.Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Trang 25 - 26)

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, mà nhà quản lý cần xác định đƣợc những nguyên nhân cụ thể, cách thức gây ra rủi ro để tìm ra biện pháp hạn chế. Có thể chia ra làm ba nhóm nguyên nhân chủ yếu nhƣ sau:

Những nguyên nhân bất khả kháng: những nguyên nhân này tác động tới ngƣời vay làm họ bị mất khả năng thanh toán cho ngân hàng. Ví dụ nhƣ thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ (chính sách thuế, chính sách lãi suất, …) vƣợt quá tầm kiểm soát của cả ngƣời vay lẫn ngƣời cho vay. Những thay đổi này thƣờng xuyên xảy ra, tác động liên tục tới tình hình tài chính của ngƣời vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho họ. Nhiều khách hàng vay vốn, với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn do các yếu tố trên gây ra, song số này là không nhiều. Và khi những tác động bất khả kháng là nặng nề thì khả năng trả nợ của họ cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Những nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay(khách hàng): các khách hàng của ngân hàng có thể là cá nhân vay vốn kinh doanh, hoặc các doanh nghiệp vay vốn đầu tƣ, mở rộng sản xuất… Trình độ yếu kém của họ trong việc dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong công tác quản lý, hoặc có ý định lừa đảo cán bộ ngân hàng, cố tình chây ì trong việc trả nợ,… là những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Rất nhiều ngƣời vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu đƣợc lợi nhuận

cao. Để đạt đƣợc mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để có bộ hồ sơ xin vay vốn đẹp với các thông tin giả mạo, sai sự thật, hoặc có hành vi mua chuộc cán bộ tín dụng, nhằm mục đích có vốn. Nhiều khách hàng đã không tính toán kỹ lƣỡng hoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng và kịp thời ứng phó với khó khăn trong kinh doanh, dẫn tới không đủ khả năng trả nợ ngân hàng. Một số khác hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, nhƣng lại có thái độ chây ì với hi vọng có thể xóa nợ, hoặc kéo dài thời gian sử dụng vốn càng lâu càng tốt. Những điều đó khiến cho các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tín dụng.

Những nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng: Trong nhóm nguyên nhân

này có thể kể đến chất lƣợng cán bộ kém, không đủ trình độ và kinh nghiệm để đánh giá khách hàng, hay thẩm định phƣơng án kinh doanh, dự án của khách hàng, dẫn tới rủi ro tín dụng. Hoạt động tín dụng phải tiếp cận với nhiều lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề khác nhau, nhiều vùng miền khác nhau, do đó đòi hỏi các cán bộ tín dụng phải am hiểu về khách hàng, về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, về môi trƣờng sống của khách hàng… Ngoài ra, họ còn cần có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến ngƣời vay trong tƣơng lai, ít nhất là trong thời hạn vay vốn. Nhƣ vậy, cán bộ ngân hàng cần phải đƣợc tuyển chọn kỹ càng, đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ kịp thời và liên tục, toàn diện. Một khi cán bộ tín dụng chƣa đủ khả năng hiểu về đối tƣợng cho vay, thì rủi ro luôn luôn rình rập.

Xét trên một khía cạnh khác, thì các ngân hàng cần chú ý về ý thức làm việc của nhân viên. Có những ngƣời sống trong môi trƣờng tiền bạc đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền, phát sinh lòng tham, tiếp tay cho khách hàng để rút ruột ngân hàng.

Nói tóm lại, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên không đảm bảo là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)