3.2.2 .Nhận biết rủi ro trong cho vay trung và dài hạn
4.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
4.2.3. Tăng cường giám sát hoạt động tín dụng
Giám sát hoạt động tín dụng là một yêu cầu cơ bản trong công tác quản lý hoạt động ngân hàng, để phòng ngừa tối đa rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần tiến hành hoạt động giám sát tín dụng theo từng khoản vay và theo cả danh mục tín dụng.
Giám sát từng khoản vay sẽ đƣợc giao cho từng cán bộ nhân viên tín dụng, theo dõi về tiến độ giải ngân, quá trình trả nợ của khách hàng, quá trình sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, có đạt hiệu quả nhƣ trong dự án đề ra không,… Cần theo dõi sát sao hoạt động của khách hàng, để có thể phát hiện kịp thời khi có bất cứ
dấu hiệu nào đáng ngờ xảy ra, từ đó có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, giảm thiểu tốn thất cho ngân hàng. Đối với công tác kiểm tra sau cho vay áp dụng một số phƣơng pháp sau:
- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: Qua hoạt động của tài khoản tiền gửi và tài khoản tiền vay sẽ phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lƣu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Việc biến động bất thƣờng của tài khoản sẽ phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính
- Phân tích báo cáo tài chính định kỳ: Đối với khách hàng vay thƣờng xuyên, ngân hàng sẽ yêu cầu gửi báo cáo tài chính định kỳ để ngân hàng kịp thời phân tích, phát hiện những thay đổi đáng chú ý trong khả năng trả nợ của khách hàng.
- Kiểm tra tình hình thực tế của khách hàng: kiểm tra hiện trạng hoạt động trong thời gian vay sẽ giúp cho ngân hàng có đƣợc những thông tin bổ ích nhƣ sự duy trì ý muốn trả nợ của khách hàng, thực trạng tổ chức sản xuất kinh doanh, thực trạng dự trữ hàng tồn kho, chất lƣợng tài sản đảm bảo.
- Kiểm tra tài sản bảo đảm: Việc kiểm tra đƣợc thực hiện bằng cách kiểm tra tại chỗ hiện trạng của tài sản và thông qua các báo cáo thƣờng kỳ của khách hàng về tình trạng của tài sản. Trong trƣờng hợp tài sản bị rủi ro nhƣ cháy, sạt lở, giá thị trƣờng biến động thì ngân hàng phải kịp thời điều chỉnh chính sách cho phù hợp với điều kiện mới.
- Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với các khách hàng khác: Trao đổi thông tin với các khách hàng có liên quan đến khách vay vốn để thể hiện tình hình kinh doanh, tiến độ mua bán hàng hóa, khả năng thanh toán, uy tín kinh doanh của khách hàng.
Giám sát toàn bộ danh mục tín dụng thƣờng sẽ do nhà quản lý đảm nhận. Công việc này hƣớng tới mục đích phát hiện một cách tập trung các dấu hiệu của rủi ro tín dụng, có cái nhìn tổng thể về hoạt động tín dụng của ngân hàng trong một thời gian nhất định thông qua các chỉ số, chỉ tiêu tài chính. Do đó, ngân hàng cần chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này thƣờng xuyên và định kỳ, để đƣa ra đƣợc biện pháp xử lý kịp thời, tránh xảy ra bất lợi cho đơn vị.