1.3.4 .Thiệt hại do rủi ro tín dụng
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
trung và dài hạn
Hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng mang tính tổng hợp cao, liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong hoạt động của ngân hàng. Vì thế có nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản trị rủi ro, tuy nhiên về cơ bản gồm có các nhóm nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng hay từ phía khách hàng và nhóm nhân tố khách quan từ môi trƣờng.
1.5.1. Nhóm các nhân tố chủ quan
a.Các nhân tố chủ quan từ phía ngân hàng
- Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng các cấp
Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng bởi mọi chính sách và việc thực thi các chính sách đều phải thông qua các cán bộ ngân hàng các cấp. Để công tác quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao thì đặt ra yêu cầu cao về trình độ của các các bộ nhân viên trực tiếp thực hiện.
Đối với các cán bộ cấp cao cần phải có khả năng quản lý, khả năng tổ chức và phân cấp hoạt động, khả năng tổng hợp và phân tích để có thể hệ thống mọi hoạt động và đặt ra các chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng.
Đối với các cán bộ nhân viên trực tiếp hoạt động kinh doanh thì khả năng đánh giá rủi ro liên quan đến từng đối tƣợng khách hàng và đạo đức nghề nghiệp là vô cùng quan trọng, nếu vi phạm nguyên tắc này thì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
- Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro trong ngân hàng
Đối với hoạt động của NHTM thì công tác quản trị rủi ro phải đƣợc tổ chức thật chặt chẽ, có hệ thống, có sự phân cấp phân quyền nhiệm vụ cũng nhƣ chịu trách
nhiệm cụ thể đối với từng cấp, từng bộ phận trong ngân hàng. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo sự giám sát và kiểm soát đối với mọi hoạt động trong toàn hệ thống cũng nhƣ có thể đánh giá và nhận định những rủi ro tiềm ẩn trong tƣơng lai. Đó là cơ sở đảm bảo cho mọi hoạt động trong ngân hàng trở lên hiệu quả hơn.
- Công nghệ ngân hàng trong quản trị rủi ro tín dụng
Công nghệ ngân hàng hiện đại là một trong những đòi hỏi quan trọng hàng đầu để hỗ trợ hoạt động quản trị đạt hiệu quả. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp hoạt động thu thập và xử lý thông tin có thể đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác, từ đó giúp cho việc ra các quyết định một cách kịp thời hơn. Đầu tƣ vào công nghệ là một xu hƣớng tất yếu của ngành Ngân hàng hiện nay, với dân số tại Việt Nam sử dụng internet ƣớc tính lên tới 52%, chi phí đầu tƣ công nghệ, kiểm soát rủi ro công nghệ lớn, nhƣng lợi ích đem lại sẽ rất lớn. Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết: “Sự phát triển của hệ thống NH trong thời gian qua có sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ. Công nghệ giúp nâng cao khả năng thanh toán, xây dựng ngân hàng số, ngân hàng điện tử cũng như việc
nâng cao năng lực quản trị ngân hàng”.
- Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
Hiệu quả hoạt động quản trị rủi to tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào ngân hàng có đề xuất và thực thi đúng theo các chính sách và quy trình tín dụng chặt chẽ, hợp lý hay không. Nếu chính sách tín dụng bất hợp lý có thể dẫn tới những tổn thất cho ngân hàng và gây khó khăn cho công tác quản trị rủi ro tín dụng,
- Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng
Hệ thống kiểm soát nội bộ là những chốt chặn quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nó quyết định tính chính xác và tin cậy của thông tin trong nội bộ hệ thống ngân hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả khi đƣợc tổ chức một cách có hệ thống, có sự phân cấp phân quyền giữa bộ phận quản lý và bộ phần điều hành đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm soát.
- Khả năng liên kết giữa các phòng ban, các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng.
Việc thực thi các chính sách, quy định phải đƣợc tiến hành một cách đồng bộ, tránh chồng chéo giữa các cấp, các bộ phận, Giữa Hội sở chính và các chi nhánh cũng nhƣ giữa các chi nhánh phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cung cấp thông tin cho nhau để đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn nhất, tránh đƣợc những rủi ro không đáng có do thiếu thông tin.
