong việc quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt, Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam trực tiếp thực hiện hoặc giao cho các công ty con hạch toán độc lập thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế, cụ thể:
- Công tác tổ chức quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt: Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam sử dụng bộ máy phòng ban tham mƣu trực tiếp thực hiện quản lý; xây dựng kế hoạch đầu tƣ, cải tạo, nâng cấp, bảo trì; ký hợp đồng đặt hàng, giám sát việc thực hiện và nghiệm thu thanh quyết toán; kiểm tra, giám sát.
- Công tác khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt: Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam sử dụng Trung tâm Điều hành giao thông vận tải đƣờng sắt và Ban vận tải làm nhiệm vụ điều hành giao thông vận tải tập trung thống nhất (lập và phân bổ biểu đồ chạy tàu; chỉ huy điều độ chạy tàu); 12 Chi nhánh khai thác đƣờng sắt làm nhiệm vụ tổ chức chạy tàu phục vụ vận tải đƣờng sắt, tổ chức kinh doanh các dịch vụ thƣơng mại, các dịch vụ phục vụ khách hàng tại các khu ga đón tiễn khách; kinh doanh bãi hàng, các khu ga hàng hóa và khu ga hỗn hợp; 02 Công ty vận tải đƣờng sắt trực tiếp khai thác một số nhà ga, kho ga, ke ga, bãi hàng.
- Công tác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt: Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam sử dụng bộ máy phòng ban tham mƣu và 12 Chi nhánh khai thác đƣờng sắt để trực tiếp xây dựng cơ chế bán, khoán, cho thuê, nhƣợng quyền khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt.
- Công tác bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt: Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam ký hợp đồng, đặt hàng cho các công ty cổ phần bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt thực hiện.
Hình 3.2 Mô hình tổ chức của Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam hiện nay
Mô hình hoạt động của Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam trƣớc năm 2016 với các công ty TNHH Một thành viên quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt, Công ty TNHH Một thành viên thông tin tín hiệu đƣờng sắt (quan hệ Công ty mẹ, công ty con). Từ 01/01/2016 trở đi, các Công ty TNHH một thành viên đã đƣợc cổ phần hóa (Nhà nƣớc nắm giữ vốn 51%); theo đó, mối quan hệ giữa Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam với các Công ty cổ phần này cần thiết có sự thay đổi; tuy nhiên, trƣớc mắt các Công ty cổ phần vẫn thực hiện nhiệm vụ Tổng Công ty Đƣờng sắt Việt Nam (trƣớc đây là đặt hàng, giao kế hoạch; nay ký Hợp đồng đặt hàng) - về bản chất không thực sự thay đổi; nhƣng trong tƣơng lai cần quy định về chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, minh bạch đảm bảo việc ký kết Hợp đồng thực hiện thông qua công tác đấu thầu).