CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT
3.1.2 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt giai đoạn 2013-2016
3.1.2.1 Tình hình chung
Bảng 3.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 - 2016
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Thu nhập 391,812 483,718 655,220 719,014 91,906 23,46 171,502 35,45 63,794 9.74 Chi phí 236,419 319,485 329,371 408,283 83,066 35,14 9,887 3,1 78,912 23.96 Lợi nhuận trƣớc thuế 155,393 164,234 325,849 310,731 8,840 5.67 161,615 98.4 (15,118) (4.6)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Bảo Việt giai đoạn 2013 – 2016)
Đơn vị: Triệu đồng
Biểu đồ 3.1 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013 - 2016
Từ bảng ta thấy đƣợc thu nhập không ngừng tăng qua các năm, cụ thể năm 2014 tăng 91,906 triệu đồng tƣơng ứng 23,46 % so với năm 2013 và năm 2015 tăng 171,502 triệu đồng tƣơng ứng tốc độ tăng 35,45 % so với năm 2014. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2014 tăng nhẹ 5,1% và tới 2015 tăng vọt 98% trong khi chi phí tăng nhẹ. Điều này chứng tỏ rằng ngân hàng đang cắt giảm chi phí hiệu quả. Tuy nhiên, đến năm 2016, tình hình kinh doanh của Ngân hàng khó khăn hơn, chi phí tăng khá nhiều, nhƣng lợi nhuận lại sụt giảm nhẹ. Dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo và sự quản lý điều hành chung Ngân hàng TMCP Bảo Việt, Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong những năm qua đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng đƣợc khích lệ.
3.1.2.2 Tình hình huy động vốn
Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013 – 2016.
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 13,383 20,461 23,400 27,993 7,078 52.9 2,939 14.4 4,593 19.6
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.2 Tình hình tổng Nguồn vốn huy động đƣợc giai đoạn 2013 - 2016
Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Bảo Việt ổn định có chiều hƣớng tăng. Tính đến 31/12/2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 20,461 tỷ đồng tăng 7,078 tỷ đồng tƣơng ứng 52.88 % so với 31/12/2013 và tới năm 2015 tổng nguồn vốn huy động đạt 23,400 tỷ đồng tăng 2,939 tƣơng ứng 14.36 % so với 31/12/2013, năm 2016 nguồn vốn huy động đạt 27,993 tỷ đồng. Nhƣ vậy tổng nguồn vốn có xu hƣớng tăng nhƣng tốc độ tăng trƣởng lại chậm hơn so với các năm trƣớc.
Bảng 3.3. Phân loại nguồn vốn theo đối tƣợng huy động giai đoạn 2013-2016
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 Cơ cấu nguồn vốn Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Nguồn dân cư 8,603 64.28 13,416 65.57 17,905 76.52 19,977 71.36 Nguồn tổ chức 4,780 35.72 7,045 34.43 5,495 23.48 8,016 28.64 Tổng 13,383 100 20,461 100 23,400 100 27,993 100
Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tƣợng
Theo đối tƣợng khách hàng bảng trên thể hiện: tiền gửi dân cƣ năm 2014 tăng 4,813 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 55,9% so với năm 2013. Và tới năm 2015 tăng 4,489 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 33,46% so với năm 2014. Tiền gửi tổ chức khác năm 2014 tăng 2,265 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 47,36% so với năm 2013. Và tới năm 2015 giảm 1,550 tỷ đồng tƣơng đƣơng giảm 22% so với năm 2014. Đến năm 2016, tổng huy động vốn đạt 27,993 tỷ đồng.
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn cho thấy nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trƣởng giảm nhƣng mà tỷ trọng vốn huy động từ dân cƣ trong tổng tỷ trọng nguồn vốn huy động tăng so với năm trƣớc. Điều này chứng tỏ rằng ngân hàng đang có xu hƣớng tập trung huy động vốn từ dân cƣ thay vì dựa vào một số tổ chức nhất định. Nhƣ vậy cơ cấu vốn đảm bảo an toàn hơn, điều này cũng phù hợp với xu hƣớng chung của các ngân hàng hiện nay là tập trung vào việc phát triển bán lẻ nhiều hơn bán buôn.
3.1.2.3 Hoạt động sử dụng vốn
Bảng 3.4. Tình hình dƣ nợ trong giai đoạn 2013 – 2016
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2014/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 +/- % +/- % +/- % Tổng dƣ nợ 7,857 12,872 15,690 27,980 5,015 64 2,818 22 12,290 78
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh BVB giai đoạn 2013 - 2016) Đơn vị: Tỷ đồng
Biểu đồ 3.4 Tổng dƣ nợ trong giai đoạn 2013 – 2016
Trong giai đoạn 2013-2014 tổng dƣ nợ tăng 5,015 tỷ đồng tƣơng đƣơng tốc độ tăng trƣởng 64 %. Giai đoạn 2014-2015 tăng 2,818 tỷ đồng tƣơng đƣơng tốc độ tăng 22%, năm 2016 dƣ nợ đã có sự tăng trƣởng mạnh lên 27,980 tỷ đồng, tƣong đƣơng tăng 78% so với năm 2015. Qua đó thấy đƣợc việc kinh doanh của Ngân hàng đang dần tốt lên qua các năm.
Bảng 3.5. Cơ cấu nợ theo kỳ hạn giai đoạn 2013- 2016
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Cơ cấu nợ Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng %
Cho vay ngắn hạn 3,204 40.78 5,657 43.95 7,148 45.56 12,115 43.30
Cho vay trung hạn 515 6.56 1,126 8.75 1,405 8.95 2,057 7.35
Cho vay dài hạn 4,138 52.66 6,089 47.3 7,137 45.49 13,808 49.35
Cơ cấu cho vay dài hạn giảm nhẹ qua các năm, cụ thể vay dài hạn giai đoạn 2013-2014 giảm từ 52,66% xuống 47,30%, đến 2015 giảm tiếp còn 45,49% . Trong khi ngắn hạn lại tăng từ 40,78% lên 43,95% sau đó tăng tiếp lên 45,56%. Điều này chứng tỏ ngân hàng đang muốn chủ động hơn kế hoạch trong việc kinh doanh,tập trung chủ yếu vào ngắn hạn.
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng giai đoạn 2013-2016 tỷ trọng khá nhiều vào khoản mục cho vay trung và dài hạn duy trì ở mức 45-50% qua các năm. Và dự báo khoản mục này đến hết năm 2017 sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu đầu tƣ xây dựng của các cá nhân, doanh nghiệp phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Với một tỷ trọng cao nhƣ vậy, cũng sẽ là mối lo ngại cho ngân hàng về khả năng thanh khoản. Khi mà nguồn vốn huy động đƣợc của ngân hàng chủ yếu là không kỳ hạn hoặc kỳ hạn ngắn, thì việc cho vay trung dài hạn quá lớn luôn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản. Vì thế, ngân hàng cần cải thiện nguồn tài trợ cho hoạt động cho vay trung dài hạn, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của mình.
Phân loại theo ngành nghề cho vay sẽ đƣợc xem xét trong bảng dƣới đây.
Bảng 3.6: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề của BVB giai đoạn 2013-2016
Ngành- lĩnh vực Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
SX CN nặng - VLXD 32,18% 28,82% 27,35% 26.12% Dịch vụ 14,72% 16,68% 18,31% 14.23% Thƣơng mại 15,14% 15,62% 18,89% 20.30% KD BĐS, cơ sở hạ tầng 14,57% 13,32% 9,45% 12.32% Xây dựng 11,58% 10,86% 12,74% 13.24% SX CN nhẹ 4,33% 4,79% 5,02% 3.25% Tín dụng bán lẻ 2,89% 3,78% 5,64% 3.12% CN khai thác và chế biến 3,02% 3,27% 3,87% 4.80%
Nông - lâm nghiệp 0,10% 0,11% 0,69% 0.85%
Các ngành khác 1,47% 2,74% 3,06% 1.77%
Nhìn vào bảng trên, có thể thấy ba lĩnh vực trọng tâm mà BVB hƣớng tới cho khách hàng vay vốn là Công nghiệp nặng, Vật liệu xây dựng, Dịch vụ và Thƣơng mại. Nguyên nhân là do địa bàn hoạt động của ngân hàng có nhiều các công ty, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nói trên, và đa số đều là các doanh nghiệp lớn. Trong lĩnh vực Công nghiệp nặng, dịch vụ và thƣơng mại thì một thị trƣờng ngách mà BVB hƣớng tới đó là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đóng tàu, vận tải biển. Mặc dù đây là một lĩnh vực tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, tuy nhiên lại là ngành có khả năng phát triển cao, vì hiện nay nhu cầu vận tải biển tăng cao do chi phí vận chuyển rẻ hơn nhiều so với đƣờng bộ và đƣờng hàng không. Đây cũng là nền khách hàng mục tiêu của BVB.
Với ngành sản xuất công nghiệp nặng – vật liệu xây dựng, tỷ trọng tín dụng của ngành ở ngân hàng luôn ở mức cao nhất, tuy nhiên lại có xu hƣớng giảm dần qua các năm từ 2013 đến nay. Năm 2013 là giai đoạn kinh tế Việt Nam có những sự phục hồi nhất định sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động sản xuất máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho các công trình lớn, các khu công nghiệp chế biến… đƣợc thúc đẩy phát triển. Do đó, các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực này có nhu cầu vay vốn lớn.
Nhìn chung, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề của BVB đảm bảo tuân thủ đúng định hƣớng tín dụng theo ngành nghề của Hội đồng quản trị giai đoạn 2013 – 2016 và các văn bản chỉ đạo tín dụng của Ngân hàng nhà nƣớc, là tập trung tài trợ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ. Bên cạnh đó, BVB cũng tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kiểm soát cho vay đối tƣợng kinh doanh bất động sản và chứng khoán để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng trƣớc những biến động của thị trƣờng.
Bên cạnh những chỉ tiêu lớn kể trên, kết quả hoạt động kinh doanh của BVB còn đƣợc đánh giá thông qua các tiêu chí nhƣ công tác kế toán, công tác kho quỹ, công tác kiểm tra nội bộ. Công tác kế toán đƣợc thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ trong việc quản lý các tài khoản tiền gửi, tiền vay của khách hàng, đảm bảo thu lãi, thu nợ đúng thời hạn hợp đồng. Chất lƣợng quyết toán cũng đƣợc đảm bảo tốt.
Ngân hàng cũng áp dụng hệ thống máy tính hiện đại, công nghệ tiên tiến để giảm bớt chi phí về mặt thời gian trong giao dịch với khách hàng, tiết kiệm và hiệu quả.
Về công tác kho quỹ, trong mô hình tổ chức có riêng một phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ đảm nhiệm công tác này. Điều đó giúp việc kiểm tra, kiểm soát chấp hành nội quy an toàn kho quỹ đƣợc thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt và công bằng. Kết quả công tác kho quỹ luôn đảm bảo đủ tiền mặt, đủ ngân phiếu thanh toán cho nhu cầu hoạt động hàng ngày, an toàn kho quỹ luôn đƣợc bảo đảm. Cán bộ kho quỹ đã làm tốt nhiệm vụ của mình, kịp thời phát hiện và tịch thu tiền giả trong giao dịch với ngân hàng, thực hiện trả lại tiền thừa cho khách hàng, tạo đƣợc niềm tin trong khách hàng.
Công tác kiểm tra nội bộ cũng đƣợc ngân hàng thực hiện tốt, thể hiện bằng việc thƣờng xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát các nội quy trong ngân hàng. Hồ sơ giấy tờ liên quan đến hoạt động tín dụng, bảo lãnh, huy động vốn, chi tiêu nội bộ đơn vị, chứng từ kế toán…đƣợc tiến hành kiểm tra định kỳ, nghiêm chỉnh và minh bạch, công khai. Ban giám đốc ngân hàng cũng sát sao trong công tác kiểm tra nội bộ từng khối, từng phòng ban, đến từng nghiệp vụ cụ thể. Do đó, chất lƣợng hoạt động của ngân hàng không ngừng đƣợc cải thiện.
3.1.3. Lợi thế của Ngân hàng Bảo Việt trong hoạt động kinh doanh.
Ngân hàng TMCP Bảo Việt là một trong những ngân hàng trẻ nhất trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam, tuy ra đời sau nhƣng ngân hàng cũng có một số thế mạnh nhất định.
Về nền tảng khách hàng, BVB là một thành viên của Tập đoàn Bảo Việt, đây là một tập đoàn Bảo hiểm lớn nhất Việt Nam, vì vậy sau khi thành lập, BVB đã đƣợc kế thừa một nền tảng khách hàng khá lớn của Tập đoàn bảo hiểm. Lƣợng khách hàng lớn đó bao gồm các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, tuy nhiên lƣợng khách hàng doanh nghiệp lớn hơn và chủ yếu là các khách hàng có nhu cầu trong đầu tƣ tài sản cố định, xây dựng cơ bản đã mua bảo hiểm tại Tập đoàn Bảo Việt, vì vậy khi BVB cung cấp các dịch vụ tín dụng, thì có nhiều lợi thế
hơn trong cung cấp sản phẩm tín dụng trung và dài hạn. Bên cạnh đó, việc khách hàng mua bảo hiểm tài sản tại Tập đoàn Bảo Việt cũng giúp cho BVB hạn chế đƣợc rủi ro trong việc cấp tín dụng cho khách hàng, nếu xảy ra thiệt hại ngoài ý muốn thì đã có khoản bảo hiểm bù đắp thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng.
Về nhân tố con ngƣời, hiện tại BVB có những lãnh đạo là những ngƣời có năng lực và kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh các cán bộ nhân viên do BVB tự tuyển chọn và đào tạo, BVB cũng có đƣợc sự gia nhập của các cán bộ nhân viên có kinh nghiệm từ các Ngân hàng có uy tín khác, vì vậy chất lƣợng nhân sự của BVB là tƣơng đối tốt.
Về công tác quản trị, BVB đang áp dụng mô hình quản trị tập trung tại Hội sở chính, các Chi nhánh thực sự là các điểm kinh doanh. Mô hình này là một trong những mô hình đƣợc áp dụng khá nhiều ở các ngân hàng trong và ngoài nƣớc, và cũng đã chứng minh đƣợc những ƣu điểm nhất định. Ngân hàng cũng áp dụng nền tảng CoreBanking hiện đại, phần mềm quản lý hệ thống tín dụng T24 là phần mềm đƣợc nhiều NHTM cổ phần trong nƣớc áp dụng, ngoài ra còn các hệ thống Internet Banking, Mobile Banking..cũng đƣợc hiện đại hóa, kết nối với các hệ thống thanh toán trong và ngoài nƣớc.