Iải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 83 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.1. iải pháp về cơ chế, chính sách

Trong thời gian qua, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến đầu tƣ, quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt. Cụ thể, ngày 16/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Đƣờng sắt năm 2017 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2018, thay thế Luật Đƣờng sắt năm 2005). Tiếp đó, ngày 21/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, thay thế Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc năm 2008); để hoàn thiện các văn bản hƣớng dẫn Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2018/NĐ- CP ngày 14/3/2018 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt với quan điểm, mục tiêu tiếp tục thể chế hóa chủ trƣơng, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về xây dựng, phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt theo hƣớng:

(1) Quản lý nhà nƣớc về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt đƣợc thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng chủ thể; Khuyến khích xã hội hóa các hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ đƣờng sắt góp phần giảm dần chi ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ, phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp;

(2) Xóa bỏ phƣơng thức quản lý hiện hành là giao toàn bộ tài sản hạ tầng đƣờng sắt (không giao vốn cho doanh nghiệp) để Tổng công ty đƣờng sắt Việt Nam thực hiện tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khép kín dẫn đến thiếu động lực để chủ động thực hiện đổi mới do không phải cạnh tranh, năng lực và hiệu quả khai thác tài sản còn ở mức thấp do cơ chế khai thác mang tính bình quân, chƣa tƣơng xứng với quy mô khối tài sản đƣợc nhà nƣớc giao.

Với quan điểm, mục tiêu nêu trên, công tác thực hiện quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt phải gắn với cơ chế chính sách đã đƣợc ban hành theo các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, về giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt Đây là nội dung giải pháp quản lý nhà nƣớc về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt thực hiện thống nhất, phân cấp về thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nƣớc, cơ quan đƣợc giao quản lý tài sản; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng, khai thác tài sản. Quy định này sẽ tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc của cơ quan quản lý nhà nƣớc với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt giao cho 2 đối tƣợng quản lý: (i) trƣờng hợp giao doanh nghiệp quản lý phải tính thành vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp; (ii) trƣờng hợp giao cho Cục Đƣờng sắt Việt Nam quản lý thì thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật chuyên ngành về đƣờng sắt. Thẩm quyền quyết định giao quản lý tài sản: Thủ tƣớng Chính phủ quyết định giao tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, tài sản hình thành từ dự án do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định đầu tƣ; Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quyết định giao quản lý tài sản này đối với trƣờng hợp còn lại.

Thứ hai, về khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt

Nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả từ nguồn thu khai thác tài sản, tạo nguồn vốn phục vụ việc phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nƣớc còn hạn hẹp, việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt đƣợc thực hiện theo các phƣơng thức: (i) Cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành đƣờng sắt trực tiếp tổ chức khai thác tài sản có trách nhiệm cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt, các dịch vụ hỗ trợ kèm theo và tổ chức quản lý

vận hành tài sản; (ii) Cho thuê quyền khai thác tài sản: là việc Nhà nƣớc chuyển giao có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt cho doanh nghiệp theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tƣơng ứng; (iii) Chuyển nhƣợng có thời hạn quyền khai thác tài sản: là việc Nhà nƣớc chuyển giao trong một thời gian nhất định quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt gắn với việc đầu tƣ nâng cấp, mở rộng tài sản theo hợp đồng để nhận một khoản tiền tƣơng ứng; (iii) Khai thác quỹ đất tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt nhƣ cơ chế đầu tƣ công trình hỗn hợp, liên doanh, liên kết thực hiện dự án, bán tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất dôi dƣ.

Đồng thời, chính sách quy định rõ: (i) quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp nhận thuê quyền khai thác, chuyển nhƣợng có thời hạn quyền khai thác tài sản tƣơng ứng với từng loại hình khai thác; quy định về các nội dung điều khoản trong hợp đồng ký kết liên quan đến thời hạn cho thuê, giá cho thuê, phƣơng thức và trách nhiệm thanh toán; (ii) quy định việc quản lý, sử dụng số tiền thu đƣợc từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt; theo đó số tiền thu đƣợc từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt đƣợc nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nƣớc và đƣợc ƣu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tƣ công, dự toán chi ngân sách nhà nƣớc để đầu tƣ xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo và phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng sắt theo quy định của pháp luật về đầu tƣ công, pháp luật về ngân sách nhà nƣớc và pháp luật khác có liên quan.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt ở việt nam (Trang 83 - 85)