- Lĩnh vực kinh doanh và nhóm khách hàng mục tiêu của ngân hàng
Với mỗi ngân hàng khác nhau thì sẽ có những đặc thù khác nhau trong hoạt động và lĩnh vực kinh doanh của mình. Từ đó trong hoạt động kinh doanh ngân hàng sẽ xác định những nhân tổ tác động trọng yếu đến rủi ro tín dụng và hoạch định chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp.
- Năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh
Năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh đƣợc thể hiện trên nhiều yếu tổ khác nhau nhƣ Quy mô vốn chủ sở hữu, thị phần, số lƣợng chi nhánh, chất lƣợng nhân viên…Khi ngân hàng có năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh cao thì có thể dễ dàng tham gia vào hoạt động mang tính sinh lời cao nhƣng chứa đựng nhiều rủi ro vì thế có thể dễ dàng chống đỡ với các thay đổi của môi trƣờng hoạt động.
b. Các nhân tổ chủ quan từ phía khách hàng
Đặc điểm của khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Mỗi khách hàng lại có những nhu cầu tín dụng và dịch vụ khác nhau, dựa trên nhu cầu của khách hàng để quyết định chính sách tín dụng sẽ áp dụng, đây là nhân tố quan trọng cần xem xét trƣớc khi phân tích tín dụng và đánh giá mức độ rủi ro tín dụng.
Tính chất đặc thù của từng ngành nghề và thị trƣờng hoạt động cũng nhƣ các yếu tổ về quy mô, năng lực tài chính, năng lực quản lý điều hành của khách hàng quyết định mức độ rủi ro của đối tƣợng đó. Trình độ và ý thức trách nhiệm của khách hàng trong việc đảm bảo cung cấp thông tin cho ngân hàng một cách chính xác. Công tác quản trị rủi ro đòi hỏi phải đánh giá và giám sát hoạt động sử dụng
vốn của khách hàng thƣờng xuyên, mà nguồn thông tin quan trọng nhất là thông tin do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên độ tin vậy và chính xác của thông tin lại phụ thuộc và ý thức trách nhiệm của khách hàng, vì vậy ngân hàng phải xem xét một cách cẩn trọng trƣớc khi ra quyết định.
1.5.2. Các nhân tố khách quan
- Sự biến động của các nhân tố bất khả kháng
Trong môi trƣờng vĩ mô, có nhiều nhân tổ bất khả kháng tác động đến hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế nhƣ chiến tranh, biến động chính trị, thiên tai…Với đặc thù ngành ngân hàng mang tính nhạy cảm cao nên tác động của các biến động môi trƣờng vĩ mô có thể gây ra những hậu quả to lớn đối với ngân hàng. Vì vậy trong môi trƣờng kinh doanh nhiều biến động thì yêu cầu đối với hoạt động quản trị ngày càng cao, đặc biệt là trong công tác phòng ngừa và tài trợ rủi ro tín dụng.
- Các quy định trong chính sách tiền tệ: Hoạt động của ngân hàng chịu sự điều tiết trực tiếp và gián tiếp từ chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, do đó tùy theo sự thay đổi trong chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn mà ngân hàng cần có sự điều chỉnh trong hoạt động quản trị cũng nhƣ trong các công tác nghiệp vụ khác.
-Các quy định của pháp luật
Khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và chịu sự chi phối của rất nhiều các quy định pháp luật, vì vậy những biến động trong các quy định của pháp luật đòi hòi ngân hàng phải cập nhật và có những sự điều chỉnh chính sách tín dụng của mình để tránh những rủi ro.
-Sự phát triển và hỗ trợ của các kênh thông tin về khách hàng
Hiệu quả hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng phụ thuộc nhiều vào việc thu thập thông tin về khách hàng, Bất cứ ngân hàng nào cũng có những hạn chế về nhân sự, trình độ công nghệ…để thu thập thông tin về khách hàng một cách toàn diện và chính xác. Bên cạnh đó, thông tin về khách hàng rất đa dạng nên cần phải có sự hỗ trợ của các kênh thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách chuyên nghiệp để hỗ trợ hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng.